Câu hỏi tự luận Địa lí 7 chân trời sáng tạo Ôn tập Chương 4: Châu Mỹ (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 4: Châu Mỹ (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 7 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP CHƯƠNG 4

CHÂU MỸ

Câu 1: Trình bày vị trí địa lí của châu Mỹ?

Trả lời:

Châu Mỹ có diện tích khoảng 42 triệu km2, lớn thứ hai thế giới sau châu Á; nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây, trải dài từ vùng cực Bắc đến gắn châu Nam Cực. Vị trí của châu Mỹ nằm tách biệt với các châu lục khác và được bao bọc bởi các đại dương: Bắc Băng Dương ở phía bắc Thái Bình Dương ở phía tây và Đại Tây Dương ở phía đông.

Câu 2: Trình bày phạm vi của châu Mỹ?

Trả lời:

Châu Mỹ bao gồm ba khu vực: Bắc Mỹ gồm Ca-na-da (Canada) và Hoa Kỳ;

Trung Mỹ bao gồm dải đất từ Mê-hi-cô (Mexico) đến Panama (Panama) và các đảo, quần đảo trong biển Caribê; Nam Mỹ là vùng đất rộng lớn bao gồm nhiều quốc gia ở phía nam Pa-na-ma.

Câu 3: Việc C. Cô-lôm-bô tìm ra châu Mỹ có tác động như thế nào?

Trả lời:

Tác động tích cực của việc C. Cô-lôm-bộ phát kiến ra châu Mỹ:

Trong lịch sử, ngoài người châu  u còn có người châu Phi bị đưa đến châu Mỹ làm nô lệ, người châu Á đến châu Mỹ tìm cơ hội mới,... đã đẩy nhanh quá trình di cư đến châu Mỹ. Đồng thời, các hoạt động khai thác tài nguyên, thương mại, truyền giáo,... diễn ra mạnh mẽ đã tác động sâu sắc đến các cộng đồng bản địa, góp phần làm đa dạng bản sắc văn hoá của châu Mỹ như ngày nay.

Câu 4: Khí hậu Bắc Mĩ được phân chia thành những đới nào?

Trả lời:

Khí hậu của Bắc Mỹ có sự phân hoá đa dạng cả theo chiều bắc - nam và theo chiều đông – tây, bao gồm: Đới khí hậu cực và cận cực, đới khí hậu ôn đới, đới khí hậu cận nhiệt và đới khí hậu nhiệt đới.

Câu 5: Trình bày đặc điểm địa hình của Bắc Mỹ?

Trả lời:

Khu vực Bắc Mỹ có địa hình đa dạng, phân hoá theo chiều đông – tây: -

- Miền núi thấp và trung bình ở phía đông, bao gồm dãy núi già A-pa-lát (Appalachian), cao nguyên La-bra-do (Labrador).

- Miền đồng bằng là khu vực rộng lớn ở giữa, cao trung bình 200 - 500m, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, bao gồm đồng bằng Ca-na-đa, đồng bằng Lớn, đồng bằng Trung Tâm và đồng bằng Duyên Hải.

- Miền núi cao phân bố ở phía tây là địa hình hiểm trở nhất Bắc Mỹ, kéo dài 9 000 km theo chiều bắc - nam. Hệ thống núi Cooc-di-e (Cordillera) chiếm ưu thế, xen giữa các dãy núi là cao nguyên, bồn địa,... Ở đây có nhiều đình núi cao hơn 4.000m.

Câu 6: Trình bày đặc điểm của sông, hồ ở Bắc Mỹ?

Trả lời:

Bắc Mỹ có hệ thống sông, hỗ khá phát triển. Sông, hổ có nguồn cung cấp nước do băng tuyết tan và do mưa.

Bắc Mỹ có một số hệ thống sông lớn như: Xanh Lô-răng (Saint Laurent), Mi-xi-xi-pi (Mississippi), Ri-ô Gran-đê (Rio Grande),... Phần lớn các hệ thống sông đổ ra Đại Tây Dương. Mi-xi-xi-pi là hệ thống sông lớn nhất Bắc Mỹ với nhiều phụ lưu lớn. Chế độ dòng chảy của sông phụ thuộc nhiều vào chế độ mưa.

Bắc Mỹ có nhiều hồ, phần lớn phân bố ở phía bắc. Vùng Hồ Lớn là hệ thống hồ quan trọng nhất, gồm 5 hồ nối liền nhau: hồ Thượng, Huron (Huron), Mi-si-gân (Michigan), Ê-ri (Erie), Ôn-ta-ri-ô (Ontario).

Câu 7: Phân tích vấn đề đô thị hóa ở Bắc Mỹ?

Trả lời:

Quá trình đô thị hoá ở Bắc Mỹ gắn liền với quá trình công nghiệp hoá. Những khu vực phát triển công nghiệp sớm như vùng ven Hồ Lớn, vùng Đông Bắc Hoa Kỳ,... là nơi bắt đầu quá trình đô thị hoá ở Bắc Mỹ nên tập trung nhiều đô thị lớn, nổi bật là dài đô thị từ Bô-xtơn (Boston) den Oa-sinh-tơn (Washington).

Hiện nay, quá trình đô thị hoá ở Bắc Mỹ được thúc đẩy bởi các ngành dịch vụ và công nghệ cao. Các đô thị phát triển nhanh ở khu vực Tây Nam Hoa Kỳ. Những nơi thiên nhiên ít thuận lợi như phía bắc Ca-na-đa và khu vực nội địa Bắc Mỹ, đô thị thưa thớt hơn. Năm 2020, Bắc Mỹ có hơn 300 triệu người sinh sống ở khu vực đô thị, tỉ lệ dân số đô thị gần 83%. Hai siêu đô thị của Bắc Mỹ là Niu Oóc (New York) và Lốt An-giơ-lét (Los Angeles).

Câu 8: Tại sao các cao nguyên, bồn địa và sườn đông Cooc – đi – e mưa rất ít?

Trả lời:

Do các dãy núi thuộc hệ thống Cooc-đi-e kéo dài theo hướng bắc ngăn cản sự di chuyển của các khối khí từ Thái Bình Dương vào nên các cao nguyên, bồn địa và sườn đông Cooc-đi-e mưa rất ít.

Câu 9: Trình bày nguyên nhân suy giảm rừng A – ma – dôn?

Trả lời:

Trong nhiều năm, rừng A-ma-dồn được khai thác và sử dụng để canh tác nông nghiệp, khai thác khoáng sản, lấy gỗ, làm đường giao thông và phát triển thuỷ điện trong lưu vực sông. Vì vậy, diện tích rừng đang bị mất dần.

Câu 10: Nêu các biện pháp để bảo vệ rừng A – ma – dôn?

Trả lời:

Bảo vệ rừng A-ma-dôn là nhiệm vụ cấp bách và quan trọng trong bởi cành diện tích rừng bị suy giảm nhanh chóng. Các quốc gia trong khu vực rừng A-ma-dôn đã có nhiều biện pháp bảo vệ rừng tăng cường giám sát hoạt động khai thác rừng trồng phục hồi rừng, tuyên truyền và đẩy mạnh vai trò của người dân bản địa trong việc bảo vệ rừng.

Câu 11: Trình bày những nét đặc sắc trong văn hóa Mỹ La – tinh?

Trả lời:

Người dân Trung và Nam Mỹ sử dụng ngôn ngữ hệ La-tinh. Tiếng Bồ Đào Nha được sử dụng chủ yếu ở Bra-xin, tiếng Tây Ban Nha được sử dụng ở đa số các quốc gia còn lại.

Sự kết hợp của các nền văn hóa trên thế giới với nền văn hóa bản địa đã tạo nên nền văn hoá Mỹ La-tinh đặc sắc, phong phủ với lễ hội Ca-na-van (Carnival); các vũ điệu như Tăng-gô (Tango), Xan-xa (Salsa), Rum-ba (Rumba), Cha-cha-cha (Chachacha).....

Câu 12: Trình bày đặc điểm đô thị hóa ở Trung và Nam Mỹ?

Trả lời:

Trung và Nam Mỹ có tốc độ đô thị hoá cao. Năm 2020, tỉ lệ dân thành thị của khu vực chiếm hơn 80% số dân. Tuy vậy, đô thị hoá ở khu vực Trung và Nam Mỹ mang tính chất tự phát. Một trong những nguyên nhân là do quá trình cải cách ruộng đất không triệt để, khiến cho dân nghèo không có ruộng đất phải di dân từ nông thôn ra các thành phố lớn để tìm việc làm. Họ phải sống trong điều kiện khó khăn, chất lượng cuộc sống không đảm bảo.

Câu 13: Tốc độ đô hóa nhanh ở Trung và Nam Mĩ dẫn đến những hậu quả nào?

Trả lời:

Tốc độ đô thị hóa nhanh trong khi kinh tế còn chậm phát triển đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế – xã hội và môi trường. Ví dụ, 35 - 45% dân đô thị phải sống ở ngoại ô, trong các khu nhà ổ chuột, với những điều kiện khó khăn.

Câu 14: Phân bố dân cư ở Trung và Nam Mĩ có điểm khác biệt nổi bật nào so với Bắc Mĩ?

Trả lời:

- Dân cư Trung và Nam Mĩ phân bố trên mạch núi An-det, trong khi ở hệ thống núi Cooc-đi-e, dân cư phân bố thưa thớt.

- Dân cư Trung và Nam Mĩ phân bố thưa thớt trên đồng bằng sông A-ma-dôn, trong khi ở Bắc Mĩ dân cư tập trung rất đông đúc ở vùng đồng bằng Trung tâm.

Câu 15: Quá trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ và Bắc Mĩ có điểm gì khác biệt?

Trả lời:

- Quá trình đô thị hoá ở Bắc Mĩ gắn liền với quá trình công nghiệp hoá.

- Quá trình đô thị hoá ở Trung và Nam Mĩ diễn ra với tốc độ nhanh trong khi kinh tế còn chậm phát triển.

Câu 16: Trình bày thực trạng khai thác tài nguyên nước của người dân Bắc Mĩ?

Trả lời:

Bắc Mỹ là khu vực có nguồn nước ngọt rất dồi dào do có nhiều sông và hồ lớn. Nguồn nước ở đây được sử dụng tổng hợp trong nhiều lĩnh vực: giao thông thuỷ, phát triển thuỷ điện, cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và phục vụ sinh hoạt, nuôi trồng thuỷ sản, phát triển du lịch,...

Câu 17: Trình bày sự phân hóa tự nhiên ở Trung Mỹ theo chiều đông – tây?

Trả lời:

Ở Trung Mỹ, các sườn núi phía đông eo đất Trung Mỹ và các quần đảo có mưa nhiều, rừng rậm nhiệt đới bao phủ. Sườn núi phía tây eo đất Trung Mỹ mưa ít nên phát triển xavan và rừng thưa, cây bụi.

Câu 18: Trình bày sự phân hóa tự nhiên theo chiều cao?

Trả lời:

Do địa hình núi cao, có nhiều đình vượt quá 6.000 m nên thiên nhiên miền núi An-đét có sự thay đổi theo chiều cao rõ rệt.

Ở dưới thấp, vùng Bắc và Trung An-đét thuộc khí hậu nóng và ẩm ướt nên cảnh quan phổ biến là rừng xích đạo xanh quanh năm rậm rạp. Vùng Nam An-đét thuộc khí hậu ôn hòa, rừng cận nhiệt và ôn đới phát triển.

Càng lên cao, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, các cảnh quan tự nhiên cũng thay đổi theo, trên các đỉnh núi cao có băng tuyết.

Câu 19: Giải thích tại sao hoang mạc lại hình thành ở dải đất duyên hải phía tây An – đét?

Trả lời:

Hoang mạc A-ta-ca-ma hình thành ven biển, do ảnh hưởng của dòng biển lạnh Peru. Dòng biển lạnh Peru rất lạnh chảy sát bờ biển, làm cho hơi nước từ biển vào đi qua dòng biển này gặp lạnh ngưng đọng thành sương mù.

Khi không khí vào đến đất liền đã mất hơi nước, trở nên khô; mưa rất hiếm tạo điều kiện cho hoang mạc phát triển.

Câu 20: Thiên nhiên ở đồng bằng duyên hải phía tây của vùng Trung An – đét và đồng bằng Pam – pa có gì khác biệt?

Trả lời:

- Đồng bằng Pam-pa là một thảo nguyên rộng mênh mông, địa hình cao dần về phía dãy An-đet. Lượng mưa từ 1000mm – 1200mm, phân bố theo mùa.

- Đồng bằng duyên hải phía tây của vùng Trung Andet, do ảnh hưởng của dòng biển lạnh, quanh năm hầu như không mưa nên trở thành vùng khô hạn nhất châu lục. Phần lớn mặt đất đều trơ trụi, lơ thơ một vài loài cây xương rồng hoặc cây bụi gai nhỏ.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay