Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo Chủ đề 7 (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo Chủ đề 7. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 7

QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN

Câu 1: Em hãy cho biết khái niệm của quyền bình đẳng là gì? 

Trả lời:

Quyền bình đẳng là một quyền cơ bản của con người. Đó là quyền được xác lập tư cách con người trước pháp luật; không bị pháp luật phân biệt đối xử, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ như nhau.

Câu 2: Em hãy nêu ý nghĩa của quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. 

Trả lời:

Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống con người và xã hội; giúp đảm bảo quyền và lợi ích tối thiểu của con người; đảm bảo công bằng dân chủ; định hướng cho việc xây dựng, giải thích và áp dụng pháp luật đối với đời sống con người và xã hội.

Câu 3: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc có ý nghĩa như thế nào? 

Trả lời:

Ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc:

- Là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết dân tộc. Không có bình đẳng thì không có đoàn kết thực sự.  - Là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết dân tộc. Không có bình đẳng thì không có đoàn kết thực sự.

- Là sức mạnh đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước, góp phần thực hiện được mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. - Là sức mạnh đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước, góp phần thực hiện được mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.

Câu 4: Vì sao cần quy định quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?

Trả lời:

Cần quy định quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là vì:

Đảm bảo quyền lợi của mọi người dân trước pháp luật là như nhau, không ai bị đối xử phân biệt, tất cả mọi người để được nhận những quyền lợi và phải thực hiện các nghĩa vụ như nhau đối với nhà nước. Tạo cho mọi người điều kiện như nhau để cùng vươn lên và phát triển.

Câu 5: Việc nhà nước ban hành một số chính sách ưu tiên, đãi ngộ đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số có ý nghĩa như thế nào trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?

Trả lời:

Việc nhà nước ban hành một số chính sách ưu tiên, đãi ngộ đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số có ý nghĩa:

+ Việc làm này cho thấy Chính phủ và Nhà nước luôn quan tâm đến đời sống của người dân trên mọi miền tổ quốc. + Việc làm này cho thấy Chính phủ và Nhà nước luôn quan tâm đến đời sống của người dân trên mọi miền tổ quốc.

+ Hỗ trợ các em học sinh có điều kiện, hoàn cảnh không được tốt để vươn lên phát triển, khẳng định bản thân, góp ích cho đời sống và xã hội. + Hỗ trợ các em học sinh có điều kiện, hoàn cảnh không được tốt để vươn lên phát triển, khẳng định bản thân, góp ích cho đời sống và xã hội.

Câu 6: Trên đường đi học về em phát hiện một nhóm người đang thực hiện hành vi trái với pháp luật, em sẽ làm gì trong tình huống này?

Trả lời:

Trên đường đi học về em gặp một nhóm người đang thực hiện hành vi trái pháp luật, em sẽ tìm cách báo sự việc cho cơ quan chức năng, để họ có các giải pháp để xử lí tình hình.

Câu 7: Gia đình ông P có xưởng sản xuất, chế tạo nhôm, chất thải của xưởng rất độc hại. Lợi dụng thời gian buông lỏng của chính quyền địa phương, nhà ông P thường xả thải các chất thải trực tiếp ra môi trường. Nếu em là người dân sống quanh khu dân cư em sẽ làm gì?  

Trả lời:

Nếu em là người dân sống quanh khu dân cư, trước hết em sẽ có những lời lẽ để nhắc nhở ông P về những việc làm không đúng của mình. Nếu ông P không có ý định sửa sai thì sẽ báo cáo những việc làm đó lên cơ quan chức năng, để cơ quan chức năng có các biện pháp giải quyết.

Câu 8: Chị H là người tật nguyền, từ nhỏ việc đi lại của chị đã gặp rất nhiều khó khăn, chị muốn được học lên Đại học và được làm công việc mà mình mơ ước. Bố mẹ chị luôn  có suy nghĩ là người tật nguyền sẽ không thể theo được các chương trình học tập áp lực tại trường và không muốn cho chị học lên tiếp.Theo em nhà nước ta có tạo điều kiện gì để người tật nguyền có thể theo học lên cao không?

Trả lời:

Luật của Nhà nước Việt Nam quy định, tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng như nhau ở mọi phương diện, mặc dù chị H là người tật nguyền nhưng chỉ cần chị có mong muốn được đến trường học tiếp, Nhà nước và trường học sẽ tạo mọi điều kiện giúp đỡ để chị có thể theo được các chương trình học.

Câu 9: Chính phủ đưa ra mục tiêu tất cả trẻ em trong độ tuổi đều được đến trường, thực hiện chủ trương này của nhà nước, tỉnh X đã hỗ trợ cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn mà có con đang theo học ở các cấp những khoản hỗ trợ để các em có thể có điều kiện để đến trường và hoàn thành được việc học hành. Qua nhiều năm thực hiện tình trạng trẻ em bỏ học theo bố mẹ lên nương rẫy giảm đáng kể, nhiều em tốt nghiệp cao đẳng, đại học có việc làm ổn định. Theo em, sự bình đẳng của công dân được thể hiện trong tình huống trên là gì?

Trả lời:

Sự bình đẳng được thể hiện trong tình huống trên là: Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp đỡ các em học sinh trong độ tuổi đến trường được tiếp cận với con chữ, giúp các em được tiếp cận với giáo dục, phát triển khả năng của bản thân.

Câu 10: Em K bị khuyết tật từ nhỏ, việc đến trường vẫn luôn là ước mơ của em từ khi còn nhỏ, nhưng do điều kiện đi lại khó khăn nên em đành phải dừng lại việc học của em từ rất sớm. Sau này dựa vào chính sách dạy nghề cho người khuyết tật, em được học các nghề thủ công, em có công việc làm, kiếm ra được những đồng tiền bằng chính bàn tay của mình, em thấy mình có ích cho xã hội và ngày càng trở nên lạc quan hơn về cuộc sống. Theo em, việc nhà nước quan tâm đến mọi cá nhân trong xã hội, tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội để phát triển thể hiện chủ trương gì của Đảng và Nhà nước?

Trả lời:

Sự công bằng giữa các người dân ở Việt Nam là tất cả mọi người đều được hưởng các quyền lợi và có các nghĩa vụ như nhau đối với Đảng và Nhà nước. Đối với các cá nhân kém may mắn, những người trong hoàn cảnh đặc biệt, luôn được tạo trao các cơ hội để có cơ hội hòa nhập, có cơ hội để vượt lên chính mình, trở thành người có ích trong xã hội.

Câu 11: Em hãy cho biết khái niệm của bình đẳng giới? 

Trả lời:

Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

Câu 12: Em hãy cho biết ý nghĩa của việc bình đẳng giới.   

Trả lời:

Ý nghĩa của bình đẳng giới:

+ Quyền bình đẳng giới nhằm xóa bỏ phân biệt đối xử về giới. + Quyền bình đẳng giới nhằm xóa bỏ phân biệt đối xử về giới.

+ Tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế – xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ; đồng thời thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. + Tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế – xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ; đồng thời thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

Câu 13: Đảng và Nhà nước đã thực hiện những gì để đảm bảo quyền bình đẳng giới?   

Trả lời:

Để đảm bảo quyền bình đẳng giới thực chất, Đảng và Nhà nước quy định các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trên các lĩnh vực chính trị, giáo dục và đào tạo, lao động, gia đình, kinh tế, xã hội. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt, đối xử về giới.

Câu 14: Em hãy nêu về quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị.

Trả lời:

- Quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị:  - Quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị:

+ Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội. + Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội.

+ Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức. + Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.

+ Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp. + Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

+ Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức. + Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức.

- Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm: - Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm:

+ Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; + Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới;

+ Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới. + Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.

Câu 15: Em hãy nêu quyền về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế.

Trả lời:

+ Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động. + Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động.

+ Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm: + Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm:

+ Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính theo quy định của pháp luật. + Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính theo quy định của pháp luật.

+ Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật. + Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật.

Câu 16: Công dân có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền bình đẳng giới.

Trả lời:

Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền bình đẳng giới:

Công dân cần tìm hiểu về các quy định pháp luật về bình đẳng giới, thực hiện đúng các quy định về bình đẳng giới. Có ý thức thực hiện và vận động mọi người thực hiện quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giới, đồng thời phê phán hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới. Thực hiện quy định về bình đẳng giới là trách nhiệm của mỗi cá nhân.

Câu 17: Em hãy cho biết thế nào là quyền bình đẳng giữa các dân tộc?  

Trả lời:

Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là:

Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa, không phân biệt chủng tộc, màu da… đều dược Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.

Công dân Việt Nam thuộc bất kỳ dân tộc nào đang sinh sống trên đất nước Việt Nam đều được hưởng quyền và nghĩa vụ ngang nhau.

Câu 18: Hãy nêu nội dung về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.    

Trả lời:

Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc:

- Là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc. - Là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc.

- Là điều kiện để khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc. - Là điều kiện để khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc.

- Thể hiện trên các phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,... - Thể hiện trên các phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,...

* Bình đẳng về chính trị

- Thể hiện thông qua quyền của công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia bộ máy nhà nước, thảo luận, góp ý về các vấn đề chung của cả nước; thực hiện qua hình thức dân chủ trực tiếp và gián tiếp. - Thể hiện thông qua quyền của công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia bộ máy nhà nước, thảo luận, góp ý về các vấn đề chung của cả nước; thực hiện qua hình thức dân chủ trực tiếp và gián tiếp.

- Các dân tộc đều có đại biểu của mình trong hệ thống các cơ quan nhà nước, đặc biệt là trong các cơ quan quyền lực nhà nước. - Các dân tộc đều có đại biểu của mình trong hệ thống các cơ quan nhà nước, đặc biệt là trong các cơ quan quyền lực nhà nước.

* Bình đẳng về kinh tế

- Thể hiện ở chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. - Thể hiện ở chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.

- Nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển kinh tế đối với tất cả các vùng, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. - Nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển kinh tế đối với tất cả các vùng, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Giữa các dân tộc hiện nay còn có sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, việc thực hiện bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc có một khoảng cách nhất định à Nhà nước ban hành các chương trình phát triển kinh tế, xã hội, thực hiện chính sách tương trợ, giúp nhau cùng phát triển. - Giữa các dân tộc hiện nay còn có sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, việc thực hiện bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc có một khoảng cách nhất định à Nhà nước ban hành các chương trình phát triển kinh tế, xã hội, thực hiện chính sách tương trợ, giúp nhau cùng phát triển.

* Bình đẳng về văn hóa, giáo dục

- Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình. - Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình.

- Những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn, khôi phục và phát huy à là cơ sở của sự bình đẳng về văn hóa, cơ sở để củng cố đoàn kết, thống nhất dân tộc. - Những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn, khôi phục và phát huy à là cơ sở của sự bình đẳng về văn hóa, cơ sở để củng cố đoàn kết, thống nhất dân tộc.

- Bình đẳng trong hưởng thụ một nền giáo dục của nhà nước, được nhà nước tạo mọi điều kiện để mọi công dân đều được bình đẳng về cơ hội học tập. - Bình đẳng trong hưởng thụ một nền giáo dục của nhà nước, được nhà nước tạo mọi điều kiện để mọi công dân đều được bình đẳng về cơ hội học tập.

Câu 19: Em hãy cho biết thế nào là quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?   

Trả lời:

Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là các tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật; đều được bình đẳng trước pháp luật; những nơi thờ tự; tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.

Câu 20: Em hãy nêu ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? Chính sách của Đảng và pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? 

Trả lời:

* Ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các tôn giáo:

- Đồng bào mỗi tôn giáo là một bộ phận không thể tách rời của toàn dân tộc.  - Đồng bào mỗi tôn giáo là một bộ phận không thể tách rời của toàn dân tộc.

- Là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc, tạo thành sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc ta.  - Là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc, tạo thành sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc ta.

* Các chính sách:

- Nhà nước đảm bảo quyền hoạt động tín ngưỡng tôn giáo theo quy định của pháp luật.  - Nhà nước đảm bảo quyền hoạt động tín ngưỡng tôn giáo theo quy định của pháp luật.

- Nhà nước thừa nhận và đảm bảo cho công dân có hoặc không có tôn giáo được hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dân.  - Nhà nước thừa nhận và đảm bảo cho công dân có hoặc không có tôn giáo được hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dân.

- Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo cùng xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.  - Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo cùng xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.

- Nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo, lợi dụng các vấn đề dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo để hoạt động trái pháp luật. - Nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo, lợi dụng các vấn đề dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo để hoạt động trái pháp luật.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay