Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
Bộ câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật , Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều
CHỦ ĐỀ 7: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN
BÀI 10: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRƯỚC PHÁP LUẬT
(21 câu)
- NHẬN BIẾT (6 câu)
Câu 1: Em hãy cho biết khái niệm của quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là gì?
Trả lời:
Quyền bình đẳng bình đẳng của công dân trước pháp luật là một trong các quyền cơ bản của con người, của công dân được quy định trong Hiến pháp và luật, được thực hiện trong thực tế.
Câu 2: Công dân bình đẳng về quyền được hiểu như thế nào?
Trả lời:
Công dân bình đẳng về quyền, Bất kì công dân nào nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được hưởng các quyền công dân như quyền bầu cử, ứng xử, quyền khiếu nại, tố cáo, quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin, quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo, quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền học tập, quyền được đảm bảo an sinh xã hội,...
Câu 3: Công dân bình đẳng về nghĩa vụ được hiểu như thế nào?
Trả lời:
Công dân bình đẳng về nghĩa vụ như tuân theo Hiến pháp và pháp luật, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, nghĩa vụ bảo vệ môi trường, nghĩa vụ nộp thuế,...
Câu 4: Em hãy nêu các quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
Trả lời:
Các quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật:
+ Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật nghĩa là mọi công dân, không phân biệt nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt dối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.
+ Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ:
. Công dân bình đẳng về việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Quyền và nghĩa vụ của công dân không tách rời nhau.
- Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần và địa vị xã hội.
+ Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí: Bất kì công dân dù ở vị trí nào, làm nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí, hành chính, dân sự, hình sự, kỉ luật về hành vi vi phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật. Công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ như nhau thì phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau.
Câu 5: Em hãy nêu ý nghĩa của quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
Trả lời:
Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống con người và xã hội; giúp đảm bảo quyền và lợi ích tối thiểu của con người; đảm bảo công bằng dân chủ; định hướng cho việc xây dựng, giải thích và áp dụng pháp luật đối với đời sống con người và xã hội.
Câu 6: Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là gì?
Trả lời:
Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật, không phân biệt đó là người có chức, có quyền, có địa vị xã hội hay là một công dân bình thường, không phân biệt giới tính, tôn giáo,...
Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì từ người lãnh đạo cho đến người lao động bình thường đều phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau, không phân biệt đối xử.
- THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Quy định ưu tiên tuyển sinh đại học cho học sinh người dân tộc thiểu số có thể hiện quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật hay không? Vì sao? Việc cộng điểm ưu tiên tạo cơ hội gì cho học sinh người dân tộc thiểu số?
Trả lời:
Quy định ưu tiên tuyển sinh đại học cho học sinh người dân tộc thiểu số có thể hiện quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật Vì hoàn cảnh và cơ sở vật chất nơi vùng sâu khó khăn. Việc cộng điểm ưu tiên tạo cơ hội học tập cho học sinh người dân tộc thiểu số.
Câu 2: Em hãy cho biết quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật được quy định như thế nào trong lĩnh vực dân sự, hành chính, hình sự?
Trả lời:
Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật trong lĩnh vực dân sự, hành chính, hình sự:
Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí: bất kì công dân dù ở vị trí nào, làm nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí, hành chính, dân sự, hình sự, kỉ luật về hành vi vi phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật. Công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ như nhau thì phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau.
Câu 3: Vì sao cần quy định quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?
Trả lời:
Cần quy định quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là vì:
Đảm bảo quyền lợi của mọi người dân trước pháp luật là như nhau, không ai bị đối xử phân biệt, tất cả mọi người để được nhận những quyền lợi và phải thực hiện các nghĩa vụ như nhau đối với nhà nước. Tạo cho mọi người điều kiện như nhau để cùng vươn lên và phát triển.
Câu 4: Việc nhà nước ban hành một số chính sách ưu tiên, đãi ngộ đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số có ý nghĩa như thế nào trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?
Trả lời:
Việc nhà nước ban hành một số chính sách ưu tiên, đại ngộ đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số có ý nghĩa:
+ Việc làm này cho thấy Chính phủ và Nhà nước luôn quan tâm đến đời sống của người dân trên mọi miền tổ quốc.
+ Hỗ trợ các em học sinh có điều kiện, hoàn cảnh không được tốt để vươn lên phát triển, khẳng định bản thân, góp ích cho đời sống và xã hội.
Câu 5: Em hãy lấy một số ví dụ về việc công dân bình đẳng trước pháp luật.
Trả lời:
Một số ví dụ về việc công dân bình đẳng trước pháp luật:
+ Mọi công dân khi vi phạm bất kì các hoạt động gì về pháp luật đều bị xử li nghiêm khắc, không phân biệt bất kì một công dân nào.
+ Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định. Như vậy, công dân miễn có đủ các yêu cầu trên, không phân biệt dân tộc, giới tính, tôn giáo, thành phần và địa vị xã hội,… thì đều có quyền đi bỏ phiếu bầu cử và quyền ứng cử.
+ Mọi công dân là người Việt Nam đều được nhận các quyền lợi như nhau để phát triển bản thân và đóng góp cho xã hội.
- VẬN DỤNG (6 câu)
Câu 1: Trong đợt kiểm tra một số cửa hàng thuốc tân dươc, Thanh tra Y tế tỉnh H phát hiện hai quầy thuốc của chị C và chị D có một số sai phạm. Cụ thể: Cửa hàng của chị C có một số thuốc trong đó cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc có bao bì không đúng hồ sơ đăng kí; còn cửa hàng của chị D thì thay đổi, sửa chữa hạn dùng ghi trên nhãn hiệu của một số thuốc tân dược. Theo vi phạm này, mức xử phạt vi phạm của mỗi cửa hàng sẽ là từ 10 triệu đến 30 triệu đồng. Nhưng Thanh tra chỉ ra quyết định xử phạt chị D, còn chị C được bỏ qua vì trước đó chị đã nhờ người quen giúp đỡ.
Em nhận xét thế nào về việc xử phạt của Thanh tra y tế trong tình huống trên? Việc Thanh tra y tế không xử phạt chị X gây ra hậu quả gì cho công dân và xã hội?
Trả lời:
- Việc xử phạt của Thanh tra y tế trong tình huống trên không bình đẳng trước pháp luật bởi đã không xử phạt công bằng.
- Việc Thanh tra y tế không xử phạt chị C gây ra hậu quả không công bằng bình đẳng công dân trước pháp luật cho công dân và xã hội
Câu 2: Lớp 12B có 35 bạn đăng kí thi vào các trường đại học khác nhau trên cơ sở kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Kết quả có 10 bạn trúng tuyển vào đại học, 15 bạn đủ điểm vào các trường cao đẳng, còn 10 bạn khác thì không trúng tuyển, đi vào cuộc sống lao động. Với kết quả này, một số bạn cho rằng các bạn của lớp 12B không có quyền bình đẳng với nhau trong học tập.
Em có đồng ý với ý kiến của các bạn trong tình huống này không? Vì sao?
Trả lời:
Em không đồng ý với ý kiến vì các bạn đều có quyền bình đẳng trong học tập khi đi thi đại học nên không thể nói là các bạn lớp 12B không bình đẳng.
Câu 3: Anh Thành và anh Tài ở hai tỉnh khác nhau đều muốn thành lập công ty. Anh Thành xin thành lập công ty dịch vụ và kinh doanh sản phẩm máy tính với vốn điều lệ 600 triệu đồng; anh Tài xin thành lập công ty sản xuất và kinh doanh nước giải khát với vốn điều kệ là 300 triệu đồng. Hai anh nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh, không phụ thuộc vào vốn điều lệ của mỗi công ty.
Quyền bình đẳng của công dân được thể hiện như thế nào trong trường hợp trên?
Trả lời:
Quyền bình đẳng của công dân được thể hiện qua quyền tự do kinh doanh, bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp để hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Câu 4: Trên đường đi học về em phát hiện một nhóm người đang thực hiện hành vi trái với pháp luật, em sẽ làm gì trong tình huống này?
Trả lời:
Trên đường đi học về em gặp một nhóm người đang thực hiện hành vi trái pháp luật, em sẽ tìm cách báo sự việc cho cơ quan chức năng, để họ có các giải pháp để xử lí tình hình.
Câu 5: Chị A và chị B có xích mích với nhau ngoài chợ nên đã bị công an xã đưa về trụ sở để xử lí, tại đó chị B đã cố gắng đút lót cho công an xã để nhận được phần đúng về mình. Em hãy dự đoán tình tiết tiếp theo của sự việc.
Trả lời:
Tình tiết tiếp theo của sự việc có thể xảy ra là: công an sẽ không nhận tiền của chị B và phạt chị B về tội cố gắng đút lót cho người đang thi hành công vụ.
Câu 6: Gia đình ông P có xưởng sản xuất, chế tạo nhôm, chất thải của xưởng rất độc hại. Lợi dụng thời gian buông lỏng của chính quyền địa phương, nhà ông P thường xả thải các chất thải trực tiếp ra môi trường. Nếu em là người dân sống quanh khu dân cư em sẽ làm gì?
Trả lời:
Nếu em là người đân sống quanh khu dân cư, trước hết em sẽ có những lời lẽ để nhắc nhở ông P về những việc làm không đúng của mình. Nếu ông P không có ý định sửa sai thì sẽ báo cáo những việc làm đó lên cơ quan chức năng, để cơ quan chức năng có các biện pháp giải quyết.
- VẬN DỤNG CAO (4 câu)
Câu 1: Chị H là người tật nguyền, từ nhỏ việc đi lại của chị đã gặp rất nhiều khó khăn, chị muốn được học lên Đại học và được làm công việc mà mình mơ ước. Bố mẹ chị luôn có suy nghĩ là người tật nguyền sẽ không thể theo được các chương trình học tập áp lực tại trường và không muốn cho chị học lên tiếp.Theo em nhà nước ta có tạo điều kiện gì để người tật nguyền có thể theo học lên cao không?
Trả lời:
Luật của Nhà nước Việt Nam quy định, tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng như nhau ở mọi phương diện, mặc dù chị H là người tật nguyền nhưng chỉ cần chị có mong muốn được đến trường học tiếp, Nhà nước và trường học sẽ tạo mọi điều kiện giúp đỡ để chị có thể theo được các chương trình học.
Câu 2: Chính phủ đưa ra mục tiêu tất cả trẻ em trong độ tuổi đều được đến trường, thực hiện chủ trương này của nhà nước, tỉnh X đã hỗ trợ cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn mà có con đang theo học ở các cấp những khoản hỗ trợ để các em có thể có điều kiện để đến trường và hoàn thành được việc học hành. Qua nhiều năm thực hiện tình trạng trẻ em bỏ học theo bố mẹ lên nương rẫy giảm đáng kể, nhiều em tốt nghiệp cao đẳng, đại học có việc làm ổn định. Theo em, sự bình đẳng của công đân được thể hiện trong tình huống trên là gì?
Trả lời:
Sự bình đẳng được thể hiện trong tình huống trên là: Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp đỡ các em học sinh trong độ tuổi đến trường được tiếp cận với con chữ, giúp các em được tiếp cận với giáo dục, phát triển khả năng của bản thân.
Câu 3: Em K bị khuyết tật từ nhỏ, việc đến trường vẫn luôn là ước mơ của em từ khi còn nhỏ, nhưng do điều kiện đi lại khó khăn nên em đành phải dừng lại việc học của em từ rất sớm. Sau này dựa vào chính sách dạy nghề cho người khuyết tật, em được học các nghề thủ công, em có công việc làm, kiếm ra được những đồng tiền bằng chính bàn tay của mình, em thấy mình có ích cho xã hội và ngày càng trở nên lạc quan hơn về cuộc sống. Theo em, việc nhà nước quan tâm đến mọi cá nhân trong xã hội, tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội để phát triển thể hiện chủ trương gì của Đảng và Nhà nước?
Trả lời:
Sự công bằng giữa các người dân ở Việt Nam là tất cả mọi người đều được hưởng các quyền lợi và có các nghĩa vụ như nhau đối với Đảng và Nhà nước. Đối với các cá nhân kém may mắn, những người trong hoàn cảnh đặc biệt, luôn được tạo trao các cơ hội để có cơ hội hòa nhập, có cơ hội để vượt lên chính mình, trở thành người có ích trong xã hội.
Câu 4: Hai cơ sở chế biến thực phẩm của ông T và ông K ở cạnh nhau, cùng xả thải chất thải chưa qua xử lí ra môi trường, gây ô nhiễm. Tuy nhiên, Trưởng đoàn thanh tra chỉ lập biên bản xử phạt và đình chỉ hoạt động đối với cơ sở chế biến của ông K còn cơ sở chế biến của ông T vẫn hoạt động bình thường. Theo ông K, việc làm đó là vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Trưởng đoàn thanh tra vẫn khẳng định mình thực hiện đúng quy định của pháp luật và yêu cầu ông hợp tác và thực hiện. Ông K bức xúc vì quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật bị xâm phạm.
Theo em, Trưởng đoàn thanh tra có vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật không? Vì sao?
Trả lời:
Trong trường hợp này, Trưởng đoàn thanh tra đã thiếu sót trong việc điều tra và xác nhận các thông tin liên quan đến tình hình ô nhiễm do các cơ sở sản xuất của ông T và ông K gây ra. Nên đoàn thanh tra có vi phạm về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật vì:
+ Ông T và ông K vi phạm các lỗi như nhau thì phải bị phạt như nhau.
+ Không xem xét lại tình hình khi có ý kiến bào chữa từ phía công dân, không lắng nghe ý kiến của người dân.
=> Giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật