Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh

Bộ câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh, Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều.

CHỦ ĐỀ 4: Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ CÁC NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH

BÀI 7: Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ CÁC NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH.

 (14  câu)

 

  1. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Thế nào là ý tưởng kinh doanh?

Trả lời:

Ý tưởng kinh doanh là điểm xuất phát của quá trình sản xuất kinh doanh, thể hiện sự sáng tạo của cá nhân hoặc tổ chức trong việc lựa chọn loại sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho thị trường nhằm thu được lợi nhuận.

Câu 2: Để có một ý tưởng kinh doanh tốt, các chủ thể sản xuất kinh doanh cần phải quan tâm đến những gì?

Trả lời:

Để có một ý tưởng kinh doanh tốt, các chủ thể sản xuất kinh doanh cần phải quan tâm đến tính vượt trội; tính mới mẻ, độc đáo; tính hữu dụng; tính khả thi và lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ.

Câu 3: Có bao nhiêu dạng ý tưởng kinh doanh? Để tồn tại và phát triển, các chủ thể sản xuất kinh doanh cần phải làm gì?

Trả lời:

- Có hai dạng ý tưởng kinh doanh là ý tưởng cải tiến kinh doanh và ý tưởng kinh doanh mới.

- Để tồn tại và phát triển, các chủ thể sản xuất kinh doanh cần phải có ý tưởng kinh doanh ban đầu và không ngừng sáng tạo, đổi mới ý tưởng kinh doanh để có thể thu được lợi nhuận, duy trì lợi thế cạnh tranh và mở rộng sự phát triển trong tương lai.

Câu 4: Em hãy cho biết cơ hội kinh doanh là gì?        

Trả lời:

Cơ hội kinh doanh là tập hợp các hoàn cảnh thuận lợi tạo ra nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ của một nhóm khách hàng dẫn đến xuất hiện cơ hội thỏa mãn nhu cầu này, qua đó thực hiện được mục tiêu kinh doanh (thu lợi nhuận).

Một cơ hội kinh doanh tốt cần phải có tính hấp dẫn, ổn đỉnh, đúng thời điểm, khả năng duy trì sản phẩm, dịch vụ và tạo ra giá trị cho người tiêu dùng.

Câu 5: Hãy cho biết tầm quan trọng của việc xây dựng ý tưởng kinh doanh.  

Trả lời:

Tầm quan trọng của việc xây dựng ý tưởng kinh doanh:

+ Là cơ sở để định hướng mọi hoạt động kinh doanh như lập kế hoạch, đánh giá phương án, triển khai, giám sát,…

+ Tạo ra tính chủ động và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.

Câu 6: Em hãy cho biết, tầm quan trọng của việc xác định được, đánh giá được cơ hội kinh doanh.

Trả lời:

Tầm quan trọng của việc xác đinh được, đánh giá được cơ hội kinh doanh:

+ Lựa chọn được cơ hội kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp.

+ Tác động đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. 

 

  1. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Theo em, người kinh doanh cần có những năng lực nào?

Trả lời:

Để thành công, mỗi người kinh doanh cần phải có các năng lực cơ bản như năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; năng lực tổ chức, lãnh đạo; năng lực nắm bắt cơ hội kinh doanh; năng lực thiết lập quan hệ; có khả năng phân tích và sáng tạo, có tầm nhìn chiến lược; luôn kiên trì với mục tiêu, nỗ lực hết mình với công việc kinh doanh và thực hiện trách nhiệm với xã hội.

Câu 2: Vì sao doanh nghiệp cần phải xây dựng ý tưởng kinh doanh? 

Trả lời:

Doanh nghiệp cần phải xây dựng ý tưởng kinh doanh là vì:

+ Ý tưởng kinh doanh là gốc rễ định hình cho một doanh nghiệp, là sự chọn lựa loại kinh doanh của doanh nhân đó trong quá trình bắt đầu xây dựng doanh nghiệp.

+ Giúp doanh nghiệp định hướng cho hoạt động kinh doanh với những yếu tố khác, hiệu quả so với hoạt động của doanh nghiệp thông thường.

+ Tính mới của một ý tưởng kinh doanh tạo nên lợi thế kinh doanh và hiệu quả kinh doanh.

+ Đáp ứng được với những biến động thị trường đang tác động lên doanh nghiệp.

+ Ý tưởng kinh doanh cũng là một phần của các chiến lược cạnh tranh, nhằm đánh bại doanh nghiệp đối thủ, chiếm lấy thị phần, cũng như tiếp tục đối đầu.

Câu 3: Chúng ta có thể dựa vào những gì để có thể tạo ra được ý tưởng kinh doanh cho doanh nghiệp của mình?

Trả lời:

Những nguồn có thể giúp chúng ta tạo được ra ý tưởng kinh doanh:

+ Lợi thế nội tại: đam mê, tri thức, khát vọng, sức sáng tạo, khả năng huy động các nguồn lực.

+ Cơ hội bên ngoài: nhu cầu, nguồn cung ứng, sự cạnh tranh, vị trí triển khai, chính sách vĩ mô.

Câu 4: Vì sao người làm kinh doanh lại cần thiết phải có năng lực sáng tạo?

Trả lời:

Người làm kinh doanh phải có năng lực sáng tạo là vì:

+ Yếu tố đầu tiên và quan trọng khi bắt đầu con đường kinh doanh là phải có được sự sáng tạo vượt trội.

+ Sự sáng tạo làm nên sự khác biệt giữa chủ thể kinh doanh và đối thủ.

+ Sáng tạo giúp chủ thể kinh doanh nhìn thấu được thị trường, nhìn ra được các nhu cầu chưa được đáp ứng và đưa ra được kế hoạch kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp của mình.

+ Tạo ra được sự khác biệt trong sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng.

Câu 5: Các kĩ năng cần thiết cho khởi nghiệp là gì? Em đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của kiến thức nền tảng cơ bản trong việc kinh doanh? 

Trả lời:

- Các kĩ năng cần thiết để bắt đầu khởi nghiệp là:

  • Kĩ năng nghiên cứu thị trường.
  • Kĩ năng quản lí tài chính.
  • Kĩ năng ủy quyền.
  • Kĩ năng hoạch định chiến lược.

- Tầm quan trọng của kiến thức nền tảng trong việc kinh doanh: Muốn làm bất cứ một ngành nghề nào thì cần phải có kiến thức trong lĩnh vực đó, vì thế nếu muốn khởi nghiệp kinh doanh bất cứ một lĩnh vực nào thì cần phải có chuyên môn, kiến thức xung quanh lĩnh vực đó. Đây là một bước đệm quan trọng trong việc tránh được những thất bại trong việc thiếu chuyên môn và những lí do ngoài ý muốn.

 

  1. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Chị Hạnh là chủ một doanh nghiệp chuyên sản xuất bánh truyền thống. Ngay từ khi bắt đầu lựa chọn công việc này, chị đã có quá trình rất dài tìm tòi, học hỏi kiến thức và kinh nghiệm làm bánh. Chị còn nghiên cứu về lịch sử các loại bánh của dân tộc để hiểu rõ các hương vị truyền thống kết hợp với hiện đại. Bên cạnh đó, chị Hành còn rất tự tin trong việc lãnh đạo, quản lí doanh nghiệp của mình. Chị luôn có kế hoạch kinh doanh, phối hợp công việc để thường xuyên giám sất và động viên cấp dưới kịp thời. Vì vậy, mặc dù số lượng các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này càng tăng, áp lực cạnh tranh lớn nhưng doanh nghiệp của chị vẫn giữ được lợi thế của mình.

Em hãy cho biết chủ thể trong trường hợp trên có những năng lực kinh doanh nào? Theo em, ngoài các năng lực trên, người kinh doanh cần có những năng lực nào nữa?

Trả lời:

- Chị Hạnh có năng lực chuyên môn về lịch sử các loại bánh của dân tộc; năng lực tổ chức và lãnh đạo; năng lực nắm bắt cơ hội; năng lực thiết lập quan hệ,...

- Ngoài những năng lực kể trên, là một người lãnh đạo cần sẽ phải giao tiếp với rất nhiều người với nhiều tính cách và cách làm việc khác nhau. Do đó, người kinh doanh cần có khả năng ứng biến khi giao tiếp với từng người để đạt được sự đồng thuận, vui vẻ. Hơn thế nữa, người kinh doanh cần phải biết cách truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, dễ hiểu để cấp dưới nắm được đầy đủ mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng.

Câu 2: Theo em, ngoài việc cần có đủ vốn để có thể thực hiện được mục tiêu kinh doanh của mình thì chủ thể kinh doanh cần phải có những năng lực nào?

Trả lời:

Những kĩ năng cần thiết của một chủ thể kinh doanh:

+ Năng lực lãnh đạo, tạo ra được định hướng vững vàng giúp cho việc kinh doanh được thuận lợi.

+ Năng lực quản lí, tổ chức và thiết lập được các mối quan hệ trong kinh doanh.

+ Năng lực chuyên môn, có kiến thức chuyên sâu về ngành nghề mà mình định hướng kinh doanh.

Câu 3: Thấy chị M buôn bán tốt với món xôi ngũ sắc, chị T cũng quyết định nấu một món xôi y hệt nhà chị M để bán cạnh tranh. Theo em việc kinh doanh của chị T có tạo được nhiều bước đột phá không?

Trả lời:

Việc kinh doanh của chị M sẽ không tạo được bước đột phá lớn, vì ý tưởng kinh doanh của chị không có tính sáng tạo, chỉ là ý tưởng chị đi góp nhặt của người khác. Việc cùng bán một mặt hàng sẽ sinh ra sự cạnh tranh rất lớn, chị M có thể thua thiệt trong việc kinh doanh của mình.

Câu 4: Để có được ý tưởng kinh doanh cho mình, anh H đã tham gia rất nhiều các hội thảo, đọc nhiều tài liệu liên quan tới ngành nghề mà mình đang có ý định kinh doanh. Theo em việc làm của anh H có ý nghĩa như thế nào đối với công việc kinh doanh của anh sau này?

Trả lời:

Việc làm của anh H thể hiện anh là một người có tinh thần học hỏi rất cao để  tìm ra được ý tưởng kinh doanh cho mình. Điều đó sẽ giúp anh tìm được ra các ý tưởng độc đáo, thu hút được khách hàng, tạo được ra các sản phẩm ấn tượng mang dấu ấn riêng của anh trong khi kinh doanh. 

Câu 5: Nhận thấy trong trường các bạn rất thích các hình móc khóa đơn giản nền M đã tự làm một số móc khóa bán với giá cả phải chăng, các bạn mua ủng hộ M rất đông, chẳng mấy chốc dây móc khóa trên cặp của các bạn học sinh trong trường đều là sản phẩm do M làm. Ý tưởng kinh doanh của M xuất phát từ đâu?

Trả lời:

Ý tưởng kinh doanh của M xuất phát từ những điều mà M đã quan sát, nắm bắt được thị hiếu của các bạn học sinh trong trường. Sau đó, dựa vào các dữ liệu mà M quan sát được để tiến hành thực hiện mục tiêu kinh doanh.

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Anh Bắc kinh doanh mĩ phẩm. Vốn là người khéo léo trong giao tiếp và thuyết phục khách hàng nên công việc kinh doanh của anh khá thuận lợi. Những năm gần dây do sự phát triển của thương mại điện tử nên công việc kinh doanh trực tiếp tại cửa hàng của anh gặp khó khăn. Nhận thấy điều này, anh đã quyết định kết hợp kinh doanh trực tiếp và trực tuyến. Với sự khéo kéo và khả năng thiết lập quan hệ của mình, anh Bắc đã hợp tác với một số thương hiệu mĩ phẩm có tiếng và công việc kinh doanh của anh ngày càng tốt hơn. Theo em việc đột phá ra ý tưởng kinh doanh tốt đã giúp đỡ anh Bắc như thế nào? 

Trả lời:

Việc đột phá ra ý tưởng kinh doanh kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp đã giúp cho công việc kinh doanh của anh Bắc ngày càng phát triển, nắm bắt được xu hướng của thị trường, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

Câu 2: Xuất phát từ một địa phương trồng chè, nên nguồn cung ứng chè ở khu vực nhà ông T lúc nào cũng rất nhộn nhịp nên việc tìm đầu ra cho sản phẩm chè cần phải được tuyển chọn rất kĩ lưỡng và tỉ lệ cạnh tranh cao. Vì không muốn sản phẩm của nhà mình cũng bị trùng lặp giống các hộ khác nên ông đã suy nghĩ và đưa ra ý tưởng sản xuất thành công sản phẩm chè thảo dược, dùng được với cả trẻ nhỏ tuổi, vì thế mà lượng khách hàng của nhà ông T tăng dần lên, có được đầu ra rõ ràng. Theo em việc đột phá ra ý tưởng kinh doanh tốt đã giúp đỡ ông T như thế nào? 

Trả lời:

Việc đột phá ra ý tưởng kinh doanh mới đã giúp cho nhà ông T có được việc kinh doanh ngày càng phát triển và có định hướng rõ ràng cho đầu ra sản phẩm của gia đình mình. Hơn hết gia đình ông T đã tạo được sự khác biệt giữa các hộ cùng kinh doanh trong khu vực, chiếm được nhiều ưu thế hơn trong việc buôn bán sản phẩm đầu ra.

Câu 3: Nhận thấy ống hút nhựa được người dân sử dụng rất nhiều trong cuộc sống, gây ra các tác hại đến môi trường nghiêm trọng. Anh P cùng một nhóm bạn trẻ đã thực hiện kế hoạch khởi nghiệp dựa trên ý tưởng làm ống hút từ vật liệu tự nhiên. Những ngày đầu thực hiện dự án thật không dễ dàng gì những về sau khi đã hiểu được ý nghĩa của mặt hàng và có được một lượng khách hàng thân thuộc, việc kinh doanh của nhóm anh P phát triển và mang lại thông điệp bảo vệ môi trường sâu sắc. Theo em, các ý tưởng kinh doanh của nhóm anh P xuất phát từ đâu? Động lực nào khiến cho nhóm anh có thể theo đuổi được ý tưởng của mình?  

Trả lời:

Động lực kinh doanh của nhóm anh P xuất phát từ xu thế của xã hội, những vẫn đề đang được xã hội quan tâm, anh muốn đóng góp sức lực vào việc giữ gìn sự trong sạch của môi trường sống.

=> Giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay