Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều bài 15: Quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo

Bộ câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều  bài 15: Quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo , Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều.

BÀI 15: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

 (19  câu)

 

  1. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Em hãy cho biết khiếu nại và tố cáo của nhân dân được hiểu như thế nào?

Trả lời:

+ Khiếu  nại là việc công  dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ  tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền  xem xét lại quyết  định  hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết  định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp  pháp  của  mình.

+ Tố cáo là việc công dân theo thủ  tục do Luật Tố cáo quy  định báo cho cơ  quan, tổ chức, cá  nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây  thiệt  hại lợi  ích của Nhà  nước,  quyền, lợi ích  hợp  pháp  của  công  dân, cơ  quan, tổ  chức”.

Câu 2: Em hiểu như thế nào là quyền khiếu nại của công dân?

Trả lời:

Quyền của công dân về khiếu nại bao gồm:

Công dân có quyền tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện quyền khiếu nại; tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại; được quyền nhận các thông tin liên quan đến quá trình giải quyết khiếu nại trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước.

Được yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại;

Đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về chứng cứ đó; nhận văn bản trả lời về việc thụ lí giải quyết khiếu nại, nhận quyết định giải quyết khiếu naijl được khôi phục quyền, lượi

Câu 3: Em hãy cho biết nghĩa vụ của người tố cáo được pháp luật hiện hành quy định như thế nào?

Trả lời:

Nghĩa vụ của người tố cáo:

Cung cấp các thông tin cá nhân; trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình; hợp tác với người giải quyết tố cáo khi có yêu cầu; bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật mà mình gây ra.

Câu 4: Em hãy cho biết nghĩa vụ của người khiếu nại trong quy định của pháp luật hiện hành. 

Trả lời:

Nghĩa vụ của người khiếu nại:

+ Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

+ Đưa ra chứng cứ, thông tin, tài liệu về việc khiếu nại, trình bày trung thực sự việc.

+ Chấp hành quyết định, hành vi bị khiếu nại và quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.

Câu 5: Pháp luật của nước ta quy định như thế nào về quyền của người tố cáo?     

Trả lời:

Quyền của người tố cáo: Thực hiện tố cáo; được đảm bảo bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác; được thông báo về việc thụ lí hoặc không thụ lí tố cáo, chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo; tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng với pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo; được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật; quyền rút lại tố cáo.

Câu 6: Em hãy cho biết quyền của người khiếu nại được quy định như thế nào bởi pháp luật hiện hành. 

Trả lời:

Quyền của người khiếu nại:

+ Tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện việc khiếu nại. Mọi cơ quan tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại đều có thể ủy quyền cho luật sư khiếu nại.

+ Được biết, đọc, sao chụp, sao chép tài liệu, chứng cứ do người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại.

+ Yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng biện pháp khẩn cấp.

+ Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại.

+ Được khôi phục quyền, lợi ích bị xâm hại.

  1. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Những người có hành vi vi phạm pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo sẽ bị xử phạt như thế nào?  

Trả lời:

Người tố cáo và những người khác có liên quan có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lí kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Câu 2: Nếu người khiếu nại không có đủ sức khỏe để tiếp tục khiếu nại thì có thể làm như thế nào?   

Trả lời:

Trong trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại.

Câu 3: Vì sao người tố cáo cần được bảo mật thông tin cá nhân?  

Trả lời:

Người tố cáo được giữ bí mật thông tin vì đây là một biện pháp mà pháp luật đã quy định để bảo vệ sự an toàn cho người tố cáo, tránh được các nguy hiểm có thể đe dọa người tố cáo.

Câu 4: Trong trường hợp một doanh nghiệp đang trong thời gian giải quyết khiếu nại về vấn đề xả thải các chất độc hại ra môi trường, thì doanh nghiệp đó có được tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh của mình hay không?

Trả lời:

Trong trường hợp doanh nghiệp bị tố cáo nhưng khi chưa có kết quả cuối cùng được đưa ra, doanh nghiệp đó vẫn được hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng trong sự giám sát của các cơ quan chức năng.

  1. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Công an xã P đưa anh Q đi kiểm tra chất ma túy tại trạm y tế và cho kết qua dương tính với morphin. Anh Q không chấp nhận kết quả vì bản thân không bao giờ sử dụng ma túy và chất gây nghiện trái pháp luật; nhưng anh Q vẫn lên công an xã lập biên bản và phạt 750 000 đồng. Sau đó, anh Q đi kiểm tra lại về chất ma túy tại bệnh viện đa khoa huyện và cho kết quả âm tính với các chất gây nghiện. Anh Q khiếu nại đến Trưởng Công an xã P đối với quyết định xử phạt vi phạm của Công an xã P và cung cấp kết quả âm tính của bệnh viện đa khoa huyện, trình bày không sử dụng ma túy và cam đam chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với thông tin của mình.

Trong trường hợp trên, Q đã làm những gì để chỉ ra quyết định xử phạt vi phạm của Công an xã P là không đúng?

Trả lời:

Anh Q đã kiểm tra lại và đưa ra giấy kiểm tra chất ma túy tại bệnh viện cung cấp kết quả âm tính để chỉ ra quyết định xử phạt của Công an xã P là không đúng

Câu 2: A đang làm việc tại Công ty X, cuối tuần về thăm bố mẹ, chẳng may bị ốm phải điều trị tại bệnh viện 5 ngày mới khỏi bệnh. Trong thời gian bị ốm, A đã gọi điện báo cáo giám đốc. Khi đi làm việc, A bị giám đốc sa thải vì đã tự ý nghỉ việc 5 ngày. A khiếu nại quyết định sa thải tới Giám đốc Công ty X, được giám đốc nhận đơn và giải quyết vụ việc. Trong đơn A nói rõ nguyên nhân nghỉ việc là bất khả kháng do bị ốm, có xuất trình giấy xác nhận của bệnh viện. Sau đó, A được nhận đơn giải quyết khiếu nại của Giám đốc Công ty và được đi làm trở lại.

Theo em, A có trách nhiệm gì khi thực hiện khiếu nại đối với quyết định sa thải của Công ty X?

Trả lời:

Anh A có trách nhiệm khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền để giải quyết.

Câu 3: Là một học sinh chậm tiến, em T bị nhóm bạn xấu lợi dụng, rủ rê lôi kéo tham gia các hành vi trộm cắp tài sản. Nếu là bạn thân của T em sẽ làm gì để giúp bạn?

Trả lời:

Trong trường hợp này em sẽ báo tình hình vụ việc của bạn T với thầy cô hoặc người thân của T để có được những hành động ngăn cản và giúp đỡ T. 

Câu 4: Trong lần trả bài kiểm tra, em phát hiện bài kiểm tra của mình bị đánh giá sai, em nên làm gì để có thể tìm lại sự công bằng cho mình?

Trả lời:

Nếu nghi ngờ về kết quả của bài kiểm tra bị đánh giá sai, em có thể gặp trực tiếp giáo viên đã bài ngày hôm đó của em, ngỏ ý xin phép cô được xem lại bài và mong cô kiểm tra lại kết quả chấm bài của mình.

Câu 5: Nhà nước hỗ trợ công dân trong thời gian không có việc làm do tình hình dịch bệnh, chị N không nhận được bất cứ một số tiền hỗ trợ nào. Chị N nên làm gì để tìm được lại công bằng cho mình?

Trả lời:

Để tìm lại được công bằng cho mình, chị N nên làm đơn lên chính quyền địa phương mong chính quyền xem xét lại trường hợp của mình.

  1. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1: Gia đình bà V lấn chiếm đất trống khu tập thể dành cho khu vui chơi của trẻ em để mở quán án gây ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sinh hoạt của khu tập thể. Trước đây, khi đất trống là chỗ vui chơi của trẻ em ở khi tập thể đã được sử dụng trong nhiều năm. Các hộ gia đình trong khu tập thể rất bức xúc vì ảnh hưởng đến sinh hoạt và trẻ em không còn chỗ để vui chơi. Vì vậy, ông Q sống trong khi tập thể đã làm đơn tố cáo đến các cơ quan có thẩm quyền và cung cấp đầy đủ các hình ảnh vứt rác bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường, hình ảnh lấn chiếm chỗ vui chơi của trẻ em trong khi tập thể. Khi lãnh đạo Ủy ban nhân dân mời ông Q lên để làm viêc, ông Ư đã đến trụ sở Ủy ban nhân dân cung cấp trực tiếp các thông tin, bức xúc của người dân tại khu tập thể.

Em nhận xét như thế nào về trách nhiệm của ông Q khi quyết định tố cáo bà V lấn chiếm khu tập thể trong trường hợp trên?

Trả lời:

Ông Q đã đại diện khu tập thể để tố cáo bà V là một hành vi tốt và đã thực hiện tốt quyền tố cáo của công dân.

Câu 2: Nhà bà T có 500 đất thổ cư, gia đình bà đã sinh sống trên mảnh đất này nhiều năm. Nhà nước có ý định giải tỏa một số hộ gia đình để lấy đất làm đường liên xã, với mức bồi thường giải tỏa thỏa đáng. Tuy nhiên sau khi chuyển đến khu tái định cư được nửa năm, gia đình bà T vẫn chưa nhận đủ được số tiền đền bù. Theo em, bà T nên làm gì để có thể lấy được số tiền đền bù mà mình chưa nhận được?

Trả lời:

Bà T nên làm đơn khiếu nại lên các cơ quan chức năng có thẩm quyền về vụ việc, trình bày sự việc của mình để được giải quyết thỏa đáng.

Câu 3: Gần khu dân cư xóm P có một nhà máy dệt vải, các máy móc được sử dụng phát ra tiếng ồn rất lớn, và lượng bụi mà nhà máy thải ra môi trường cũng rât nhiều gây ảnh hưởng đến đời sống của những hộ dân sinh sống quanh đó. Thậm chí đến sau 22h đêm nhà máy vẫn còn vận hành các máy móc ồn ào, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân. Em sẽ làm gì khi là công dân của xóm P? 

Trả lời:

Nếu em là công dân của xóm P, em sẽ làm đơn tố cáo tình hình gây ô nhiễm tiếng ồn của nhà máy dệt vải, để nhận được các biện pháp giải quyết phù hợp.

Câu 4: Do nghi ngờ nhân viên X trong công ty lấy cắp tiền quỹ của công ty. Anh M đã đi mang tin đồn này nói hết với bạn bè đồng nghiệp. Hành vi của anh M đã thực hiện đúng với nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo?

Trả lời:

Hành vi của anh M chưa thực hiện đúng với nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo; vì anh chưa có đủ chứng cứ xác minh vụ việc, hành động của anh chỉ góp phần làm tổn thương nhân viên X và làm mất danh dự của nhân viên đó.

 

 

 

=> Giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 15: Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay