Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo bài 8: Đạo đức kinh doanh
Bộ câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo bài 8: Đạo đức kinh doanh, Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo
BÀI 8: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
(15 câu)
- NHẬN BIẾT (4 câu)
Câu 1: Em hãy cho biết khái niệm đạo đức là gì? Đạo đức trong kinh doanh được hiểu như thế nào?
Trả lời:
+ Đạo đức là hệ thống quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự nguyện điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, xã hội.
+ Đạo đức trong kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mục có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh.
Câu 2: Biểu hiện của đạo đức trong kinh doanh được thể hiện ở những nguyên tắc nào?
Trả lời:
Biểu hiện của đạo đức trong kinh doanh được thể hiện ở những nguyên tắc:
- Tính trung thực.
- Tôn trọng con người.
- Gắn liền lợi ích của doanh nghiệp cùng với lợi ích khách hàng, xã hội.
- Coi trọng hiệu quả với trách nhiệm xã hội.
- Giữ bí mật, trung thành với trách nhiệm.
Câu 3: Em hãy cho biết vai trò của đạo đức kinh doanh là gì?
Trả lời:
Vai trò của đạo đức kinh doanh là:
+ Thay đổi thái độ, điều chỉnh hành vi của các chủ thể theo hướng tích cực.
+ Nâng cao danh tiếng, tạo lập niềm tin, uy tín với khách hàng.
+ Nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đầy sự phát triển của doanh nghiệp.
+ Góp phần xây dựng quan hệ xã hội lành mạnh, có trách nhiệm – nghĩa tình – văn minh – hiện đại.
Câu 4: Em hãy nêu các biểu hiện của đạo đức kinh doanh.
Trả lời:
Biểu hiện của đạo đức kinh doanh:
- Giữ chữ tín, trung thực, trách nhiệm, tôn trọng và bảo vệ lợi ích của khách hàng; hướng đến lợi ích chung và có lợi thế cho nhiều người.
- Thể hiện trong các mối quan hệ cụ thể:
+ Giữa chủ nghĩa sản xuất kinh doanh với khách hàng: giữ chữ tín, thể hiện đúng nghĩa vụ và cam kết; trung thực, trách nhiệm trong kinh doanh; không sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng,…
+ Giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh với người lao động: tôn trọng, đảm bảo lợi ích chính đáng củ người lao động theo đúng cam kết; đối xử bình đẳng, công bằng với nhân viên.
+ Giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh với cộng đồng, xã hội: tích cực thực hiện trách nhiệm xã hội; tuân thủ các quy định của pháp luật.
+ Giữa các chủ thể sản xuất kinh donah với nhau: vừa hợp tác vừa cạnh tranh làn mạnh.
- THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Em hãy cho biết sự khác nhau giữa đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội là gì?
Trả lời:
Sự khác nhau giữa đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội:
+ Đạo đức kinh doanh xoay quanh các yếu tố kinh doanh của một doanh nghiệp như lợi nhuận. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp lại liên quan đến nghĩa vụ của doanh nghiệp đến cộng đồng.
+ Đạo đức kinh doanh được hình thành trên các nguyên tắc và chuẩn mực như: tính trung thực của doanh nghiệp, sự tôn trọng của doanh nghiệp đó đối với khách hàng, nhân viên, đối tác, đối thủ cạnh tranh,..còn đối với trách nhiệm xã hội thì được hình thành từ việc cam kết của doanh nghiệp đối với sự phát triển của chính doanh nghiệp đó và cộng đồng xã hội thông qua việc tuân thủ về các chuẩn mực xã hội.
+ Mục đích của đạo đức kinh doanh là mang lại lợi ích cho nhân viên và doanh nghiệp, tạo sự tin tưởng đến các khách hàng, đối tác, người tiêu dùng,..còn với trách nhiệm xã hội thì là đảm bảo các chuẩn mực của một cộng đồng được tuân thủ
+ Phạm vi hướng tới của đạo đức kinh doanh gồm các thành viên của doanh nghiệp và các bên liên quan đến doanh nghiệp như khách hàng, người tiêu dùng, đối tác còn trách nhiệm của xã hội là cho tất cả mọi người sống trong một cộng đồng.
+ Đạo đức kinh doanh mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, còn đối với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thì mang lại lợi ích cho tất cả mọi người
+ Đạo đức kinh doanh mang yếu tố bắt buộc, dựa trên những quy định mà pháp luật đưa ra, còn với trách nhiệm xã hội thì chủ yếu lại dựa trên tinh thần tự nguyện.
+ Nếu đạo đức kinh doanh thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên trong (ý chí của các chủ thể doanh nghiệp) thì trách nhiệm xã hội thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên ngoài (từ cộng đồng xã hội)
Câu 2: Em hãy cho biết vai trò của đạo đức trong kinh doanh trong trường hợp sau đây “Cửa hàng nhà anh H tạo ra một chiếc bảng để khách hàng có thể ghi lại ý kiến về trải nghiệm dịch vụ ở cửa hàng”.
Trả lời:
Việc đạo đức kinh doanh được thể hiện trong trường hợp này là sẵn sàng điều chỉnh những thiếu sót của cửa hàng để đem đến được dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
Câu 3: Công ty P chuyên sản xuất và kinh doanh mĩ phẩm. Công ty đã mua nguyên liệu, máy móc, bao bì, tem nhãn để sản xuất đóng gói mĩ phẩm ghi nhãn của một số cơ sở trong nước và ngoài nước để bán kiếm lời.
Em hãy xác định hành vi chưa phù hợp với đạo đức kinh doanh trong các trường hợp trên.
Trả lời:
Hành vi chưa phù hợp với đạo đức kinh doanh trong trường hợp trên là:
Công ty đã lợi dụng uy tín của người khác, doanh nghiệp khác để kinh doanh sinh ra lợi nhuận; làm giả các sản phẩm để nhằm mục đích sinh lời trong kinh doanh, việc làm này có thể ảnh hưởng đến quyền lợi và sức khỏe của người tiêu dùng.
Câu 4: Làm thế nào để có thể xây dựng được đạo đức trong doanh nghiệp?
Trả lời:
Một số phương pháp để xây dựng đạo đức trong doanh nghiệp:
+ Xây dựng bộ quy tắc ứng xử, đạo đức, hướng dẫn cho nhân viên thực hiện và luôn tuân thủ các nguyên tắc đã đặt ra. Nhà quản trị cấp cao nhất trong doanh nghiệp phải là người làm gương cho nhân viên cấp dưới của mình.
+ Có những hình phạt thích đáng cho những hành vi vi phạm đạo đức, nhằm răn đe và ngăn chặn kịp thời các hành vi tương tự.
+ Nâng cao nhận thức và tăng cường công tác phổ biến trong việc giáo dục đạo đức kinh doanh cho các cá nhân kinh doanh, người tiêu dùng…
+ Khuyến khích các doanh nhân, doanh nghiệp cố gắng nâng cao đạo đức kinh doanh bằng cách thực hiện những hình thức tôn vinh, khen thưởng các tổ chức, cá nhân đã thực hiện tốt những chuẩn mực đạo đức kinh doanh.
+ Thúc đẩy nâng cao vai trò của các cơ quan, ban ngành có thẩm quyền trong việc rà soát, ngăn chặn các hành vi phi đạo đức kinh doanh.
- VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Em hãy nêu một số ví dụ về đạo đức kinh doanh.
Trả lời:
Một số ví dụ về đạo đức kinh doanh:
+ Ưu tiên khách hàng: cung cấp cho khách hàng những giải pháp tốt nhất, để thể hiện sự tôn trọng đối với khách hàng.
+ Bình đẳng nơi làm việc: không có sự phân biệt giới tính, tầng lớp, màu da,… ở nơi làm việc, tất cả mọi người cần được đối xử và nhận được các chính sách đãi ngộ như nhau ở nơi làm việc.
+ Tổ chức các hoạt động tình nguyện: tổ chức các đợt tình nguyện nhằm hỗ trợ đời sống của người lao động, giúp làm bớt đi các gánh nặng đối với công nhân,… những hoạt động này tuy không nhiều nhưng lại giúp mọi người có được niềm tin, sự tin tưởng đối với doanh nghiệp.
+ Có nhận thức về môi trường: tổ chức các hoạt động kinh doanh không làm tác động đến môi trường, làm giảm thiểu các tác động đối với môi trường.
Câu 2: Là công ty sản xuất bao bì cung ứng cho các bên liên quan trên thị trường, công ty T luôn chú trọng tạo ra các sản phẩm với chất lượng tốt và thân thiện với môi trường nên được khách hàng tin tưởng đón nhận. Qua nhiều năm công ty vẫn luôn cố gắng mang tới các sản phẩm có chất lượng cao với giá cả phải chăng. Theo em việc công ty làm như vậy có sợ bị thua lỗ không?
Trả lời:
Công ty T là doanh nghiệp thực hiện được việc kinh doanh có đạo đức. Hình thức kinh doanh chú trọng đến người tiêu dùng, nhưng không có nghĩa là sẽ gây thu lỗ cho doanh nghiệp. Hơn nữa việc công ty kinh doanh có đạo đức sẽ có được sự tín nhiệm của khách hàng, sẽ có được sự ủng hộ của khách hàng.
Câu 3: Việc làm ăn của nhà ông Q ngày càng phát triển, ông nhận thấy sự phát triển có được ngày hôm nay không phải công sức của một mình ông mà do có được sự cố gắng của tất cả mọi người. Nên ông đã quyết định thưởng cho toàn thể nhân viên trong công ty một nửa tháng lương vào ngày thành lập công ty. Việc làm này của ông được toàn thể công ty đón nhận rất nhiệt tình. Theo em biểu hiện có đạo đức trong kinh doanh của ông Q được biểu hiện ở chỗ nào?
Trả lời:
Biểu hiện có đạo đức trong kinh doanh của ông Q được biểu hiện ở chỗ: Ông Q tôn trọng nhân viên của mình, kịp thời khen thưởng để động viên nhân viên cùng cố gắng.
Câu 4: Thấy các nguyên liệu sản xuất bánh kẹo ngày càng đắt lên, ông K quyết định nhập nguồn nguyên liệu khác rẻ hơn để có thể thu được lại lợi nhuận sản xuất. Theo em, để có đạo đức trong kinh doanh ông K nên làm như thế nào mới đúng?
Trả lời:
Trong trường hợp này, nếu các nguyên liệu đắt lên ông K có thể tăng giá thành sản phẩm đồng thời giải thích cho mọi người về sự tăng giá này, ông không nên mua các nguyên liệu với giá thành rẻ hơn để làm bánh vì điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và người tiêu dùng.
- VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Là quản lí của một công ty với nhiều nhân viên là người trẻ, bà K luôn tạo điều kiện cho các em có điều kiện để các em có thể học thêm các kĩ năng mới, những việc các bạn làm sai, bà luôn quan tâm chỉ bảo rõ ràng để các bạn biết lỗi và sửa. Bà K cũng luôn quan tâm, động viên đến hoàn cảnh gia đình của một số nhân viên gặp tình trạng khó khăn. Do vậy, nhân viên trong công ty luôn hết mình cống hiến và gắn bó với công ty. Theo em việc làm có đạo đức trong kinh doanh của bà K được thể hiện qua đâu và đem lại hiệu quả như thế nào?
Trả lời:
Việc làm có đạo đức của bà K được thể hiện qua các việc làm bà luôn quan tâm, chỉ dẫn, tạo điều kiện cho nhân viên hoàn thành nhiệm vụ của mình; những việc làm đó làm cho nhân viên trong công ty có động lực, cống hiến hết mình cho công việc.
Câu 2: Làm việc trên thương trường lâu năm, ông M tích lũy được khá nhiều bài học hay về việc kinh doanh. Theo ông M điều cần thiết khi thực hiện công việc kinh doanh đó là phải tạo được ra uy tín, để khách hàng có thể tin tưởng mình thì cần phải thực hiện chỉn chu từng công đoạn nhỏ nhất để đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng. Vì tiêu chí đó nên việc kinh doanh của ông M luôn phát triển. Theo em, việc có đạo đức trong kinh doanh của ông M đã mang lại điều kiện thuận lợi gì cho việc kinh doanh của ông?
Trả lời:
Việc có đạo đức trong kinh doanh của ông M đã tạo được sự uy tín, sự tín nhiệm trong việc làm ăn kinh doanh của mình.
Câu 3: Từ khi khởi nghiệp, doanh nghiệp M đã xuất phát từ nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng để chủ động đổi mới và sáng tạo trong việc tạo ra nhiều loại sản phẩm độc đáo, có chất lượng. Người tiêu dùng ngày càng tin tưởng vào các sản phẩm của doanh nghiệp, thị phần được mở rộng, năng lực cạnh tranh cùng danh tiếng của doanh nghiệp từng bước được nâng cao. Đồng thời, doanh nghiệp cũng ngày càng chú trọng phát triển quan hệ, hỗ trợ cộng đồng với những việc làm có ý nghĩa.
Em hãy nhận xét việc làm của doanh nghiệp M và chỉ ra được các biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong trường hợp trên.
Trả lời:
Những biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong trường hợp trên:
+ Dựa trên nhu cần, thị hiếu của người tiêu dùng để sáng tạo đưa ra các loại sản phẩm độc đáo, có chất lượng.
+ Chú trọng phát triển quan hệ, hỗ trợ công đồng với những việc làm có ý nghĩa.
=> Giáo án Kinh tế pháp luật 11 chân trời bài 8: Đạo đức kinh doanh