Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội

Bộ câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội, Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều.

BÀI 11: BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI (21 câu)

  1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Em hãy cho biết khái niệm của bình đẳng giới? 

Trả lời:

Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

Câu 2: Em hãy cho biết mục tiêu bình đẳng giới là gì?    

Trả lời:

Theo quy định Điều 4, Luật Bình đẳng giới 2006, mục tiêu bình đẳng giới là xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giưới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

Câu 3: Em hãy cho biết ý nghĩa của việc bình đẳng giới.    

Trả lời:

Ý nghĩa của bình đẳng giới:

+ Quyền bình đẳng giới nhằm xóa bỏ phân biệt đối xử về giới.

+ Tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế – xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ; đồng thời thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

Câu 4: Em hãy cho biết biểu hiện của bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống.   

Trả lời:

- Trong lĩnh vực chính trị: Nam, nữ bình đẳng trong tất cả các hoạt động chính trị, tham gia quản lí nhà nước, các hoạt động xã hội, bầu cử, ứng cử, đề bạt, bổ nhiệm trong các cơ quan tổ chức.

- Trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo: bình đẳng về độ tuổi đi học, trong độ tuổi thụ hưởng chính sách giáo dục, học tập, bồi dưỡng, chọn lựa ngành nghề đào tạo.

- Trong lĩnh vực lao động: bình đẳng về tiêu chuẩn tuyển dụng, bổ nhiệm, hưởng lương, thưởng chế độ làm việc, chế độ làm việc, đề bạt, bổ nhiệm các chức danh nghề nghiệp.

- Trong gia đình: vợ chồng bình đẳng trong quan hệ hôn nhân, gia đình, quan hệ tài sản, chăm sóc con cái.

- Trong lĩnh vực kinh tế: nam nữ bình đẳng trong hoạt động kinh doanh, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao.

Câu 5: Đảng và Nhà nước đã thực hiện những gì để đảm bảo quyền bình đẳng giới?   

Trả lời:

Để đảm bảo quyền bình đẳng giới thực chất, Đảng và Nhà nước quy định các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trên các lĩnh vực chính trị, giáo dục và đào tạo, lao động, gia đình, kinh tế, xã hội. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt, đối xử về giới.

Câu 6: Công dân có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền bình đẳng giới.

Trả lời:

Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền bình đẳng giới:

Công dân cần tìm hiểu về các quy định pháp luật về bình đẳng giới, thực hiện đúng các quy định về bình đẳng giới. Có ý thức thực hiện và vận động mọi người thực hiện quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giới, đồng thời phê phán hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới. Thực hiện quy định về bình đẳng giới là trách nhiệm của mỗi cá nhân.

Câu 7: Mỗi gia đình có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền bình đẳng giới.

Trả lời:

Trách nhiệm của gia đình trong việc thực hiện quyền bìnhd đẳng giới:

+ Tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia các hoạt động về bình đẳng giới.

+ Giáo dục các thành viên có trách nhiệm chia sẻ và phân công hợp lý công việc gia đình.

+ Chăm sóc sức khoẻ sinh sản và tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện làm mẹ an toàn.

+ Đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau giữa con trai, con gái trong học tập, lao động và tham gia các hoạt động khác.

 

  1. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Để thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, pháp luật nước ta quy định như thế nào?

Trả lời:

- Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lí nhà nước, tham gia hoạt động xã hội, tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức.

- Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng xử và được giưới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

Câu 2: Em hãy nêu về quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân gia đình.   

Trả lời:

Quyền bình đẳng giới trong lĩnh vự hôn nhân gia đình:

+ Nam và nữ bình đẳng trong quan hệ dân sự và quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình

+ Nam và nữ có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn lực, thu nhập chung của gia đình và quyết định liên quan đến nguồn lực của gia đình.

+ Nam nữ bình đẳng trong việc quyết định và lựa chọn biện pháp tránh thai, kế hoạch hóa gia đình phù hợp, sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con.

+ Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.

+ Các thành viên nam nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.

Câu 3: Em hãy nêu về quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị.

Trả lời:

- Quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị:

+ Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội.

+ Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.

+ Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

+ Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức.

- Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm:

+ Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới;

+ Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.

Câu 4: Em hãy nêu quyền về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế.

Trả lời:

+ Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động.

+ Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm:

+ Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính theo quy định của pháp luật.

+ Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật.

Câu 5: Em hãy cho biết về các biện pháp để thúc đẩy quyền bình đẳng giới.

Trả lời:

Để thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam là một hành trình dài đòi hỏi sự nỗ lực của các cơ quan, bộ máy chính trị và mọi tầng lớp nhân dân. Có một số giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy bình đẳng giới ở nước ta như sau:

+ Thứ nhất, nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về bình đẳng giới.

+ Thứ hai, hoàn thiện và củng cố hệ thống quy định, pháp lý, thực hiện các chính sách, chủ trương nhằm thúc đẩy bình đẳng giới.

+ Thứ ba, thu hẹp khoảng cách về giới trong mọi khía cạnh của đời sống như trong gia đình, trong công việc, trong lĩnh vực chính trị – xã hội.

+ Thứ tư, tuyên dương, khen thưởng và lan rộng các mô hình tiêu biểu về bình đẳng giới, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền trong toàn thể nhân dân.

Câu 6: Em hãy nêu vai trò của cơ quan quản lí nhà nước đối với vấn đề bình đẳng giới.

Trả lời:

Vai trò của cơ quan nhà nước trong vấn đề bình đẳng giới:

+ Xây dựng và trình Chính phủ ban hành chiến lược, chính sách, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.

+ Xây dựng và trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành, hướng dẫn theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới.

+ Tham gia đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

+ Tổng kết, báo cáo Chính phủ việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.

+ Chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ trong quản lý nhà nước về bình đẳng giới.

+  Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bình đẳng giới.

 

  1. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Doanh nghiệp tư nhân A và doanh nghiệp tư nhân B đều kinh doanh lắp đặt hệ thống điện và có trụ sở tại tỉnh X. Sau khi được tư vấn pháp luật về việc mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp A và doanh nghiệp B đã lập hồ sơ mở chi nhánh tại tỉnh Y và được chấp nhận. Khi biết chi nhánh kinh doanh mới mở của doanh nghiệp A có mức thuế phải đóng thấp hơn chi nhánh kinh doanh của doanh nghiệp B,  ông T tìm hiểu thì được biết do chi nhánh của doanh nghiệp B sử dụng lao động nữ nên được ưu đãi về thuế.

Nếu là cán bộ thuế, em sẽ giải thích như thế nào để ông T hiểu về trường hợp chi nhánh của doanh nghiệp tư nhân B sử dụng nhiều lao động nữ sẽ được ưu đãi về thuế?

Trả lời:

Nếu là cán bộ thuế, em sẽ giải thích về quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế lao động giúp cho tất cả mọi người đều có cơ hội làm việc theo đúng năng lực của bản thân và được hưởng lợi ích xứng đáng với công việc bản thân đã làm.

Câu 2: Chị H đang làm việc tại Công ty xuất nhập khuẩ X. Chị luôn hoàn thành tốt mọi công việc được giao, có chuyên môn tốt và được đồng nghiệp quý mền. Nhưng khi khuyết Trưởng phòng nhân sự, Giám đốc công ty lại không bổ nhiệm chị làm Trưởng phòng nhân sự  mà lại bổ nhiệm anh Q với lí do chị là nữ, tuổi còn trẻ.

Em hãy sử dụng quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lao động để nhận xét hành vi của Giám đốc Công ty xuất nhập khẩu X.

Trả lời:

Theo Khoản 2 Điều 12 Luật Bình đẳng giới năm 2006, Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh. Như vậy, hành vi của Giám độc Công ty xuất nhập khẩu X là vi phạm pháp luật bởi đã phân biệt đối xử bất đình đẳng về giới tính, độ tuổi đối với chị H. Chị H và anh Q bình đẳng về tiêu chuẩn và độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm các chức danh theo quy định của pháp luật.

Câu 3: Trong quá trình tham gia phỏng vấn chị V nhận ra rằng các lao động nam được trả tiền lương cao hơn các lao động nữ. Chị V nên làm gì để chứng minh với công ty cả nam và nữ đều có thể hoàn thành công việc một các hiệu quả nhất? 

Trả lời:

Để chứng minh cho mọi người thấy cả lao động nam và lao động nữ đều có thể hoàn thành các công việc một cách hiệu quả nhất chị V cần: Làm tốt các nhiệm vụ của mình được giao, học hỏi tích lũy thêm kĩ năng vào các nhiệm vụ mới, giúp đỡ đồng nghiệp trong quá trình làm việc.

Câu 4: Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, em trai V muốn theo học ngành sư phạm mầm non. V khuyên em trai không nên học ngành này vì rất khó xin việc do phần lớn các trường chỉ nhận giáo viên mầm non là nữ.

Em hãy xác định nội dung của bình đẳng giới trong trường hợp trên.

Trả lời:

Theo Khoản 2 Điều 14 Luật Bình đẳng giới năm 2006, nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo

Câu 5: Chị T được cơ quan cử tham gia khóa đào tạo về chuyển đổi số trong lĩnh vực khoa học môi trường tại nước ngoài. Chị T muốn đi nhưng chồng chị không đồng ý vì cho rằng lĩnh vực này nhiều thách thức, tính cạnh tranh cao nên không phù hợp với nữ.

Em hãy xác định nội dung của bình đẳng giới trong trường hợp trên.

Trả lời:

Theo Khoản 2 Điều 15 Luật Bình đẳng giới năm 2006, nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận các khóa đào tạo về khoa học và công nghệ, phổ biến kết quả nghiêm cứu khoa học, công nghệ và phát minh, sáng chế.

  1. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Gần đây, không khí gia đình bà A rất nặng nề vì chồng bà muốn con gái lớn (hiện đang học lớp 11) nghỉ học. Bà A tâm sự chuyện này với bà C. Bà cho biết, chồng bà quan niệm con trai mới cần học nhiều, còn con giá thì không. Biết chuyện, bà C đã vận động Hội Phụ nữ và Hội Nông dân tác động đến chồng bà A. Ông dẫn thay đổi suy nghĩ, không ép con gái phải nghỉ học. Nhờ vậy, bình đẳng giới tỏng giáo dục tại gia đình của bà A vẫn được đảm bảo.

Em có nhận xét gì về quan điểm của chồng bà A? Mọi người cần phải hành động như thế nào để thúc đẩy bình đẳng giới trong xã hội?

Trả lời:

Quan điểm của ông A về việc giáo dục dành cho con gái và con trai như vậy là sai. Vì quyền bình đẳng giới của Nhà nước ta quy định cả nam và nữ đều có quyền bình đẳng, được nhận các chính sách, chế độ về giáo dục và đào tạo như nhau.

Mọi người cần phải nắm bắt, hiểu được các quy định mà Đảng và Nhà nước đã quy định về bình đẳng giới, tuyên truyền vận động mọi người trong khu vực hiểu về quyền này, giải thích cho mọi người cùng hiểu những quy định của Nhà nước về quyền bình đẳng giới.

Câu 2: Hai vợ chồng anh C và chị K đều là nhân viên văn phòng, công việc của hai người tuy rất bận rộn nhưng anh chị luôn chia sẻ được công việc nhà, việc chăm con nên mọi chuyện trong nhà lúc nào cũng vui vẻ, gia đình yên ấm. Theo em, sự bình đẳng giới trong gia đình của anh C và chị K được thể hiện qua các chi tiết nào?

Trả lời:

Sự bình đẳng giới được thể hiện qua các chi tiết là anh chị đều tham gia vào việc xây dựng kinh tế gia đình, bên cạnh đó hai vợ chồng luôn chia sẻ các công việc với nhau

Câu 3: Chị Nguyễn Thị N tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân huyện M, anh Trần Văn B cũng tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân huyện M. Anh B luôn nói với chị N rằng chị là nữ, không được tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, sẽ khó trúng cử. Chị N không đồng ý với lời nói của anh, chị hiểu nam nữ bình đẳng. Chị N muốn biết pháp luật quy định như thế nào về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị?

Trả lời:

Pháp luật Nhà nước ta quy định quyền nam và nữ bình đẳng trong các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực chính trị nên cả anh B và chị N đều có quyền tham gia ứng cử.

 

 

=> Giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay