Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội
Bộ câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội, Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo
BÀI 13: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG THAM GIA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VÀ XÃ HỘI
(14 câu)
- NHẬN BIẾT (4 câu)
Câu 1: Em hãy cho biết quyền được tham gia quản lí Nhà nước và xã hội của công dân được hiểu như thế nào?
Trả lời:
Quyền được tham gia quản lí Nhà nước và xã hội của công dân là:
Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan Nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước. Hoạt động quản lý Nhà nước là một hoạt động mang nghĩa rộng và bao quát, khác với quản lý của khu vực, quản lý Nhà nước là hoạt động quản lý đặc biệt được thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội là quyền cơ bản của công dân về lĩnh vực chính trị được ghi nhận trong đạo luật cơ bản của Nhà nước. Theo đó, nhà nước bảo đảm cho công dân có quyền tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào việc quản lý nhà nước và xã hội. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.
Câu 2: Em hãy nêu nội dung của quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc tham gia vào quản lí Nhà nước và xã hội ở phạm vi cả nước và phạm vi cơ sở.
Trả lời:
Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc:
- Ở phạm vi cả nước, công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng cách tham gia biểu quyết và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân; tham gia đóng góp ý kiến, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật.
- Ở phạm vi cơ sở, công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội chủ yếu bằng cách: Theo dõi những nội dung công khai, bàn và quyết định những nội dung quan trọng thông qua hình thức bỏ phiếu công khai hoặc bỏ phiếu kín tạo các cuộc học cử tri hoặc thông qua hình thức phát phiếu lấy ý kién; tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định; tham gia giám sát những hoạt động của chính quyền theo quy định của pháp luật.
Câu 3: Công dân có nghĩa vụ gì trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
Trả lời:
Công dân có nghĩa vụ tuân thủ quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội; tôn trọng quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội của người khác; không lợi dụng quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội để vi phạm pháp luật hoặc xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của chủ thể khác.
Câu 4: Những hành vi vi pham về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội sẽ bị xử lí như thế nào?
Trả lời:
Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường theo các quy định của pháp luật.
- THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Công dân Việt Nam có thể tham gia vào quản lí nhà ước và xã hội theo mấy hình thức? Đó là những hình thức nào?
Trả lời:
Công dân Việt Nam có thể tham gia vào quản lí nhà nước và xã hội thông qua 2 hình thức:
* Hình thức gián tiếp:
+ Công dân thực hiện quyền tham gia quản lý Nhà nước bằng việc thực hiện các quyền bầu cử đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân. Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân phải chịu sự giám sát, chất vấn của nhân dân về quản lý Nhà nước.
+ Nhà nước cho phép công dân thông qua tổ chức mà mình là thành viên tham gia vào hoạt động quản lý Nhà nước thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.
* Hình thức trực tiếp:
+ Công dân thực hiện quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội bằng cách tham gia ứng cử Đại biểu Quốc hội hoặc ứng cử vào Hội đồng nhân dân các cấp. Nếu có đủ tiêu chuẩn theo quy định, công dân có thể tham gia ứng cử vào các vị trí quạn trọng của Nhà nước để thực hiện việc quản lý nhà nước.
+ Công dân có thể tham gia hoạt động trong các cơ quan Nhà nước thông qua việc tuyển dụng theo năng lực, trình độ chuyên môn mà công dân có thể được tuyển dụng vào cơ quan Nhà nước hoặc được bổ nhiệm vào những vị trí cụ thể trong bộ máy Nhà nước. Việc này nhằm để đảm bảo việc quản lý nhà nước của công dân hiện nay.
+ Công dân có thể tham gia thảo luận và đưa ra ý kiến trực tiếp đối với các vấn đề ở tầm quốc gia khi nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý. Khi ấy, nhân dân có thể đưa ra ý kiến đóng góp của mình vào hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
Câu 2: Công dân cần có những điều kiện gì để tham gia vào việc quản lí nhà nước và xã hội.
Trả lời:
Điều kiện để công dân tham gia vào việc quản lí nhà nước và xã hội:
Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Pháp luật quy định công dân có quyền tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân. Công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp tính đến ngày bầu cử được công bố.
Câu 3: Vì sao công dân có quyền tham gia vào việc quản lí nhà nước và xã hội.
Trả lời:
Công dân có quyền quản lí nhà nước và xã hội vì nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa là nhà nước "của dân, do dân và vì dân", vì vậy việc tham gia bộ máy quản lý nhà nước nhằm phát huy tích cực quyền làm chủ của mọi công dân dưới chế độ XHCN, nhà nước đảm bảo công dân thực hiện quyền dân chủ của mình trên nguyên tắc "Dân biết, Dân bàn, Dân làm, Dân kiểm tra".
Nhà nước tạo điều kiện cho công dân được tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng hai cách:
+ Trực tiếp: tự mình tham gia các công việc quản lí nhà nước và xã hội
+ Gián tiếp: thông qua các đại biểu, để các đại biểu có thẩm quyền giải quyết các nguyện vọng.
Câu 4: Em hãy nêu một số ví dụ về quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc tham gia vào quản lí nhà nước và xã hội.
Trả lời:
Một số ví dụ về quyền của công dân trong việc tham gia vào quản lí nhà nước và xã hội:
- Người dân tham gia xây dựng, đóng góp ý kiến xây dựng nội quy ở xã, phường về nếp sống, bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội và các quy định khác.
- Công dân tham gia góp ý xây dựng về các dự thảo luật sửa đổi như dự thảo sửa đổi Luật Đất đai.
- Tố cáo những hành vi, những việc làm sai trái của cơ quan nhà nước, có thể là ủy ban phường, các cơ quan hành chính về các hành vi vi phạm như nhận hối lộ, quan liêu, ...
- Công dân tham gia bàn bạc, quyết định một số chủ trương xây dựng các công trình công cộng.
- VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân về dự thảo Hiến pháp mới, anh B đã mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình về các điểm chưa hài lòng. Theo em, việc làm của anh B đã thực hiện tốt quyền tham gia vào quản lí nhà nước, xã hội của công dân hay chưa?
Trả lời:
Anh B đã thực hiện tốt quyền tham gia vào quản lí nhà nước của mình, thông qua hành động mạnh dạn đưa ra ý kiến đóng góp về các điểm mà anh chưa thấy hài lòng.
Câu 2: Công dân có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước xã hội.
Trả lời:
Công dân có trách nhiệm tìm hiểu những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội; xây dựng ý thức tự giác thực hiện quy định về quyền này. Đồng thời, vận động những người xung quan chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
Câu 3: Khi phát hiện ra các sai lệch trong quá trình thực hiện chi trả tiền trợ cấp cho nhân dân, anh P đã trực tiếp đứng lên nói về các hậu quả mà việc này có thể đem lại trước toàn thể cán bộ địa phương. Việc làm của anh P có đúng hay không?
Trả lời:
Việc làm của anh P là đúng, anh P đã thay mặt nhân dân nói lên tiếng lòng, những điểm sai sót bất công còn tồn tại để mang về những quyền lợi chính đáng cho bản thân anh và mọi người dân địa phương.
Câu 4: Công dân có quyền hạn như thế nào trong việc thực hiện các hành động nhằm thực hiện các quyền, nghĩa vụ về việc công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội?
Trả lời:
+ Công dân có quyền tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở và cả nước.
+ Nhà nước tạo điều kiện cho nhân dân tham gia vào quá trình quản lí nhà nước, xã hội; công khai minh bạch trong việc tiếp nhận các ý kiến phản hồi của công dân.
- VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Lý A Pua muốn tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã nhưng bị chồng là A Tráng gạt đi với lý do: “ Là đàn bà con gái, lại là người dân tộc thiểu số, ai cho tham gia quản lý nhà nước . Thôi bỏ đi, làm hòa giải viên ở bản Tà Pua này là đủ rồi”. A Pua băn khoăn không biết pháp luật quy định như thế nào về quyền bình đẳng trong việc tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội?
Trả lời:
Theo quy định của pháp luật Việt Nam mọi công dân không phân biệt nam, nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng tôn giáo đều có thể tham gia vào quản lí nhà nước, quản lí xã hội.
Câu 2: Được sự tín nhiệm của người dân, bà X - chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn đã được bầu vào Hội đồng nhân dân xã. Bà rất vui mừng nhưng cũng lo lắng, băn khoăn không biết với tư cách là đại biểu Hội đồng nhân dân - người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân ở địa phương, bà X có trách nhiệm gì trước nhân dân?
Trả lời:
+ Là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của người dân địa phương.
+ Có trách nhiệm xử lí kịp thời các kiếu lại tố cáo của người dân.