Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo bài 3: Lạm phát trong nền kinh tế thị trường
Bộ câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo bài 3: Lạm phát trong nền kinh tế thị trường, Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo
BÀI 3: LẠM PHÁT TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
(17 câu)
- NHẬN BIẾT (4 câu)
Câu 1: Em hãy cho biết thế nào là lạm phát.
Trả lời:
Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và đi kèm là sự mất giá trị của một loại tiền tệ.
Câu 2: Lạm phát được chia thành mấy loại. Hãy nêu hiểu biết khái quát về các loại lạm phát đó.
Trả lời:
Lạm phát được chia thành 3 loại dựa trên tỉ lệ lạm phát:
Lạm phát tự nhiên: tỉ lệ dưới 10% trên một năm.
Ở mức độ lạm phát này, lạm phát không ảnh hưởng đến kinh tế cũng như là cuộc sống sinh hoạt của người dân. Nói cách khách kinh tế vẫn hoạt động bình thường, ít xảy ra rủi ro và vẫn ổn định cuộc sống nhân dân.
Lạm phát phi mã: tỉ lệ từ 10 đến100% một năm.
Với mức độ này, lạm phát gây ảnh hưởng đến giá cả một cách nghiêm trọng. Cụ thể, giá cả tăng lên nhanh chóng và bất thường, dẫn đến nền kinh tế có biến động lớn.
Khi rơi vào tình trạng này, người dân có xu hướng tích trữ hàng hóa, mua vàng bạc, kinh doanh bất động sản và cho bay với mức tiền lãi xuất cao.
Câu 3: Em hãy cho biết các nguyên nhân dẫn đế lạm phát.
Trả lời:
Các gnuyên nhân dẫn đến lạm phát:
+ Do nhu cầu thị trường tăng: nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ của thị trường gia tăng một cách nhanh chóng khiến giá cả các mặt hàng bị đẩy lên cao dẫn đến mức giá chung của hàng hóa, dịch vụ tăng lên, làm giảm sức mua của đồng tiền.
+ Do chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng: khi giá cảu một hoặc vài yếu tố sản xuất (tiền lương, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu,…) tăng sẽ làm tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng, đẩy giá thành sản phẩm và kéo giá cả của hầu hết hàng hóa, dịch vụ khác tăng theo, làm giảm sức mua của đồng tiền.
+ Do cung ứng lượng tiền lưu thông trong nước tăng: khi ngân hàng nhà nước mua ngoại tệ, mua công trái, phát hành tiền mới làm lượng cung tiền lưu thông vượt lượng cầu tiền lưu thông, mức giá chung tăng, sức mua của đồng tiền giảm.
Câu 4: Em hãy cho biết hậu quả của lạm phát đối với nền kinh tế và xã hội là gì?
Trả lời:
Hậu quả của lạm phát đối với nền kinh tế và xã hội là:
- Đối với nền kinh tế: doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất – kinh doanh, giảm sản lượng, lãng phí các nguồn nhân lực sản xuất, thất nghiệp gia tăng.
- Đối với xã hội: thu nhập thực tế của người lao động giảm, đời sống khó khăng, phân hóa giàu nghèo trong xã hội tăng lên.
- THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Nhà nước có vai trò như thế nào trong việc kiểm soát lạm phát?
Trả lời:
Vai trò kiểm soát lạm phát của Nhà nước được thể hiện qua:
+ Chính sách phát triển sản xuất, kinh doanh: giúp doanh nghiệp khôi phục sản xuất, tăng sản lượng đáp ứng nhu cầu tăng của thị trường.
+ Chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng: đảm bảo mức cung tiền tệ hợp lí, giảm lãi xuất hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất.
+ Thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt: giảm thuế, cắt giảm đầu tư công, giảm bội thu chi ngân sách nhà nước để giảm lượng tiền trong lưu thông và giúp doanh nghiệp giảm được chi phí sản xuất.
+ Tăng cường chính sách an sinh xã hội: hỗ trợ hộ nghèo, hỗ trọ tiền thuê nhà, mua bảo hiểm cho công nhân, giúp giảm bớt khó khăn trong cuộc sống.
Câu 2: Khi lạm phát xảy ra sẽ tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh như thế nào?
Trả lời:
+ Tăng giá cả các yếu tố đầu vào của sản xuất.
+ Lạm phát tăng cao, khiến đời sống khó khăn, sức mua giảm, sản phẩm khó tiêu thụ, một số bộ phận doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể phải tạm ngừng sản xuất.
+ Phải cắt giảm nguồn nhân lực để cầm chừng, thu hẹp phạm vi hoạt động của doanh nghiệp.
+ Doanh nghiệp không tiếp cận được với các nguồn tín dụng cho việc duy trì sản xuất của mình vì lãi suất tín dụng tăng cao.
Câu 3: Vì sao các doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường, nghiên cứu thị hiếu của người tiêu dùng khi đưa ra một sản phẩm mới.
Trả lời:
Các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng khi đưa ra một sản phẩm mới ra thị trường là vì:
+ Sử dụng được triệt để nguồn lực của doanh nghiệp.
+ Đưa được ra các sản phẩm đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng.
+ Dễ dàng hơn trong khâu tiêu thụ các sản phẩm đầu ra, hạn chế được các sản phẩm tồn kho một cách đáng kể.
Câu 4: Đời sống của người lao động bị ảnh hưởng như thế nào khi lạm phát tăng?
Trả lời:
Những tác động của lạm phát đối với người lao động:
+ Đồng tiền mất giá khiến thu nhập thực tế của người lao động bị giảm sút.
+ Có nguy cơ bị mất việc làm do chính sách cắt giảm nhân sự, cắt giảm hợp đồng để giảm bớt đi nguồn tiền vốn duy trì của doanh nghiệp.
+ Lạm phát tăng kiến các chi phí cho đời sống tăng lên, người lao động phải thắt chặt chi tiêu và chi trả nhiều tiền hơn cho sinh hoạt phí.
- VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Em hãy kể một vài ví dụ chúng ta có thể làm để thích ứng trong cuộc sống trong trường hợp có lạm phát xảy ra.
Trả lời:
Một vài ví dụ chúng ta có thể làm trong trường hợp xảy ra lạm phát:
- Thực hiện các mục tiêu tiết kiệm chi tiêu cá nhân.
- Hạn chế các việc vui chơi, giải trí tốn kém.
- Thắt chặt các khoản chi tiêu không đáng có.
- Đầu tư chi tiêu có kế hoạch, tránh các thất thoát không đáng có, ảnh hưởng đến cuộc sống.
Câu 2: Vào năm 2008 siêu lạm phát ở Zimbabwe đã gây ra các thiệt hại nghiêm trọng đến nền kinh tế của nước trong khu vực Nam Phi này. Theo em lí do nào kiến cho nền kinh tế của nước này lại rơi vào lạm phát?
Trả lời:
Những nguyên nhân gây ra lạm phát tại Zimbabwe:
- Do các phương án cải cách ruộng đất không hiệu quả dẫn đến hệ quả là sản lượng của nước này liên tục tụt giảm trong một thời gian dài.
- Chi tiêu của chính phủ tăng lên trong khi nguồn thuế càng ngày càng thụt giảm dẫn đến nhà nước phải in thêm tiền.
- Người dân ồ ạt di cư ra nước ngoài, khiến cho nguồn nhân lực lao động ở Zimbabwe bị giảm nghiêm trọng.
Câu 3: M từng có mơ ước nếu mình là người được phụ trách việc in ấn tiền của Nhà nước, M sẽ in ra rất nhiều tiền để được cho tiêu một cách thoải mái. Theo em, việc in ấn tiền một cách không có kế hoạch như vậy sẽ dẫn đến tình trạng gì?
Trả lời:
Việc in ấn tiền không có kế hoạch, sẽ khiến nguồn tiền trong lưu thông dư thừa, mất đi giá trị của đồng tiền, vật giá leo thang hay dẫn đến tình trạng lạm phát.
Câu 4: Nhà nước có vai trò như thế nào trong việc kiểm soát lạm phát của một quốc gia.
Trả lời:
Vai trò của nhà nước trong việc kiểm soát lạm phát của một quốc gia:
- Giảm bớt lượng tiền trong lưu thông
+ Ngừng phát hành tiền trong lưu thông nhằm giảm lượng tiền đưa vào lưu thông trong xã hội.
+ Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Đây là biện pháp nhằm giảm lượng cung tiền vào thị trường.
+ Nâng lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tiền gửi.
+ Giảm chi ngân sách
+ Tăng tiền thuế tiêu dùng nhằm giảm bớt nhu cầu chi tiêu cá nhân trong xã hội, tăng hàng hóa dịch vụ cung cấp trong xã hội.
- Tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng nhằm cân bằng với tiền trong lưu thông.
+ Khuyến khích tự do mậu dịch.
+ Giảm thuế.
- Đi vay các viện trợ nước ngoài.
- VẬN DỤNG CAO (5 câu)
Câu 1: Để mua được một ổ bánh mỳ người dân Zimbabwe phải bỏ ra số tiền tương ứng với 300 tỷ đô la Zimbabwe và 45 tỷ một khay trứng với 30 quả trứng. Những người dân Châu Phi này được gọi với cái tên khá châm biếm “Tỉ phủ đói ăn”. Phải chi tiền tỷ cho việc mua bán các nhu yếu phẩm hàng ngày nên dần dần người dân Zimbabwe chuyển từ cách mua sang đổi các đồ vật để lấy các đồ vật có giá trị tương ứng. Theo em, sự tụt giá không phanh của đồng tiền đã dẫn đến điều gì trong cuộc sống của người dân?
Trả lời:
Sự tụt giá không phanh của đồng tiền khiến cuộc sống của người dân Zimbabwe trở nên khốn khổ, phải chi trả rất nhiều tiền cho những chi phí thiết yếu của đời sống.
Câu 2: M đang tính hè này sẽ đi làm kiếm thêm tiền tiêu vặt để không cần phải xin bố mẹ quá nhiều. Em vô tình đọc được thông tin giá của một bắp ngô tại Zimbabwe lên tới 2.000.000 ZWL, em mới thoáng nghĩ tới nếu ở Việt Nam mà cũng được giá như vậy thì em chỉ cần đi bán ngô trong 1 tuần là có thể có vô số tiền để tiêu. Theo em, suy nghĩ của M có chín chắn chưa?
Trả lời:
Suy nghĩ của M trong trường hợp này là chưa chín chắn. Vì M chưa tìm hiểu về đời tình hình lạm phát của Zimbabwe, mọi thứ ở đây trở nên đắt đỏ và điều này không làm cuộc sống của người dân giàu có hơn mà ngày càng rơi vào tình trạng khốn đốn. Một bắp ngô với giá cao như vậy chứng tỏ tình hình lạm phát của quốc gia này đang rơi vào mức báo động.
Câu 3: Em hãy nêu các ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của lạm phát đối với một quốc gia.
Trả lời:
* Ảnh hưởng tích cực:
Khi tốc độ lạm phát còn trong mức độ lạm phát tự nhiên, tức là dưới 10% sẽ mang lại một số lợi ích cho nền kinh tế như:
+ Kích thích tiêu dùng, hiện tượng cho vay, đầu tư vốn và giảm tình trạng thất nghiệp trong xã hội.
+ Chính phủ có thêm khả năng lựa chọn công cụ kích thích đầu tư ở những lĩnh vực chưa phổ biến thông qua việc mở rộng tín dụng, phân phối lại nguồn thu nhập và đầu tư có chọn lọc về nguồn nhân lực theo định hướng mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đề ra.
* Ảnh hưởng tiêu cực
Tác động trực tiếp đến lãi suất, tức là khi lãi suất trên danh nghĩa của những khoảnvay tăng lên người vay không đủ khả năng trả thì sẽ dẫn đến thất nghiệp gia tăng và ảnh hưởng đến nền kinh tế như:
+ Lạm phát làm ảnh hưởng đến thu nhập thực tế.
+ Phấn khối các khoản thu nhập trở nên bất bình đẳng.
Câu 4: Hãy nêu một số chính sách kiểm soát và kiềm chế lạm phát của Nhà nước mà em biết.
Trả lời:
Một số chính sách để kiểm soát và kiềm chế lạm phát của Nhà nước:
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện chích sách tiền tệ thận trọng, chắc chắn, đảm bảo được tính chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với chính sách tài khóa và các chính sách khác.
- Bộ kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, triển khai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, ba chương trình mục tiêu quốc gia.
- Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương làm tốt công tác an sinh xã hội, đảm bảo đời sống nhân dân.
Câu 5: Em hãy cho biết giá cả các hàng hóa và dịch vụ tăng lên liên tục trong một khoảng thời gian nhất định sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống kinh tế của gia đình em.
Trả lời:
Khi giá cả dịch vụ của các hàng hóa tăng lên liên tục trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình. Các hộ gia đình phải lo cắt giảm các chi tiêu, thắt chặt các khoản chi tiêu trong đời sống hằng ngày, phải bỏ ra nhiều tiền hơn cho các sinh hoạt phí, những khoản chi tiêu thiết yếu.
=> Giáo án Kinh tế pháp luật 11 chân trời bài 3: Lạm phát trong kinh tế thị trường