Câu hỏi tự luận Địa lí 7 chân trời sáng tạo Ôn tập Chương 4: Châu Mỹ (P3)

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 4: Châu Mỹ (P3). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 7 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP CHƯƠNG 4

CHÂU MỸ

Câu 1: Trình bày đặc điểm của rừng A-ma-dôn?

Trả lời:

Đặc điểm của rừng A-ma-dôn:

Rừng A-ma-dôn là rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, với diện tích hơn 5,5 triệu km?. Rừng trải rộng trên nhiều quốc gia chủ yếu ở Bra-xin (chiếm 60% diện tích). Với khí hậu nóng ẩm, rừng A-ma-dôn có mức độ đa dạng sinh học rất cao.

Rừng gồm 5 - 6 táng cây với các cây vợt tấn có thể cao trên 50 m, dưới đó là các cây gỗ lớn, các cây bụi thấp cùng hệ thống dây leo chằng chịt. Thành phần loài động, thực vật trong rừng hết sức phong phú, đa dạng với hàng triệu loài côn trùng, hàng nghìn loài chim, thủ, bò sát và hàng chục nghìn loài thực vật.

Rừng A-ma-dân được xem là lá phổi xanh" của Trái Đất, cung cấp oxy cho sự sống, đóng vai trò quan trọng trong điều hoà khí hậu là nguồn dự trữ sinh học quý giá của toàn cầu.

Câu 2: Khai thác rừng A-ma-dôn dẫn đến những hậu quả gì?

Trả lời:

Năm 2016, rừng nhiệt đới A-ma-dôn đã mất khoảng 3,4 triệu ha diện tích rừng nguyên sinh và năm 2020 mất khoảng 2,3 triệu ha. Hoạt động khai thác rừng quá mức gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, là một trong những nguyên nhân làm biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, các vụ cháy rừng cũng làm suy giảm số lượng loài động, thực vật nơi đây.

Câu 3: Tại sao nói rừng nhiệt đới A-ma-dôn có vai trò sinh thái rất quan trọng?

Trả lời:

Nhiệt đới A-ma-dôn có vai trò sinh thái rất quan trọng:

- Rừng A-ma-dôn chịu trách nhiệm tạo ra 50 – 75% lượng mưa tại vùng A-ma-dôn, độ ẩm từ A-ma-dôn cũng ảnh hưởng đến lượng mưa ở Tây và Trung Mỹ, do đó rừng A-ma-dôn đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa lượng mưa ở Nam Mỹ.

- Rừng A-ma-dôn đang lưu trữ 86 tỉ tấn carbon, nếu lượng carbon này thoát ra, Trái Đất sẽ lâm nguy, do đó rừng nhiệt đới A-ma-dôn giúp ổn định nhiệt độ toàn cầu.

- Rừng A-ma-dôn được xem là “lá phổi xanh” của Trái Đất, cung cấp oxy cho sự sống.

- Di sản thiên nhiên của nhân loại.

Câu 4: Trình bày quy mô dân số Trung và Nam Mỹ?

Trả lời:

Trung và Nam Mỹ có quy mô dân số lớn (gần 654 triệu người, năm 2020), tỷ suất tăng dân số tự nhiên thấp (0,9%, năm 2020) và đang có xu hướng giảm. Dân cư Trung và Nam Mỹ tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng ven biển có điều kiện tự nhiên thuận lợi, các vùng ở sâu trong nội địa, đặc biệt ở khu vực rừng A-ma-dôn, dân cư phân bố rất thưa thớt. Năm 2020, mật độ dân số trung bình của khu vực là 33 người/km².

Câu 5: Trình bày nguồn gốc dân cư Trung và Nam Mỹ?

Trả lời:

Dân cư Trung và Nam Mĩ bao gồm người bản địa, người nhập cư và người lại. Người bản địa chủ yếu là người Anh-điêng thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it di cư từ châu Á sang. Từ cuối thế kỉ XVI, đa số người nhập cư là người châu  u gốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Đến thế kỉ XVII, người nhập cư chủ yếu là người châu Phi. Sự hoà huyết giữa người gốc  u, người gốc Phi và người Anh-điêng bản địa đã tạo nên sự đa dạng trong nguồn gốc dân cư của Trung và Nam Mỹ.

Câu 6: Tại sao khu vực Trung và Nam Mỹ có tốc độ đô thị hóa cao?

Trả lời:

Trung và Nam Mĩ có tốc độ đô thị hóa cao chủ yếu là do quá trình đô thị hóa tự phát với nhiều nguyên nhân khác nhau như tìm kiếm việc làm, tị nạn...

Câu 7: Tại sao nói phần lớn cư dân Trung và Nam Mĩ là người lai và có nền văn hóa Mỹ Latinh độc đáo?

Trả lời:

- Dân cư Trung và Nam Mĩ phần lớn là người lai do sự hòa huyết giữa người Âu gốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha thuộc nhóm ngôn ngữ Latinh với người gốc Phi và người Anh-điêng bản địa.

- Trung và Nam Mĩ có nền văn hóa Mỹ latinh độc đáo, do kết hợp từ ba dòng văn hóa: Âu, Phi và Anh-điêng.

Câu 8: Nêu các bộ phận lãnh thổ của khu vực Trung và Nam Mỹ?

Trả lời:

Khu vực Trung và Nam Mĩ bao gồm eo đất Trung Mỹ, các đảo và quần đảo trong biển Ca-ri-bê và toàn bộ lục địa Nam Mỹ. Do lãnh thổ rộng lớn lại trải dài trên nhiều vĩ độ nên tự nhiên có sự phân hoá theo chiều đông - tây, theo chiều bắc - nam và theo chiều cao.

Câu 9: Đặc điểm tự nhiên của Trung và Nam Mĩ được phân hóa theo những tiêu chí nào?

Trả lời:

Đặc điểm tự nhiên của Trung và Nam Mĩ được phân hóa theo chiều đông – tây, theo chiều bắc – nam và theo đai cao.

Câu 10: Trình bày sự phân hóa tự nhiên theo chiều đông – tây ở Nam Mỹ?

Trả lời:

Ở Nam Mỹ, sự phân hóa tự nhiên theo chiều đông – tây theo các khu vực địa hình rất rõ nét: các sơn nguyên ở phía đông, đồng bằng ở giữa và núi ở phía tây.

+ Phía đông là các sơn nguyên: sơn nguyên Guy-a-na (Guyana) được hình thành từ lâu đời và bị bào mòn mạnh, trở thành miền đồi và núi thấp; khí hậu nóng ẩm, rừng rậm rạp. Sơn nguyên Braxin (Brazil) có bề mặt bị cắt xẻ, rìa phía đông có núi thấp xen các cao nguyên núi lửa; đất tốt nhưng khí hậu khô hạn hơn nên cảnh quan rừng thưa và xavan là chủ yếu.

+ Ở giữa là các đồng bằng, bao gồm: đồng bằng La-nốt (Llanos), đồng bằng A-ma-dôn (Amazon), đồng bằng La Plata (La Plata) và đồng bằng Pampa (Pampa). Đồng bằng A-ma-dôn là đồng bằng rộng và bằng phẳng nhất thế giới, nằm trong khu vực khí hậu xích đạo nóng ẩm, mưa quanh năm nên toàn bộ đồng bằng được rừng rậm bao phủ. Các đồng bằng còn lại có mưa ít nên thực vật chủ yếu là xavan và cây bụi.

+ Phía tây là miền núi trẻ An-đét (Andes) cao trung bình từ 3 000 – 5000 m, gồm nhiều dãy núi song song so le nhau, xen giữa là các thung lũng và cao nguyên. Cảnh quan có sự khác biệt giữa sườn đông và sườn tây.

Câu 11: Phân tích điểm giống và khác nhau giữa địa hình của Bắc Mĩ và Nam Mĩ?

Trả lời:

- Giống nhau: cấu trúc địa hình của Trung và Nam Mĩ tương tự với cấu trúc địa hình của Bắc Mĩ.

- Khác nhau:

Bắc Mĩ

Nam Mỹ

Núi

- Bắc Mĩ có núi già A-pa-lat ở phía đông

- Nam Mỹ là các cao nguyên

Hệ thống Cooc-đi-e của Bắc Mĩ là hệ thống núi và sơn nguyên chiếm gần một nửa lục địa Bắc Mĩ

Hệ thống An-đét cao và đồ sộ hơn, nhưng chiếm tỉ lệ diện tích không đáng kể so với hệ thống Cooc-đi-e ở Bắc Mĩ

Đồng bằng

Đồng bằng trung tâm Bắc Mĩ là đồng bằng cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam

Đồng bằng trung tâm Nam Mĩ là một chuỗi các đồng bằng nối với nhau từ đồng bằng Ô-ri-nô-cô đến đồng bằng A-ma-dôn và đồng bằng Pam-pa. Tất cả đều là đồng bằng thấp, chỉ trừ phía nam đồng bằng Pam-pa cao lên thành một cao nguyên.

Câu 12: Ở Trung và Nam Mĩ có những kiểu môi trường chính nào?

Trả lời:

Rừng thưa và xavan phát triển ở vùng trung tâm và phía tây sơn nguyên Bra-xin.

Thảo nguyên khô phát triển trên cao nguyên phía đông An-đét thuộc Ac-hen-ti-na.

Rừng xích đạo điển hình nhất trên thế giới bao phủ đồng bằng A-ma-dôn.

Hoang mạc A-ta-ca-ma hình thành ở ven biển phía tây dãy An-đét.

Câu 13: Cơ cấu của các trung tâm công nghiệp phía nam Hồ Lớn và duyên hải Đại Tây Dương có sự thay đổi như thế nào?

Trả lời:

Các trung tâm công nghiệp phía nam Hồ Lớn và duyên hải Đại Tây Dương đã phải thay đổi cơ cấu: giảm bớt hoạt động của các ngành truyền thống để tập trung vào các ngành công nghiệp đòi hỏi kỹ thuật cao, đồng thời các ngành dịch vụ cũng được đặc biệt quan tâm phát triển.

Câu 14: Các trung tâm kinh tế quan trọng ở Bắc Mĩ có vai trò như thế nào?

Trả lời:

Mỗi trung tâm kinh tế có một số ngành công nghiệp quan trọng. Các trung tâm kinh tế này không chỉ đóng vai trò đầu tàu, kết nối và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khu vực mà còn kết nối các trung tâm kinh tế toàn cầu.

Câu 15: Trình bày phương thức khai thác bền vững tài nguyên rừng của Bắc Mĩ?

Trả lời:

Bắc Mỹ có nguồn tài nguyên rừng rất lớn, bao gồm rừng lá kim, rừng hỗn hợp, rừng lá rộng,... Một lượng lớn gỗ đã được khai thác dùng cho công nghiệp sản xuất giấy và chế biến gỗ. Bên cạnh việc khai thác, các quốc gia Bắc Mỹ cũng đưa ra nhiều biện pháp để bảo vệ rừng như ban hành luật bảo vệ rừng, quy định trồng mới rừng sau khi khai thác,...

Câu 16: Trình bày phương thức khai thác bền vững tài nguyên sinh vật của Bắc Mĩ?

Trả lời:

Do có vị trí tiếp giáp với ba đại dương lớn nên nguồn tài nguyên sinh vật biển của Bắc Mỹ rất đa dạng. Hằng năm, một lượng lớn thuỷ hải sản được đánh bắt, đáp ứng nhu cầu thực phẩm của người dân. Để đảm bảo sự phát triển của nguồn lợi thuỷ hải sản, các nước ở Bắc Mỹ đã có những quy định rất chặt chẽ về thời gian đánh bắt, kích thước và số lượng hải sản được đánh bắt cho mỗi loại phương tiện cụ thể.

Câu 17: Trình bày phương thức khai thác bền vững tài nguyên khoáng sản của Bắc Mĩ?

Trả lời:

Hiện nay, các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch như: năng lượng mặt trời, gió, địa nhiệt, thuỷ triều,... đang được sử dụng thay thế dẫn cho nguồn năng lượng hoá thạch. Xu hướng này mang lại nhiều lợi ích kinh tế đồng thời bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững.

Câu 18: Tại sao nói “Bắc Mĩ là vùng đất của những người nhập cư”?

Trả lời:

Bắc Mỹ là vùng đất của những người nhập cư là bởi đây là nơi tập trung của tất cả các chủng tộc trên thế giới với thành phần chủng tộc đa dạng. Đại bộ phận dân cư Bắc Mĩ là người nhập cư.

Câu 19: Chủng tộc Nê – grô – it có mặt ở châu Mĩ do đâu?

Trả lời:

Trong quá trình xâm chiếm châu Mỹ, thực dân da trắng đã cưỡng bức người da đen thuộc chủng tộc Nê-grô-it từ châu Phi sang làm nô lệ, khai thác đất hoang, lập đồn điền trồng bông, thuốc lá, mía, cà phê,...

Câu 20: Cơ cấu của các trung tâm công nghiệp phía nam Hồ Lớn và duyên hải Đại Tây Dương có sự thay đổi như thế nào?

Trả lời:

Các trung tâm công nghiệp phía nam Hồ Lớn và duyên hải Đại Tây Dương đã phải thay đổi cơ cấu: giảm bớt hoạt động của các ngành truyền thống để tập trung vào các ngành công nghiệp đòi hỏi kỹ thuật cao, đồng thời các ngành dịch vụ cũng được đặc biệt quan tâm phát triển.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay