Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều Ôn tập Chủ đề 7 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều Ôn tập Chủ đề 7 Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 7

QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN

Câu 1: Hai cơ sở chế biến thực phẩm của ông T và ông K ở cạnh nhau, cùng xả thải chất thải chưa qua xử lý ra môi trường, gây ô nhiễm. Tuy nhiên, Trưởng đoàn thanh tra chỉ lập biên bản xử phạt và đình chỉ hoạt động đối với cơ sở chế biến của ông K còn cơ sở chế biến của ông T vẫn hoạt động bình thường. Theo ông K, việc làm đó là vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Trưởng đoàn thanh tra vẫn khẳng định mình thực hiện đúng quy định của pháp luật và yêu cầu ông hợp tác và thực hiện. Ông K bức xúc vì quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật bị xâm phạm.

Theo em, Trưởng đoàn thanh tra có vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật không? Vì sao?

Trả lời:

Trong trường hợp này, Trưởng đoàn thanh tra đã thiếu sót trong việc điều tra và xác nhận các thông tin liên quan đến tình hình ô nhiễm do các cơ sở sản xuất của ông T và ông K gây ra. Nên đoàn thanh tra có vi phạm về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật vì:

+ Ông T và ông K vi phạm các lỗi như nhau thì phải bị phạt như nhau.  + Ông T và ông K vi phạm các lỗi như nhau thì phải bị phạt như nhau.

+ Không xem xét lại tình hình khi có ý kiến bào chữa từ phía công dân, không lắng nghe ý kiến của người dân. + Không xem xét lại tình hình khi có ý kiến bào chữa từ phía công dân, không lắng nghe ý kiến của người dân.

Câu 2: Em K bị khuyết tật từ nhỏ, việc đến trường vẫn luôn là ước mơ của em từ khi còn nhỏ, nhưng do điều kiện đi lại khó khăn nên em đành phải dừng lại việc học của em từ rất sớm. Sau này dựa vào chính sách dạy nghề cho người khuyết tật, em được học các nghề thủ công, em có công việc làm, kiếm ra được những đồng tiền bằng chính bàn tay của mình, em thấy mình có ích cho xã hội và ngày càng trở nên lạc quan hơn về cuộc sống. Theo em, việc nhà nước quan tâm đến mọi cá nhân trong xã hội, tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội để phát triển thể hiện chủ trương gì của Đảng và Nhà nước?

Trả lời:

Sự công bằng giữa các người dân ở Việt Nam là tất cả mọi người đều được hưởng các quyền lợi và có các nghĩa vụ như nhau đối với Đảng và Nhà nước. Đối với các cá nhân kém may mắn, những người trong hoàn cảnh đặc biệt, luôn được tạo trao các cơ hội để có cơ hội hòa nhập, có cơ hội để vượt lên chính mình, trở thành người có ích trong xã hội.

Câu 3: Chính phủ đưa ra mục tiêu tất cả trẻ em trong độ tuổi đều được đến trường, thực hiện chủ trương này của nhà nước, tỉnh X đã hỗ trợ cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn mà có con đang theo học ở các cấp những khoản hỗ trợ để các em có thể có điều kiện để đến trường và hoàn thành được việc học hành. Qua nhiều năm thực hiện tình trạng trẻ em bỏ học theo bố mẹ lên nương rẫy giảm đáng kể, nhiều em tốt nghiệp cao đẳng, đại học có việc làm ổn định. Theo em, sự bình đẳng của công dân được thể hiện trong tình huống trên là gì?

Trả lời:

Sự bình đẳng được thể hiện trong tình huống trên là: Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp đỡ các em học sinh trong độ tuổi đến trường được tiếp cận với con chữ, giúp các em được tiếp cận với giáo dục, phát triển khả năng của bản thân.

Câu 4: Chị H là người tật nguyền, từ nhỏ việc đi lại của chị đã gặp rất nhiều khó khăn, chị muốn được học lên Đại học và được làm công việc mà mình mơ ước. Bố mẹ chị luôn  có suy nghĩ là người tật nguyền sẽ không thể theo được các chương trình học tập áp lực tại trường và không muốn cho chị học lên tiếp.Theo em nhà nước ta có tạo điều kiện gì để người tật nguyền có thể theo học lên cao không?

Trả lời:

Luật của Nhà nước Việt Nam quy định, tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng như nhau ở mọi phương diện, mặc dù chị H là người tật nguyền nhưng chỉ cần chị có mong muốn được đến trường học tiếp, Nhà nước và trường học sẽ tạo mọi điều kiện giúp đỡ để chị có thể theo được các chương trình học.

Câu 5: Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, em trai V muốn theo học ngành sư phạm mầm non. V khuyên em trai không nên học ngành này vì rất khó xin việc do phần lớn các trường chỉ nhận giáo viên mầm non là nữ.

Em hãy xác định nội dung của bình đẳng giới trong trường hợp trên.

Trả lời:

Theo Khoản 2 Điều 14 Luật Bình đẳng giới năm 2006, nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo

Câu 6: Gia đình ông P có xưởng sản xuất, chế tạo nhôm, chất thải của xưởng rất độc hại. Lợi dụng thời gian buông lỏng của chính quyền địa phương, nhà ông P thường xả thải các chất thải trực tiếp ra môi trường. Nếu em là người dân sống quanh khu dân cư em sẽ làm gì?  

Trả lời:

Nếu em là người dân sống quanh khu dân cư, trước hết em sẽ có những lời lẽ để nhắc nhở ông P về những việc làm không đúng của mình. Nếu ông P không có ý định sửa sai thì sẽ báo cáo những việc làm đó lên cơ quan chức năng, để cơ quan chức năng có các biện pháp giải quyết.

Câu 7: Chị A và chị B có xích mích với nhau ngoài chợ nên đã bị công an xã đưa về trụ sở để xử lý, tại đó chị B đã cố gắng đút lót cho công an xã để nhận được phần đúng về mình. Em hãy dự đoán tình tiết tiếp theo của sự việc.

Trả lời:

Tình tiết tiếp theo của sự việc có thể xảy ra là: công an sẽ không nhận tiền của chị B và phạt chị B về tội cố gắng đút lót cho người đang thi hành công vụ.

Câu 8: Em hãy cho biết khái niệm của bình đẳng giới? 

Trả lời:

Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

Câu 9: Em hãy cho biết mục tiêu bình đẳng giới là gì?   

Trả lời:

Theo quy định Điều 4, Luật Bình đẳng giới 2006, mục tiêu bình đẳng giới là xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

Câu 10: Em hãy cho biết ý nghĩa của việc bình đẳng giới.   

Trả lời:

Ý nghĩa của bình đẳng giới:

+ Quyền bình đẳng giới nhằm xóa bỏ phân biệt đối xử về giới. + Quyền bình đẳng giới nhằm xóa bỏ phân biệt đối xử về giới.

+ Tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế – xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ; đồng thời thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. + Tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế – xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ; đồng thời thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

Câu 11: Đảng và Nhà nước đã thực hiện những gì để đảm bảo quyền bình đẳng giới?   

Trả lời:

Để đảm bảo quyền bình đẳng giới thực chất, Đảng và Nhà nước quy định các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trên các lĩnh vực chính trị, giáo dục và đào tạo, lao động, gia đình, kinh tế, xã hội. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt, đối xử về giới.

Câu 12: Công dân có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền bình đẳng giới.

Trả lời:

Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền bình đẳng giới:

Công dân cần tìm hiểu về các quy định pháp luật về bình đẳng giới, thực hiện đúng các quy định về bình đẳng giới. Có ý thức thực hiện và vận động mọi người thực hiện quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giới, đồng thời phê phán hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới. Thực hiện quy định về bình đẳng giới là trách nhiệm của mỗi cá nhân.

Câu 13: Để thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, pháp luật nước ta quy định như thế nào?

Trả lời:

- Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lí nhà nước, tham gia hoạt động xã hội, tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức. - Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lí nhà nước, tham gia hoạt động xã hội, tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức.

- Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng xử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp. - Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng xử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

Câu 14: Em hãy nêu về quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị.

Trả lời:

- Quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị:  - Quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị:

+ Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội. + Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội.

+ Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức. + Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.

+ Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp. + Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

+ Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức. + Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức.

- Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm: - Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm:

+ Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; + Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới;

+ Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới. + Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.

Câu 15: Em hãy nêu quyền về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế.

Trả lời:

+ Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động. + Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động.

+ Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm: + Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm:

+ Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính theo quy định của pháp luật. + Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính theo quy định của pháp luật.

+ Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật. + Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật.

Câu 16: Chị T được cơ quan cử tham gia khóa đào tạo về chuyển đổi số trong lĩnh vực khoa học môi trường tại nước ngoài. Chị T muốn đi nhưng chồng chị không đồng ý vì cho rằng lĩnh vực này nhiều thách thức, tính cạnh tranh cao nên không phù hợp với nữ.

Em hãy xác định nội dung của bình đẳng giới trong trường hợp trên.

Trả lời:

Theo Khoản 2 Điều 15 Luật Bình đẳng giới năm 2006, nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận các khóa đào tạo về khoa học và công nghệ, phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ và phát minh, sáng chế.

Câu 17: Em hãy cho biết về các biện pháp để thúc đẩy quyền bình đẳng giới.

Trả lời:

Để thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam là một hành trình dài đòi hỏi sự nỗ lực của các cơ quan, bộ máy chính trị và mọi tầng lớp nhân dân. Có một số giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy bình đẳng giới ở nước ta như sau:

+ Thứ nhất, nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về bình đẳng giới. + Thứ nhất, nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về bình đẳng giới.

+ Thứ hai, hoàn thiện và củng cố hệ thống quy định, pháp lý, thực hiện các chính sách, chủ trương nhằm thúc đẩy bình đẳng giới. + Thứ hai, hoàn thiện và củng cố hệ thống quy định, pháp lý, thực hiện các chính sách, chủ trương nhằm thúc đẩy bình đẳng giới.

+ Thứ ba, thu hẹp khoảng cách về giới trong mọi khía cạnh của đời sống như trong gia đình, trong công việc, trong lĩnh vực chính trị – xã hội. + Thứ ba, thu hẹp khoảng cách về giới trong mọi khía cạnh của đời sống như trong gia đình, trong công việc, trong lĩnh vực chính trị – xã hội.

+ Thứ tư, tuyên dương, khen thưởng và lan rộng các mô hình tiêu biểu về bình đẳng giới, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền trong toàn thể nhân dân. + Thứ tư, tuyên dương, khen thưởng và lan rộng các mô hình tiêu biểu về bình đẳng giới, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền trong toàn thể nhân dân.

Câu 18: Em hãy nêu vai trò của cơ quan quản lý nhà nước đối với vấn đề bình đẳng giới.

Trả lời:

Vai trò của cơ quan nhà nước trong vấn đề bình đẳng giới:

+ Xây dựng và trình Chính phủ ban hành chiến lược, chính sách, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới. + Xây dựng và trình Chính phủ ban hành chiến lược, chính sách, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.

+ Xây dựng và trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành, hướng dẫn theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới. + Xây dựng và trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành, hướng dẫn theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới.

+ Tham gia đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. + Tham gia đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

+ Tổng kết, báo cáo Chính phủ việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới. + Tổng kết, báo cáo Chính phủ việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.

+ Chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ trong quản lý nhà nước về bình đẳng giới. + Chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ trong quản lý nhà nước về bình đẳng giới.

+ +  Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bình đẳng giới.

Câu 19: Doanh nghiệp tư nhân A và doanh nghiệp tư nhân B đều kinh doanh lắp đặt hệ thống điện và có trụ sở tại tỉnh X. Sau khi được tư vấn pháp luật về việc mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp A và doanh nghiệp B đã lập hồ sơ mở chi nhánh tại tỉnh Y và được chấp nhận. Khi biết chi nhánh kinh doanh mới mở của doanh nghiệp A có mức thuế phải đóng thấp hơn chi nhánh kinh doanh của doanh nghiệp B,  ông T tìm hiểu thì được biết do chi nhánh của doanh nghiệp B sử dụng lao động nữ nên được ưu đãi về thuế.

Nếu là cán bộ thuế, em sẽ giải thích như thế nào để ông T hiểu về trường hợp chi nhánh của doanh nghiệp tư nhân B sử dụng nhiều lao động nữ sẽ được ưu đãi về thuế?

Trả lời:

Nếu là cán bộ thuế, em sẽ giải thích về quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế lao động giúp cho tất cả mọi người đều có cơ hội làm việc theo đúng năng lực của bản thân và được hưởng lợi ích xứng đáng với công việc bản thân đã làm.

Câu 20: Trong quá trình tham gia phỏng vấn chị V nhận ra rằng các lao động nam được trả tiền lương cao hơn các lao động nữ. Chị V nên làm gì để chứng minh với công ty cả nam và nữ đều có thể hoàn thành công việc một các hiệu quả nhất? 

Trả lời:

Để chứng minh cho mọi người thấy cả lao động nam và lao động nữ đều có thể hoàn thành các công việc một cách hiệu quả nhất chị V cần: Làm tốt các nhiệm vụ của mình được giao, học hỏi tích lũy thêm kỹ năng vào các nhiệm vụ mới, giúp đỡ đồng nghiệp trong quá trình làm việc.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay