Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo bài 7: Năng lực cần thiết của người kinh doanh

Bộ câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo  bài 7: Năng lực cần thiết của người kinh doanh. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo

BÀI 7: NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH

 (15  câu)

 

  1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Theo em, năng lực kinh doanh là gì?

Trả lời:

Là tổng hợp các năng lực để người kinh doanh có thể vận hành được doanh nghiệp của mình một cách thuận lợi.

Câu 2: Theo em, người thực hiện được thành công kế hoạch kinh doanh là người như thế nào?  

Trả lời:

Người thực hiện được thành công các kế hoạch kinh doanh là một người có những năng lực cần thiết của một người kinh doanh. 

Câu 3: Em hãy cho biết các năng lực cần thiết của người kinh doanh.         

Trả lời:

Những năng lực cần thiết của người kinh doanh:

+ Năng động, sáng tạo.

+ Chuyên môn nghiệp vụ.

+ Quản lí, lãnh đạo.

+ Thiết lập quan hệ, nắm bắt thông tin.

+ Dự báo và kiểm soát rủi ro.

+ Huy động, khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực.

+ Ý chí, khát vọng đổi mới, vươn lên…

Câu 4: Em hãy cho biết các tiêu chí để đánh giá năng lực của một người hoạt động kinh doanh.    

Trả lời:

Các tiêu chí để đánh giá năng lực của người kinh doanh:

+ Điểm mạnh: Lợi thế của bản thân, công việc bản thân làm tốt.

+ Điểm yếu: Những điều cần hoàn thiện.

+ Cơ hội: Thông tin, nhu cầu, điều kiện thuận lợi,…

+ Thách thức: Những trở ngại có thể gặp phải.

 

  1. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Theo em, việc có năng lực tạo dựng mối quan hệ sẽ giúp ích cho việc kinh doanh như thế nào?

Trả lời:

Việc tạo dựng được mối quan hệ tố sẽ giúp ích được cho việc kinh doanh như sau:

+ Có được người để tham khảo, trao đổi ý kiến về những vấn đề.

+ Người đồng hành trên thương trường, chia sẻ những khó khăn, khúc mắc trong quá trình thực hiện các mục tiêu kinh doanh.

+ Học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc kinh doanh.

 

Câu 2: Việc nhạy bén trong việc nắm bắt các thông tin đem đến cho doanh nghiệp những lợi ích gì.  

Trả lời:

Việc nhạy bén trong việc nắm bắt các thông tin đem đến cho doanh nghiệp các lợi ích sau đây:

+ Nắm bắt được xu thế của thị trường.

+ Tạo ra được sản phẩm, chiến lược phù hợp với thị hiếu của khách hàng, tạo ra được sự đột phá trong sản phẩm của các lĩnh vực.

+ Tối ưu được các chi phí trong việc sản xuất ra sản phẩm do nắm bắt được các thông tin về khách hàng tiềm năng, xu hướng của thị trường.

Câu 3: Để tạo ra được sự mới mẻ trong các hoạt động kinh doanh, chủ thể kinh doanh cần có những năng lực nào?

Trả lời:

Để tạo ra được sự mới mẻ trong các hoạt động kinh doanh, chủ thể kinh doanh cần có những năng lực sau đây:

+ Kĩ năng quan sát, nắm bắt thị trường.

+ Đánh giá được thị hiếu của người tiêu dùng.

+ Có tư duy sáng tạo cộng với khả năng kết hợp những với thực tiễn.

 

Câu 4: Theo em, năng lực lãnh đạo giúp cho người kinh doanh làm chủ được những điều gì khi thực hiện kế hoạch kinh doanh? 

Trả lời:

- Vai trò của năng lực lãnh đạo:

  • Xây dựng môi trường làm việc phù hợp, hiệu quả cao.
  • Giúp nhân viên khám phá điểm mạnh bản thân.
  • Dẫn dắt cả tập thể cùng phát triển.
  • Khả năng lãnh đạo.
  • Có vốn kiến thức sâu rộng.
  • Nhanh chóng giải quyết các vấn đề.
  • Sử dụng nhân lực hiệu quả

è Khả năng lãnh đạo sẽ giúp chủ thể kinh doanh định hướng được hướng đi đúng đắn cho các kế hoạch đã đề ra, dẫn dắt được doanh nghiệp đi lên đúng hướng.

 

  1. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Anh H đã vượt qua được giai đoạn khó khăn của công ty nhờ có sự trợ giúp của các mối quan hệ làm ăn trên trường. Theo em, anh H đã vận dụng năng lực nào để giúp công ty vượt được qua những lúc khó khăn?

Trả lời:

Để vực được công ty qua các giai đoạn khó khăn anh H đã vận dụng triệt để năng lực tạo dựng mối quan hệ, tìm kiếm được sự giúp đỡ của các đối tác trên thị trường. 

 

Câu 2: Gần đây nhận thấy các bạn học sinh rất thích thú với những món ăn vặt như khoai tây chiên, trứng gà nướng,… ông P quyết định mở một gian hàng ăn vặt cạnh trường học để kiếm thêm thu nhập. Theo em, ông P đã vận dụng điều gì để có thể đưa được ra phương án kinh doanh cho mình?

Trả lời:

Phương án kinh doanh của ông P ra đời là do:

Ông P đã vận dụng được kĩ năng nắm bắt thị trường, tìm được ra các xu thế đang thịnh hành trong thị trường để đưa ra được phương án kinh doanh phù hợp với cá nhân mình. 

Câu 3: Anh M có dự định đầu tư vào ngành chăn nuôi thủy hải sản, nhưng do không có đủ vốn để xây dựng trang trại nên các ấp ủ của anh còn dừng lại ở những kế hoạch. Theo em, anh M nên áp dụng kĩ năng gì để có thể sớm ngày thực hiện các đam mê anh muốn thực hiện?

Trả lời:

Để có được vốn kinh doanh, anh M có thể làm theo các cách sau đây:

+ Hỏi vay tiền cảu những người thân trong gia đình.

+ Làm hồ sơ vay vốn làm ăn từ Ngân hàng Nhà nước.

+ Huy động sự giúp đỡ từ những mối quan hệ làm ăn.

Câu 4: Để có được ý tưởng kinh doanh cho mình, anh H đã tham gia rất nhiều các hội thảo, đọc nhiều tài liệu liên quan với ngành nghề mà mình đang có ý định kinh doanh. Theo em việc làm của anh H có ý nghĩa như thế nào đối với công việc kinh doanh của anh sau này?

Trả lời:

Những việc làm của anh H có ý nghĩa với việc kinh doanh của anh:

+ Lắng nghe tìm tòi được các thông tin thiết yếu về hướng kinh doanh mà anh H đang hướng tới.

+ Có cơ hội để trao đổi về các vấn đề mà mình đang thắc mắc với các chuyên gia ở hội thảo.

+ Nắm bắt được các xu thế đang thịnh hành đối với ngành nghề mà mình đang theo đuổi.

+ Có được cái nhìn khách quan hơn về những vấn đề trong kinh doanh mà anh còn đang thắc mắc. 

  1. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Anh H đam mê với việc kinh doanh từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, anh H đã luôn tìm đọc các thông tin liên quan đến việc tạo dựng kế hoạch kinh doanh. Năm tốt nghiệp đại học, anh về quê mở một xưởng kinh doanh đồ thủ công, đồ dùng thân thiện với môi trường. Vì số vốn mình tích góp được còn hạn chế nên anh đã kêu gọi vốn từ những người bạn bè, học hỏi, trau dồi thêm các kĩ năng cần thiết để có thể vận hành được doanh nghiệp một cách hiệu quả. Theo em, việc kinh doanh của anh H được duy trì và phát triển dựa vào các kĩ năng nền tảng nào?

Trả lời:

Việc kinh doanh của anh H được duy trì và phát triển dựa trên các kĩ năng nền tảng:

+ Niềm đam mê với sự nghiệp kinh doanh của anh H.

+ Sự học hỏi, tìm tòi những cái hay cái mới.

+ Khả năng mở rộng các mối quan hệ.

Câu 2: Để có thể tiếp cận được với đối tượng khách hàng là người trẻ bà P có thực hiện một số kế hoạch quảng các các mặt hàng, ngoài ra đưa ra một số chính sách giảm giá để thu hút các bạn trẻ đến trải nghiệm các dịch vụ tại quán. Chiến dịch của bà P được các bạn trẻ nhiệt tình đón nhận ý tưởng. Theo em việc đưa ra các chính sách mới để gần gũi hơn với các bạn trẻ của bà P được vận dụng từ các kĩ năng thực tế nào?

Trả lời:

Việc kinh doanh của bà P trở nên gần gũi với đối tượng khách hàng trẻ hơn là do năng lực mà  bà P đã có được những cái nhìn tổng quan, sự tỉ mỉ trong cách quan sát thị trường mang lại.

Câu 3: Bà H kinh doanh từ năm 16 tuổi và đã thành công trong ngành chế biến thủy hải sản. Bà mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà máy hiện đại. Sản phẩm của doanh nghiệp không chỉ được tiêu thụ tại các siêu thị lớn, nhỏ mà còn cả hệ thống bán lẻ. Không chỉ tạo ra được sản phẩm có chất lượng cao, giá cả ổn định, bà còn tạo vốn cho ngư dân và các đơn vị liên kết phát triển. Bà tích cực hợp tác với các nhà khoa học để chuyển giao khoa học công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng. Bà rất quan tâm đến đời sống của người lao động nữ. Bà đã được tặng nhiều bằng khen và danh hiệu vì những đóng góp của mình.

Em hãy đánh giá năng lực kinh doanh của bà H trong trường hợp trên.

Trả lời:

Năng lực kinh doanh của bà H được thể hiện:

+ Khả năng lãnh đạo, tầm nhìn sâu rộng thị trường và điều khiển việc làm ăn của doanh nghiệp: nắm bắt xu thế của ngành, mạnh dạn mở rộng quy mô kinh doanh, áp dụng các trang thiết bị hiện đại để nâng được năng suất và chất lượng sản phẩm làm ra.

+ Khả năng học hỏi: Tích cực hợp tác vớic các nhà khoa học để có được công nghệ làm việc một cách hiệu quả.

+ Khả năng quản lí nhân viên: Quan tâm đến đời sống của người lao động, đặc biệt là lao động nữ.

 

=> Giáo án Kinh tế pháp luật 11 chân trời bài 7: Năng lực cần thiết của người kinh doanh

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay