Câu hỏi tự luận Địa lí 7 chân trời sáng tạo Ôn tập Chương 3: Châu Phi (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 3: Châu Phi (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 7 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP CHƯƠNG 3

CHÂU PHI

Câu 1: Phân biệt cách thức khai thác thiên nhiên ở các môi trường tự nhiên ở châu Phi?

Trả lời:

Môi trường xích đạo

Môi trường 

nhiệt đới

Môi trường hoang mạc

Môi trường cận nhiệt

Cách thức khai thác thiên nhiên

- Hình thành các vùng chuyên canh cây dầu, cao,...) theo quy lớn nhằm mục đích xuất khẩu hoặc cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.

- Tại những khu vực khô hạn làm nương rẫy vẫn là hình thức canh tác phổ biến, cây trồng chính là lạc, bông, kê,...; chăn nuôi dê, cừu,... theo hình thức chăn thả.

- Ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm hình thành các vùng trồng cây ăn quả (chuối,... ) và cây công nghiệp (mía, chè, thuốc lá, bông, cà phê,...) với mục đích xuất khẩu.

- Một số nước cũng phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm cây nông nghiệp và sản phẩm chăn nuôi.

- Tại các ốc đảo, người dân trồng cây ăn quả (cam, chanh và đặc biệt là cây chà là) và một số cây lương thực (lúa mạch,....) trên những mảnh ruộng nhỏ. 

- Nhờ tiến bộ của kĩ thuật khoan sâu, nhiều mỏ dầu khí lớn, các mỏ khoáng sản và các túi nước ngầm được phát hiện. 

- Hoạt động du lịch phát triển 

- Tận dụng lợi thế khí hậu ở môi trường cận nhiệt các nước đã trong các loài cây ăn quả (nho, cam, chanh, ô liu,... ) có giá trị xuất khẩu và một số cây lương thực (lúa mi, ngô). - Hoạt động khai thác khoáng sản rất phát triển.

- Thuận lợi để phát triển các hoạt động du lịch.

Câu 2: Người dân châu Phi đã thực hiện những biện pháp gì để bảo vệ thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới?

Trả lời:

Ở môi trường nhiệt đới, cần chú ý xây dựng các công trình thuỷ lợi để đảm bảo nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân trong mùa khô.

Một số quốc gia châu Phi (Kê-nia, Tan-da-ni-a,...) đã thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên (vườn quốc gia) vừa đề bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, vừa phát triển du lịch sinh thái.

Câu 3: Nêu những biện pháp người dân châu Phi đã thực hiện để bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc?

Trả lời:

Biến đổi khí hậu và việc khai thác thiên nhiên không hợp lý của con người đã khiến diện tích hoang mạc ở châu Phi ngày càng mở rộng. Các nước trong khu vực đã có nhiều biện pháp như hợp tác để thành lập "vành đai xanh” chống lại tình trạng hoang mạc hoá,...

Các quốc gia hợp tác xây dựng “Bức tường xanh vĩ đại", rộng 15 km, dài 8 000 km, phủ tới 700 triệu ha đất khô cần, nơi sinh sống của trên 230 triệu người. “Bức tường xanh vĩ đại” trở thành vành đai bảo vệ và chống lại tình trạng hoang mạc hoả, biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường....

Câu 4: Các nước châu Phi đã thực hiện những chính sách gì để bảo vệ động vật hoang dã?

Trả lời:

Các quốc gia châu Phi đã và đang thực thi nhiều chính sách bảo vệ động vật hoang dã như:

- Một số quốc gia đã thành lập các khu bảo tồn tự nhiên, các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển để bảo vệ các loài động vật quý hiếm. Tính đến năm 2020, châu Phi có 218 vườn quốc gia và khu bảo tồn phân bố trên 35 quốc gia, trong đó có 79 khu dự trữ sinh quyển được công nhận.

- Tại một số quốc gia, việc săn bắn động vật hoang dã trong danh mục cấp phép với số lượng giới hạn là hợp pháp. Phần lớn các quốc gia đều có quy định rất nghiêm đối với việc săn bắn, mua bán động vật hoang dã.

Câu 5: Người dân châu Phi đã khai thác thiên nhiên ở môi trường hoang mạc như thế nào?

Trả lời:

Với hoang mạc chiếm phần lớn diện tích và đang có xu hướng mở rộng, hoạt động khai thác thiên nhiên nơi đây diễn ra không thuận lợi như các môi trường khác. Vì vậy, một số quốc gia đã ứng dụng công nghệ mới có thể thích ứng với điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên nhằm khai thác lãnh thổ có hiệu quả như khai thác, chế biến dầu mỏ và khí tự nhiên trong hoang mạc Xa-ha-ra, nhất là phần lãnh thổ thuộc Li-bi (Libya) và An-giê-ri (Algeria); dùng công nghệ tưới tiết kiệm nước và công nghệ nhà kính để thành lập các trang trại ở ốc đảo xây dựng các nhà máy điện mặt trời tổ chức các giải thể thao như đua xe trên hoang mạc tổ chức các hoạt động du lịch khám phá

Câu 6: Người dân châu Phi đã khai thác thiên nhiên ở môi trường xích đạo như thế nào?

Trả lời:

Môi trường xích đạo ẩm có khí hậu nóng. mưa nhiều, đất đai màu mỡ, rừng rậm Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, con người đã sử dụng đất để trồng cây công nghiệp quy mô lớn như: cọ dầu, ca cao, cao su và cây lương thực như ngô, lúa nước. Bên cạnh đó, các quốc gia cũng tiến hành khai thác khoáng sản như dầu mỏ, bô-xít,... Tuy vậy, người dân nơi đây đang phải đối mặt với những thách thức do diện tích rừng bị suy giảm, đất đai xói mòn,... ảnh hưởng đến hiệu quả của các hoạt động khai thác thiên nhiên.

Câu 7: Trình bày sự phân bố các di sản ở châu Phi?

Trả lời:

Châu Phi có nhiều di sản được Uỷ ban Di sản Thế giới (WHC) ghi danh. Đây là các di sản lịch sử về kiến trúc, điêu khắc, khảo cổ,... có giá trị nổi bật toàn cầu. Đến năm 2019, châu lục này có 54 di sản lịch sử thế giới phân bố trên 30 quốc gia, trong đó tập trung nhiều ở Cộng hoà Nam Phi, Ai Cập, Ma-rốc, Tuy-ni-di, An-giê-ri, Ê-ti-ô-pi, Kê-ni-a, Tan-da-ni-a, Cộng hoà Dân chủ Công-gô, Cốt-đi-voa, Xê-nê-gan,...

Câu 8: Tại sao nói châu Phi là một trong những cái nôi của loài người?

Trả lời:

Châu Phi là một trong những cái nôi của loài người.

Lịch sử châu Phi được bắt đầu với sự xuất hiện của người hiện đại Hô-mô Sa-pi-en ở Đông Phi, sau đó là sự ra đời của các nền văn minh cổ đại. Nền văn minh Ai Cập cổ đại là một trong những nền văn minh lâu đời nhất trên thế giới.

Câu 9: Quan sát bảng số liệu về tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của thế giới và châu Phi và nhận xét tỉ lệ tăng dân số tự nhiên ở châu Phi so với thế giới trong giai đoạn 1960 - 2019?

TỈ LỆ TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN CỦA CHÂU PHI VÀ THẾ GIỚI

GIAI ĐOẠN 1960 – 2019 (%)

                              Năm 

Châu lục/thế giới   

1960

1980

2000

2019

Châu Phi 

2,3

2,8

2,5

2,6

Thế giới

1,8

1,6

1,4

1,2

Trả lời:

Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của châu Phi luôn lớn hơn mức tăng trung bình của thế giới. Tỉ lệ gia tăng dân số trung bình của thế giới có xu hướng giảm qua từng giai đoạn nhưng tỉ lệ gia tăng dân số trung bình của châu Phi vẫn có xu hướng tăng.

- Năm 1960, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của châu Phi gấp 1,28 lần thế giới.

- Năm 2019, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của châu Phi gấp 2,17 lần thế giới.

Câu 10: Tại sao nói châu Phi là nơi có nhiều di sản lịch sử?

Trả lời:

Châu Phi là một trong những cái nôi của loài người với các di sản có lịch sử từ lâu đời như phép tính, giấy,... Đặc biệt, châu Phi có khá nhiều di sản lịch sử nổi tiếng được công nhận là di sản thế giới như: các kim tự tháp từ Gi-da (Giza) tới Đát-sua (Dahshur) ở Ai Cập, thành phố cổ Tim-bút-tu (Timbuktu) ở Ma-li (Mali), hoàng cung A-bô-mây (Abomey)

Câu 11: Trình bày tình trạng xuất cư của người dân châu Phi?

Trả lời:

Châu Phi có số người xuất cư nhiều hơn nhập cư. Phần lớn dân di cư chuyển đến châu  u, Bắc Mỹ, Tây Á và chủ yếu là những người trong độ tuổi lao động.

Câu 12: Trình bày tỉ suất gia tăng dân số ở châu Phi?

Trả lời:

Từ năm 2000 đến nay, với tỉ suất sinh cao và tỉ suất tử giảm dần, tỉ suất tăng dân số tự nhiên của châu Phi vẫn còn ở mức cao so với thế giới. Nhiều quốc gia ở châu Phi có tỉ suất tăng dân số tự nhiên trên 3%. Bên cạnh đó, tuổi thọ trung bình của người dân dẫn được cải thiện, tăng dần qua các năm.

Câu 13: Giải thích tại sao khí hậu châu Phi khô và hình thành những hoang mạc lớn?

Trả lời:

Khí hậu châu Phi khô, hình thành hoang mạc lớn nhất thế giới (Xa-ha-ra) vì:

+ Bờ biển châu Phi không bị cắt xẻ nhiều. Châu Phi là một lục địa hình khối. Kích thước châu Phi rất lớn. Ảnh hưởng của biển không vào sâu trong đất liền nên châu Phi có khí hậu khô.

+ Chí tuyến đi qua giữa Bắc Phi nên quanh năm Bắc Phi nằm dưới áp cao cận chí tuyến, thời tiết rất ổn định, không có mưa.

+ Phía bắc của Bắc Phi là lục địa Á – Âu, một lục địa lớn nên gió mùa đông bắc từ lục địa Á – Âu thổi vào Bắc Phi khô ráo, khó gây ra mưa.

+ Lãnh thổ Bắc Phi rộng lớn, lại có độ cao trên 200m nên ảnh hưởng của biển khó ăn sâu vào đất liền.

Câu 14: Những nhân tố nào làm cho châu Phi có khí hậu khô nóng?

Trả lời:

Châu Phi có khí hậu khô nóng, vì:

Phần lớn lãnh thổ nằm giữa hai chí tuyến.

Bờ biển châu Phi không bị cắt xẻ nhiều. Châu Phi là một lục địa hình khối. Kích thước châu Phi rất lớn. Ảnh hưởng của biển không vào sâu trong đất liền.

Câu 15: Quan sát bản đồ dưới đây và nêu sự phân bố khoáng sản của châu Phi? 

Trả lời:

Các khoáng sản chính

Sự phân bố

Dầu mỏ, khí đốt 

Đồng bằng ven biển Bắc Phi và Tây Phi (ven vịnh Ghi - nê),…

Sắt 

Dãy núi trẻ At – lat,..

Vàng

Khu vực Trung Phi (gần xích đạo), các cao nguyên ở Nam Phi

Côban, mangan, đồng, chì, kim cương, uranium

Các cao nguyên Nam Phi

Câu 16: Phân biệt đặc điểm các môi trường tự nhiên ở châu Phi?

Trả lời:

Môi trường xích đạo

Môi trường nhiệt đới

Môi trường hoang mạc

Môi trường cận nhiệt

Phạm vi

gồm bồn địa Công-gô và phía bắc vịnh Ghi-nê. 

phân bố ở hai bên môi trường xích đạo

chiếm diện tích lớn nhất, phân bố chủ yếu ở khu vực chí tuyến.

chỉ chiếm một phần lãnh thổ nhỏ ở phía bắc và nam châu Phi.

Khí hậu

Khi hậu nóng và ẩm điều hoà

Đi về phía chỉ tuyến, thảm thực vật chuyển từ kiểu rừng sang đồng cổ cao và cây bụi gai. 

Có khi hậu khắc nghiệt, ít mưa, biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn.

Mùa đông ấm, ẩm; mùa hạ nóng, khô

Thổ nhưỡng

Đất màu mỡ nên thuận lợi phát triển nông nghiệp.

Đất đỏ vàng là chủ yếu, có thể khai thác tốt cho nông nghiệp nếu đảm bảo được nước tưới.

Thổ nhưỡng không màu mỡ

Đất dễ thoát nước

Sông ngòi

Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước quanh năm. 

Sông ngòi có lưu lượng nước khá lớn nhưng thay đổi theo mùa.

Sông ngòi kém phát triển.

Mạng lưới sông ít phát triển.

Sinh vật

Giới sinh vật ở đây rất phát triển, đặc trưng là rừng thường xanh

Thảm thực vật chủ yếu là rừng thưa và xa van cây bụi. Nhờ nguồn thức ăn phong phú, xa van là nơi tập trung nhiều động vật ăn cỏ (ngựa vằn, sơn dương, hươu cao cổ,...) và động vật ăn thịt (sư tử, bảo gắm,...).

Thảm thực vật, kém phát triển.

Nơi đây phát triển cây lá cứng để hạn chế thoát nước.

Câu 17: Trình bày đặc điểm của các đới khí hậu ở châu Phi?

Trả lời:

Ngoài môi trường cận nhiệt thuộc đới ôn hoà, phần lớn thiên nhiên châu Phi thuộc môi trường đới nóng.

- Môi trường xích đạo: gồm bồn địa Công-gô và phía bắc vịnh Ghi-nê. Giới sinh vật ở đây rất phát triển, đặc trưng là rừng thường xanh. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước quanh năm. Đất màu mỡ nên thuận lợi phát triển nông nghiệp, năm màu mỡ

- Môi trường nhiệt đới: phân bố ở hai bên môi trường xích đạo. Đi về phía chí tuyến, thảm thực vật chuyển từ kiểu rừng sang đồng cổ cao và cây bụi gai. Sông ngòi có lưu lượng nước khá lớn nhưng thay đổi theo mùa. Đất đỏ vàng là chủ yếu, có thể khai thác tốt cho nông nghiệp nếu đảm bảo được nước tưới.

Môi trường hoang mạc: chiếm diện tích lớn nhất, phân bố chủ yếu ở khu vực chí tuyến. Thảm thực vật, sông ngòi kém phát triển.

– Môi trường cận nhiệt: chỉ chiếm một phần lãnh thổ nhỏ ở phía bắc và nam châu Phi. Nơi đây phát triển cây lá cứng để hạn chế thoát nước. Mạng lưới sông ít phát triển.

Câu 18: Trình bày đặc điểm sông, hồ của châu Phi?

Trả lời:

Nhìn chung, châu Phi có mạng lưới sông ngòi phân bố không đều. Nguồn cung cấp nước chủ yếu là nước mưa nên chế độ nước sông phụ thuộc chế độ mưa. Ở các hoang mạc rất ít sông, chỉ có dòng chảy vào mùa mưa và không có nước vào mùa khô. Ở bồn địa Công-gô và phía bắc vịnh Ghi-nê do mưa nhiều nên mạng lưới sông dày đặc, lượng nước lớn.

Châu Phi có một số hệ thống sông lớn: Công-gô, Nin, Dăm-be-di (Zambezi), Ni-giê (Niger).... Phần lớn các hệ thống sông chính ở châu Phi đổ nước vào các biển, vịnh biển,... thuộc Đại Tây Dương.

Các hỗ lớn của châu Phi phân bố chủ yếu ở Đông Phi. Hồ Vích-to-ri-a, Tan-ga-ni-ca (Tanganyka), Ma-la-uy (Malawi) là những hồ có diện tích lớn trên thế giới. Các hồ ở châu Phi là nguồn cung cấp nước ngọt và thuỷ sản quan trọng cho người dân trong vùng.

Câu 19: Trình bày đặc điểm khoáng sản của châu Phi?

Trả lời:

Châu Phi giàu tài nguyên khoáng sản: vàng, kim cương, sắt, dầu mỏ, khí tự nhiên, u-ra-ni-um, crôm, man-gan,... Nhiều loại khoáng sản quý có trữ lượng hàng đầu thế giới.

Khoáng sản ở châu Phi phân bố không đều. Khu vực Bắc Phi tập trung nhiều dầu mỏ; vàng và kim cương phân bố chủ yếu ở Nam Phi.

Hiện nay, khoáng sản đóng vai trò quan trọng để phát triển kinh tế ở một số quốc gia châu Phi.

Câu 20: Trình bày đặc điểm địa hình của châu Phi?

Trả lời:

Địa hình Châu Phi có địa hình bề mặt khá bằng phẳng, độ cao trung bình khoảng 750 m so với mực nước biển. Địa hình châu Phi cao về phía đông nam và thấp về phía tây bắc.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay