Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử

Bộ câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử, Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo

BÀI 14: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ BẦU CỬ VÀ ỨNG CỬ

 (14  câu)

 

  1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Em hãy cho biết quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc bầu cử và ứng cử được hiểu như thế nào?

Trả lời:

Quyền bầu cử và quyền ứng cử là các quyền dân chủ cơ brn của công dân trong lĩnh vực chính trị, thông qua đó, nhân dân thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của mình để bầu ra các cơ quan quyền lực của nhà nước.

Câu 2: Em hãy cho biết một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bầu cử và ứng cử.

Trả lời:

Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bầu cử và ứng cử:

+ Công dân đủ tuổi theo luật định có quyền bầu cử (đủ 18 tuổi trở lên), ứng cử (đủ 21 tuổi trở lên) đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp.

+ Quyền bầu cử, ứng cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc bầu phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

+ Trong một số trường hợp theo quy định của pháp luật, công dân không được pháp thực hiện quyền bầu cử và ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân Hội đồng nhân dân.

 

Câu 3: Một số quy định về nghĩa vụ của công dân trong quyền và nghĩa vụ của công dân trong bầu cử và ứng cử.

Trả lời:

Công dân có nghĩa vụ:

+ Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và quy định khác của pháp luật có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử, ứng cử.

+ Tự mình tham gia bầu cử, nghiên cứu kĩ tiêu chuẩn đại biểu, số lượng ứng cử viên và số đại biểu được bầu tại đơn vị bầu.

+ Cân nhắc, lựa chọn kĩ lưỡng, bầu đủ số lượng đại biểu được bầu là những ứng cử viên thật sự tiêu biểu, có kiến thức, năng lực phản ánh được ý chí và nguyện vọng chính đáng của nhân dân với cơ quan dân cử.

+ Phản bác, đấu tranh với những hành vi xâm phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử, ứng cử và mọi luận điệu xuyên tạc chống phá cuộc bầu cử của các thế lực thù địch.

Câu 4: Những hành vi vi phạm về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử sẽ bị xử phạt như thế nào?      

Trả lời:

Hành vi vi pham pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

  1. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Tại sao nói bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân? 

Trả lời:

+ Quyền bầu cử là quyền chính trị cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật quy định nhằm bảo đảm cho mọi công dân có đủ điều kiện thực hiện việc lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.

+ Thông qua bầu cử, công dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình, thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước, góp phần thiết lập bộ máy nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý xã hội. Vì vậy, thực hiện bầu cử là trách nhiệm của công dân đối với đất nước.

Câu 2: “Chỉ cần đủ 18 tuổi thì công dân có thể tham gia vào bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp”, theo em, ý trên có đúng hay không? 

Trả lời:

Ý kiến trên là sai: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – là người có quốc tịch Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên và có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về bầu cử đều có quyền bầu cử.

Câu 3: Vì sao không nên để người khác đi bầu cử thay mình?  

Trả lời:

Vì đó là quyền và nghĩa vụ của mỗi cá nhân, cử tri phải tự mình đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay; chỉ trừ các trong các trường hợp bất khả kháng đã được quy định sẵn thì có thể nhờ người đi bầu nhưng việc thông tin trên phiếu bầu phải hoàn toàn bí mật, không được tiết lộ.

Câu 4: Em hãy cho biết những trường hợp không được ứng cử đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân.

Trả lời:

Những trường hợp không được ứng cử đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân:

+ Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang chấp hành hình tù, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi nhân sự.

+ Người đang bị khởi tố bị can.

+ Người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án.

+ Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhưng chưa được xóa án tích.

+ Người đang chấp hành biện pháp xử lí hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục bắt buộc hoặc giáo dục tại xã, phường thị trấn.

  1. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Người bị Tòa án kết án phạt tù nhưng được hưởng án treo thì có được ghi tên vào danh sách cử tri để thực hiện quyền bầu cử không?

Trả lời:

Theo Khoản 1 Điều 30 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định: “Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri”.

è Như vậy, công dân đủ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự, bị Tòa án kết án phạt tù nhưng được hưởng án treo, nếu không bị tước quyền bầu cử (trong bản án không ghi hình phạt bị tước quyền bầu cử) vẫn có quyền bầu cử và được ghi tên vào danh sách cử tri ở nơi mình cư trú để tham gia bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.

Câu 2: Con trai ông T năm nay 18 tuổi nhưng cháu mắc bệnh tâm thần từ nhỏ, ông T thắc mắc con trai của mình có được tham gia bầu cử hay không?

Trả lời:

Trong trường hợp này, con ông T sẽ không được phép ghi tên vào danh sách cử tri vì con của ông có dấu hiệu của bệnh tâm thần, người mất năng lực hành vi dân sự nên không được phép tham gia vào quá trình bầu cử.

Câu 3: Chị H đi bầu cử, chị chia sẻ tên các ứng cử viên mà mình sẽ bầu cho chị T xem. Hành vi của chị H đã thực hiện đúng quyền bầu cử của công dân chưa?

Trả lời:

Khi đi bầu cử, danh sách các ứng viên mà mình bầu cho phải được giữ bí mật, không nên có hành động chia sẻ với người khác. Chị H đã không thực hiện đúng các yêu cầu của luật bầu cử đã ban hành.

Câu 4: Vì quá bận nên anh K đã nhờ người nhà đi bỏ phiếu bầu cử giúp, theo em hành động của ông K đã làm đúng nghĩa vụ của công dân đi bầu cử của công dân chưa?

Trả lời:

Hành động của ông K chưa thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân đi bầu cử:

Theo quy định của pháp luật, cử tri phải tự mình bỏ phiếu bầu cử, không được ủy thác cho người khác khi không thuộc trong các trường hợp được phép bỏ phiếu giúp như trong luật đã ban hành.

 

  1. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Ông H được nhà chính quyền giao cho làm việc kiểm phiếu trong lần bầu cử lần này tại địa phương. Bạn ông H là ông P, là ứng cử viên cho lần bầu cử lần này, đã lợi dụng tình bạn, yêu cầu công H làm thay đổi số phiếu bầu để chiếm được phần lợi về mình. Theo em, ông H nên làm gì để tránh được các hành vi vi phạm pháp luật?

Trả lời:

Trong trường hợp này ông H nên trình báo về việc làm của ông P lên cấp trên để có được nhận được giải pháp thỏa đáng, ông H không nên làm theo các yêu cầu của ông P vì làm như vậy là trái với pháp luật, ông hai ông đều có thể bị xử phạt.

Câu 2: Nhận thấy các ứng cử viên có được lợi thế trong quá trình tranh cử đều có nền tảng học vấn rất tốt, ông B đã tham gia một khóa học để nâng cao bằng cấp của mình nhưng không thể chờ được đến khi được cấp bằng nên ông đã dùng tiền mua chuộc để mình có thể được nhận một tấm bằng đẹp rồi đưa vào hồ sơ tham gia ứng cử. Theo em hành vi của ông B có xứng đáng được trở thành một Đại biểu đại diện cho tiếng nói của người dân hay không? 

Trả lời:

Việc làm của ông B không xứng đáng được trở thành một Đại biểu đại diện cho tiếng nói của người dân, vì qua những hành động của ông B có thể thấy được ông B không phải là một người trung thực.

 

 

=> Giáo án Kinh tế pháp luật 11 chân trời bài 14: Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay