Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều bài 6: Lạm phát
Bộ câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều bài 6: Lạm phát, Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều
CHỦ ĐỀ 3: THẤT NGHIỆP, LẠM PHÁT
BÀI 6: LẠM PHÁT
(17 câu)
- NHẬN BIẾT (4 câu)
Câu 1: Em hãy nêu khái niệm lạm phát. Liệt kê các loại hình lạm phát.
Trả lời:
- Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một khoảng thời gian nhất định.
- Căn cứ vào tỉ lệ lạm phát, có thể phân chia lạm phát thành 3 loại:
+ Lạm phát vừa phải: Giá trị tổng tiền khá ổn định. Đây là mức lạm phát bình thường, không gây hậu quẩ đáng kể tới nền kinh tế
+ Lạm phát phi mã: Đồng tiền mất giá nhanh chóng. Mức lạm phát này gây ảnh hưởng tới hoạt động của nền kinh tế
+ Siêu lạm phát: Đồng tiền mất giá nghiêm trọng. Mức làm phát này gây ảnh hưởng trầm trọng đến nền kinh tế.
Câu 2: Em hãy cho biết các nguyên nhân dẫn đế lạm phát.
Trả lời:
Các gnuyên nhân dẫn đến lạm phát:
+ Do nhu cầu thị trường tăng: nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ của thị trường gia tăng một cách nhanh chóng khiến giá cả các mặt hàng bị đẩy lên cao dẫn đến mức giá chung của hàng hóa, dịch vụ tăng lên, làm giảm sức mua của đồng tiền.
+ Do chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng: khi giá cảu một hoặc vài yếu tố sản xuất (tiền lương, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu,…) tăng sẽ làm tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng, đẩy giá thành sản phẩm và kéo giá cả của hầu hết hàng hóa, dịch vụ khác tăng theo, làm giảm sức mua của đồng tiền.
+ Do cung ứng lượng tiền lưu thông trong nước tăng: khi ngân hàng nhà nước mua ngoại tệ, mua công trái, phát hành tiền mới làm lượng cung tiền lưu thông vượt lượng cầu tiền lưu thông, mức giá chung tăng, sức mua của đồng tiền giảm.
Câu 3: Chỉnh Phủ có vai trò gì trong việc kiềm chế và kiểm soát lạm phát?
Trả lời:
Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng trong việc ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách, pháp luật nhằm kiểm chế và kiểm soát lạm phát:
- Giảm mức cung tiền, cắt giảm chi tiêu ngân sách, tăng thuế, kiểm soát có hiệu quả việc tăng giá,....(trong trường hợp lạm phát do lượng tiền mặt trong lưu thông vượt quá mức cần thiết, lạm phát do cầu kéo).
- Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư, giảm thuế, cải tiến kĩ thuật, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, ...(trong trường hợp lạm phát do chi phí đẩy).
Câu 4: Công dân có trách nhiệm như thế nào trong việc kiềm chế và kiểm soát lạm phát?
Trả lời:
Công dân có trách nhiệm chấp hành và ủng hộ những hành vi chấp hành, tuân thủ chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát. Đồng thời, phê phán những hành vi vi phạm chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát.
- THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Vai trò của Nhà nước được thể hiện như thế nào trong việc kiểm soát lạm phát của nền kinh tế?
Trả lời:
Vai trò kiểm soát lạm phát của Nhà nước được thể hiện qua:
+ Chính sách phát triển sản xuất, kinh doanh: giúp doanh nghiệp khôi phục sản xuất, tăng sản lượng đáp ứng nhu cầu tăng của thị trường.
+ Chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng: đảm bảo mức cung tiền tệ hợp lí, giảm lãi xuất hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất.
+ Thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt: giảm thuế, cắt giảm đầu tư công, giảm bội thu chi ngân sách nhà nước để giảm lượng tiền trong lưu thông và giúp doanh nghiệp giảm được chi phí sản xuất.
+ Tăng cường chính sách an sinh xã hội: hỗ trợ hộ nghèo, hỗ trọ tiền thuê nhà, mua bảo hiểm cho công nhân, giúp giảm bớt khó khăn trong cuộc sống.
Câu 2: Khi lạm phát xảy ra sẽ tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh như thế nào?
Trả lời:
+ Tăng giá cả các yếu tố đầu vào của sản xuất.
+ Lạm phát tăng cao, khiến đời sống khó khăn, sức mua giảm, sản phẩm khó tiêu thụ, một số bộ phận doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể phải tạm ngừng sản xuất.
+ Phải cắt giảm nguồn nhân lực để cầm chừng, thu hẹp phạm vi hoạt động của doanh nghiệp.
+ Doanh nghiệp không tiếp cận được với các nguồn tín dụng cho việc duy trì sản xuất của mình vì lãi suất tín dụng tăng cao.
Câu 3: Vì sao các doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường, nghiên cứu thị hiếu của người tiêu dùng khi đưa ra một sản phẩm mới.
Trả lời:
Các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng khi đưa ra một sản phẩm mới ra thị trường là vì:
+ Sử dụng được triệt để nguồn lực của doanh nghiệp.
+ Đưa được ra các sản phẩm đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng.
+ Dễ dàng hơn trong khâu tiêu thụ các sản phẩm đầu ra, hạn chế được các sản phẩm tồn kho một cách đáng kể.
Câu 4: Đời sống của người lao động bị ảnh hưởng như thế nào khi lạm phát tăng?
Trả lời:
Những tác động của lạm phát đối với người lao động:
+ Đồng tiền mất giá khiến thu nhập thực tế của người lao động bị giảm sút.
+ Có nguy cơ bị mất việc làm do chính sách cắt giảm nhân sự, cắt giảm hợp đồng để giảm bớt đi nguồn tiền vốn duy trì của doanh nghiệp.
+ Lạm phát tăng kiến các chi phí cho đời sống tăng lên, người lao động phải thắt chặt chi tiêu và chi trả nhiều tiền hơn cho sinh hoạt phí.
Câu 5: Em hãy cho biết giá cả các hàng hóa và dịch vụ tăng lên liên tục trong một khoảng thời gian nhất định sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống kinh tế của gia đình em.
Trả lời:
Khi giá cả dịch vụ của các hàng hóa tăng lên liên tục trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình. Các hộ gia đình phải lo cắt giảm các chi tiêu, thắt chặt các khoản chi tiêu trong đời sống hằng ngày, phải bỏ ra nhiều tiền hơn cho các sinh hoạt phí, những khoản chi tiêu thiết yếu.
- VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Em hãy quan sát hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi
Dựa trên tỉ lệ lạm phát của từng năm, em hãy sắp xếp các năm trong giai đoạn 2004 – 2013 thành hai nhóm: nhóm lạm phát vừa phải và nhóm lạm phát phi mã.
Trả lời:
- Nhóm lạm phát vừa phải: 2004, 2005, 2006, 2009, 2010, 2011
- Nhóm lạm phát phi mã: 2007, 2008, 2012, 2013
Câu 2: Em hãy kể một vài ví dụ chúng ta có thể làm để thích ứng trong cuộc sống trong trường hợp có lạm phát xảy ra.
Trả lời:
Một vài ví dụ chúng ta có thể làm trong trường hợp xảy ra lạm phát:
- Thực hiện các mục tiêu tiết kiệm chi tiêu cá nhân.
- Hạn chế các việc vui chơi, giải trí tốn kém.
- Thắt chặt các khoản chi tiêu không đáng có.
- Đầu tư chi tiêu có kế hoạch, tránh các thất thoát không đáng có, ảnh hưởng đến cuộc sống.
Câu 3: Vào năm 2008 siêu lạm phát ở Zimbabwe đã gây ra các thiệt hại nghiêm trọng đến nền kinh tế của nước trong khu vực Nam Phi này. Theo em lí do nào kiến cho nền kinh tế của nước này lại rơi vào lạm phát?
Trả lời:
Những nguyên nhân gây ra lạm phát tại Zimbabwe:
- Do các phương án cải cách ruộng đất không hiệu quả dẫn đến hệ quả là sản lượng của nước này liên tục tụt giảm trong một thời gian dài.
- Chi tiêu của chính phủ tăng lên trong khi nguồn thuế càng ngày càng thụt giảm dẫn đến nhà nước phải in thêm tiền.
- Người dân ồ ạt di cư ra nước ngoài, khiến cho nguồn nhân lực lao động ở Zimbabwe bị giảm nghiêm trọng.
Câu 4: M từng có mơ ước nếu mình là người được phụ trách việc in ấn tiền của Nhà nước, M sẽ in ra rất nhiều tiền để được cho tiêu một cách thoải mái. Theo em, việc in ấn tiền một cách không có kế hoạch như vậy sẽ dẫn đến tình trạng gì?
Trả lời:
Việc in ấn tiền không có kế hoạch, sẽ khiến nguồn tiền trong lưu thông dư thừa, mất đi giá trị của đồng tiền, vật giá leo thang hay dẫn đến tình trạng lạm phát.
Câu 5: Theo em, tình trạng siêu lạm phát ảnh hưởng như thế nào tới nền kinh tế?
Trả lời:
Tình trạng siêu lạm phát làm giảm nghiêm trọng sức mua của toàn bộ người dân và cả các tổ chức trong nước. Điều này dẫn đến bóp méo nền kinh tế chú trọng về việc tích trữ tài sản hữu hình. Các cơ sở tiền tệ sẽ tháo chạy khỏi nền kinh tế siêu lạm phát này, kinh tế sẽ suy thoái nghiêm trọng cho dù nội tệ hay ngoại tệ có mạnh đến đâu.
- VẬN DỤNG CAO (5 câu)
Câu 1: Năm 2008, nền kinh tế Việt Nam chịu tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm, lạm phát tăng cao. Nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững, trong đó kiềm chế lạm phát là ưu tiên hàng đầu, chính sách tiền tệ đã được điều hành theo xu hướng thắt chặt hơn thông qua các biện pháp:
- Tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc
- Phát hành 20.300 tỉ đồng trái phiếu cho các ngân hàng thương mại nhằm hút bớt tiền trong lưu thông;
- Khống chế tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức 30% năm. Chính sách tiền tệ thắt chặt đã đưa mức lạm phát từ 19,89% năm 2008 xuống còn 6,52% năm 2009, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Theo em, các biện pháp Chính Phủ đã thực hiện làm tăng hay giảm lượng tiền mặt trong lưu thông? Việc thực hiện các biện pháp đó trong giai đoạn 2008 – 2009 để kiềm chế, kiểm soát lạm phát là hiệu quả hay không hiệu quả?
Trả lời:
Theo em, các biện pháp Chính phủ đã thực hiện giảm lượng tiền mặt trong lưu thông. Việc thực hiện các biện pháp đó trong giai đoạn 2008 - 2009 đã kiềm chế, kiểm soát lạm phát là hiệu quả.
Câu 2: Để mua được một ổ bánh mỳ người dân Zimbabwe phải bỏ ra số tiền tương ứng với 300 tỷ đô la Zimbabwe và 45 tỷ một khay trứng với 30 quả trứng. Những người dân Châu Phi này được gọi với cái tên khá châm biếm “Tỉ phủ đói ăn”. Phải chi tiền tỷ cho việc mua bán các nhu yếu phẩm hàng ngày nên dần dần người dân Zimbabwe chuyển từ cách mua sang đổi các đồ vật để lấy các đồ vật có giá trị tương ứng. Theo em, sự tụt giá không phanh của đồng tiền đã dẫn đến điều gì trong cuộc sống của người dân?
Trả lời:
Sự tụt giá không phanh của đồng tiền khiến cuộc sống của người dân Zimbabwe trở nên khốn khổ, phải chi trả rất nhiều tiền cho những chi phí thiết yếu của đời sống.
Câu 3: M đang tính hè này sẽ đi làm kiếm thêm tiền tiêu vặt để không cần phải xin bố mẹ quá nhiều. Em vô tình đọc được thông tin giá của một bắp ngô tại Zimbabwe lên tới 2.000.000 ZWL, em mới thoáng nghĩ tới nếu ở Việt Nam mà cũng được giá như vậy thì em chỉ cần đi bán ngô trong 1 tuần là có thể có vô số tiền để tiêu. Theo em, suy nghĩ của M có chín chắn chưa?
Trả lời:
Suy nghĩ của M trong trường hợp này là chưa chín chắn. Vì M chưa tìm hiểu về đời tình hình lạm phát của Zimbabwe, mọi thứ ở đây trở nên đắt đỏ và điều này không làm cuộc sống của người dân giàu có hơn mà ngày càng rơi vào tình trạng khốn đốn. Một bắp ngô với giá cao như vậy chứng tỏ tình hình lạm phát của quốc gia này đang rơi vào mức báo động.
Câu 4: Em hãy nêu các ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của lạm phát đối với một quốc gia.
Trả lời:
* Ảnh hưởng tích cực:
Khi tốc độ lạm phát còn trong mức độ lạm phát tự nhiên, tức là dưới 10% sẽ mang lại một số lợi ích cho nền kinh tế như:
+ Kích thích tiêu dùng, hiện tượng cho vay, đầu tư vốn và giảm tình trạng thất nghiệp trong xã hội.
+ Chính phủ có thêm khả năng lựa chọn công cụ kích thích đầu tư ở những lĩnh vực chưa phổ biến thông qua việc mở rộng tín dụng, phân phối lại nguồn thu nhập và đầu tư có chọn lọc về nguồn nhân lực theo định hướng mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đề ra.
* Ảnh hưởng tiêu cực
Tác động trực tiếp đến lãi suất, tức là khi lãi suất trên danh nghĩa của những khoảnvay tăng lên người vay không đủ khả năng trả thì sẽ dẫn đến thất nghiệp gia tăng và ảnh hưởng đến nền kinh tế như:
+ Lạm phát làm ảnh hưởng đến thu nhập thực tế.
+ Phấn khối các khoản thu nhập trở nên bất bình đẳng.
Câu 5: Hãy nêu một số chính sách kiểm soát và kiềm chế lạm phát của Nhà nước mà em biết.
Trả lời:
Một số chính sách để kiểm soát và kiềm chế lạm phát của Nhà nước:
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện chích sách tiền tệ thận trọng, chắc chắn, đảm bảo được tính chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với chính sách tài khóa và các chính sách khác.
- Bộ kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, triển khai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, ba chương trình mục tiêu quốc gia.
- Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương làm tốt công tác an sinh xã hội, đảm bảo đời sống nhân dân.
=> Giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 6: Lạm phát