Câu hỏi tự luận Lịch sử 11 Cánh diều bài 10: Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV)

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 11 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Lịch sử 11 Cánh diều bài 10: Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV) , Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 11 Cánh diều.

BÀI 10: CUỘC CẢI CÁCH CỦA LÊ THÁNH TÔNG (THẾ KỈ XV)

 (16 câu)

 

1. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Trình bày bối cảnh lịch sử cuộc cải cách vua Lê Thánh Tông.

Trả lời:

Bối cảnh lịch sử cuộc cải cách vua Lê Thánh Tông:

- Năm 1460, vua Lê Thánh Tông lên ngôi trong bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước đã từng bước ổn định nhưng máy hành chính bộc lộ một số hạn chế.

- Ở cấp trung ương:

+ Sự tập trung quyền lực chủ yếu trong tay các quan đại thần trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã ảnh hưởng đến tính tập quyền của nhà nước.

+ Tình trạng quan lại lộng quyền, tham nhũng,... ngày càng trở nên phổ biến.

- Ở địa phương: đất nước rộng lớn nhưng chỉ được chia thành 5 đạo, quyền lực của những người đứng đầu mỗi đạo rất lớn, là mầm mống của xu hướng phân tán quyền lực.

=> Vì vậy, vua Lê Thánh Tông đã từng bước tiến hành cải cách nhằm tăng cường quyền lực của hoàng đế và bộ máy nhà nước.

Câu 2: Trình bày những nội dung cơ bản trong cải cách của vua Lê Thánh Tông.

Trả lời:

Những nội dung cơ bản trong cải cách của vua Lê Thánh Tông:

- Về hành chính:

+ Ở trung ương:

  • Xoá bỏ hầu hết các chức quan đại thần có quyền lực lớn, chỉ giữ lại một số ít quan đại thần để cùng vua bàn bạc công việc khi cần thiết. Vua nắm mọi quyển hành và trực tiếp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn.
  • Hoàn thiện cơ cấu, chức năng của lục Bộ (sáu bộ) đồng thời, đặt ra lục Tự (sáu tự) để giúp việc cho lục Bộ, lục Khoa (sáu khoa) để theo dõi, giám sát hoạt động của lục Bộ.

+ Ở địa phương:

  • Năm 1466, vua Lê Thánh Tông xoá bỏ 5 đạo, chia đất nước thành 12 đạo thừa tuyên và phủ Trung Đô (Thăng Long); năm 1469, đổi tên một số đạo thừa tuyên như Quốc Oai thành Sơn Tây, Bắc Giang thành Kinh Bắc, Nam Sách thành Hải Dương, Thiên Trường thành Sơn Nam; năm 1471, đặt thêm đạo thừa tuyên thứ 13 là Quảng Nam. Đứng đầu Thừa tuyên là Đô ty, Thừa ty và Hiến ty có quyền ngang nhau, cùng quản lí công việc chung. Dưới đạo thừa tuyên là phủ, huyện, châu và cuối cùng là xã.
  • Quan lại trong bộ máy nhà nước được tuyển chọn thông qua khoa cử. Nhà nước chú trọng xây dựng đội ngũ quan lại có năng lực và phẩm chất tốt.

- Về pháp luật:

  • Chú trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật để quản lí nhà nước.
  • Năm 1483, Nhà nước ban hành bộ Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) mang tính dân tộc sâu sắc.

- Về quân đội và quốc phòng:

+ Quân đội được chia làm hai loại: quân thường trực bảo vệ kinh thành gọi là cấm binh hay thân binh và quân các đạo, gọi là ngoại binh.

+ Chú ý đến rèn luyện quân đội như duyệt binh sĩ hằng năm, quy định cứ 3 năm tổ chức một kì thi khảo võ nghệ của quân sĩ và định lệ thưởng phạt....

- Về kinh tế: ban hành các chính sách phát triển kinh tế như chế độ lộc điền và chế độ quân điền.

- Về văn hóa, giáo dục:

+ Coi trọng biên soạn quốc sử. Việc sử dụng lễ, nhạc, quy chế thi cử,... cũng được luật hoá.

+ Chú trọng giáo dục và khoa cử để đào tạo, tuyển dụng nhân tài cho đất nước.

Câu 3: Trình bày kết quả, ý nghĩa cuộc cải cách vua Lê Thánh Tông.

Trả lời:

Kết quả, ý nghĩa cuộc cải cách vua Lê Thánh Tông:

- Làm cho bộ máy nhà nước trở nên quy củ, chặt chẽ, tập trung cao độ. Các chức danh

được quy định rõ ràng, hệ thống giám sát được tăng cường, hạn chế sự tập trung quyền lực dẫn đến chuyên quyển và nguy cơ cát cứ.

- Các chính sách về ruộng đất góp phần khẳng định quyền sở hữu tối cao của Nhà nước

tạo nền tảng cho kinh tế nông nghiệp phát triển.

- Chính sách giáo dục, khoa cử đã đào tạo được hệ thống quan lại trí thức có tài, đủ năng lực quản lí đất nước.

à Làm chuyển biến toàn bộ các hoạt động của quốc gia, tạo cơ sở cho Vương triều Lê sơ phát triển vững mạnh, đất nước hưng thịnh.

Câu 4: Em hãy cho biết thế nào là chế độ lộc điền và chế độ quân điền?

Trả lời:

- Chế độ lộc điền là chế độ ban cấp ruộng đất làm bổng lộc cho quý tộc, quan lại cao cấp từ tứ phẩm trở lên.

- Chế độ quân điền là chế độ chia ruộng đất thành các phần bằng nhau, ban cấp lần lượt cho quan lại từ tam phẩm trở xuống đến tất cả các tầng lớp nhân dân, trong đó có cả trẻ em mồ côi, đàn bà goá, người tàn tật,... Nguyên tắc ban cấp là ruộng xã nào chia cho dân xã ấy.

Câu 5: Trình bày những nội dung chính trong cải cách về văn hóa, giáo dục của Lê Thánh Tông.

Trả lời:

Những nội dung chính trong cải cách về văn hóa, giáo dục của vua Lê Thánh Tông:

- Đặc biệt chú trọng giáo dục và khoa cử để đào tạo, tuyển dụng nhân tài cho đất nước.

- Cho xây dựng lại Văn Miếu, mở rộng Thái Học viện và lập trường học ở nhiều

địa phương.

- Cho dựng bia đá ở Văn Miếu để tôn vinh những người đỗ đại khoa.

à Trong thời kì trị vì của vua Lê Thánh Tông, nhà nước đã tổ chức được 12 khoa thi Hội, lấy đỗ hơn 500 Tiến sĩ.

Câu 6: Trình bày nội dung về cải cách về kinh tế, văn hóa của Lê Thánh Tông.

Trả lời:

Nội dung về cải cách kinh tế, văn hóa của Lê Thánh Tông:

* Kinh tế:

- Năm 1477, vua Lê Thánh Tông ban hành chính sách lộc điền, quân điền.

+ Chính sách lộc điền: ban, cấp ruộng đất cho quý tộc, quan lại cao cấp từ nhất phẩm đến tứ phẩm.

+ Chính sách lộc điền: cấp ruộng đất công cho các hạng từ quan lại, đến binh lính, người già, phụ nữ ngóa và trẻ mồ côi.

- Khuyến khích  khai khẩn đồn điền, mở rộng diện tích canh tác trên cả nước.

* Văn hóa:

- Đặc biệt đề cao Nho giáo, đưa Nho giáo trở thành hệ tư tưởng độc tôn, chính thống của triều đình và toàn xã hội.

- Trường học công được mở rộng đến cấp phủ, cấp huyện.

- Chế độ khoa cử được quy định chặt chẽ ở ba kì thi Hương, thi Hội, thi Đình định kì. Những người thi đỗ tiến sĩ sẽ được tôn vinh bằng các lễ xướng tên, vinh quy bái tổ,  khắc tên trên bia đá ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

2. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: Từ đoạn tư liệu dưới đây, em hãy nêu những nét chính trong cải cách của vua Lê Thánh Tông.

Sử thần Vũ Quỳnh triều Lê có lời bình về vua Lê Thánh Tông: “..có thể sửa dựng chính sự, chế tác lễ nhạc, hiệu lệnh văn chương rõ ràng, có thể cho người sau noi theo.”

(Theo Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, Sđd, trang 519)

Trả lời:

Những nét chính trong cải cách của vua Lê Thánh Tông: thể sửa dựng chính sự, chế tác lễ nhạc, hiệu lệnh văn chương.

- Chú trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật để quản lí nhà nước.

- Coi trọng biên soạn quốc sử. Việc sử dụng lễ, nhạc, quy chế thi cử,... cũng được luật hoá.

- Chú trọng giáo dục và khoa cử để đào tạo, tuyển dụng nhân tài cho đất nước.

Câu 2: Em hãy nêu nhận xét về cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông.

Trả lời:

Nhận xét về cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông:

Cải cách dưới triều vua Lê Thánh Tông có tính đồng bộ từ trung ương đến địa phương.

Nội dung của cuộc cải cách diễn ra trên nhiều lĩnh vực nhằm tăng cường sự kiểm soát, chỉ đạo của hoàng đế đối với triều thần, tăng cường sự ràng buộc, kiểm soát lẫn nhau trong giới quan liêu, tăng cường tính hiệu lực và hiệu quả của bộ máy quan lại.

Câu 3: Đoạn tư liệu dưới đây cho em biết điều gì về kết quả, ý nghĩa của cuộc cải cách vua Lê Thánh Tông?

“Bộ máy nhà nước và các quy chế của nó do Lê Thánh Tông xây dựng đã được duy trì trong nhiều thế kỉ và đã đánh dấu một thời thịnh trị trong lịch sử chế độ quân chủ phong kiến ở Việt Nam”.

(Trương Hữu Quýnh, Chế độ ruộng đất và một số vần đề lịch sử Việt Nam,

NXB Thế giới, Hà Nội, 2009, tr.807)

Trả lời:

Kết quả, ý  nghĩa của cuộc cải cách vua Lê Thánh Tông qua đoạn tư liệu:

- Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông đã đưa tới sự xác lập của thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền mang tính quan liêu theo đường lối pháp trị. Bộ máy nhà nước thời Lê sơ trở nên hoàn chỉnh, chặt chẽ.

- Đời sống kinh tế. xã hội. văn hoá của Đại Việt cũng có những biến đổi lớn, nổi bật là sự phát triển của nền kinh tế tiểu nông và sự thống trị của tư tưởng Nho giáo.

- Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông thể hiện rõ tinh thần dân tộc của vương trêu Lê sơ,

đưa nhà nước Lê sơ đạt đến giai đoạn phát triên định cao, đồng thời đặt cơ sở cho hệ thống hành chính của Đại Việt nhiều thế kỉ sau đó.

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Hãy chỉ ra những điểm tiến bộ của bộ Luật Hồng Đức.

Trả lời:

Những điểm tiến bộ của bộ Luật Hồng Đức:

- Cải thiện địa vị của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Vai trò của người phụ nữ đã được đề cao hơn rất nhiều so với các bộ luật đương thời trong khu vực. Người vợ có quyền quản lý tài sản của gia đình (khi chồng chết) và họ có quyền thừa kế như nam giới.

- Hình phạt cho phạm nhân nữ bao giờ cũng thấp hơn so với phạm nhân nam.

- Trừng phạt rất nặng các tội như phá hoại đê điều, chặt phá cây cối và lúa má của người khác, tự tiện giết trâu ngựa,…

- Thể hiện tính chất nhân đạo, thể hộ vệ dân thường.

- Vừa tiếp thu có chọn lọc tư tưởng của Nho giáo vừa phát huy những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc.

Câu 2: Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông.

Trả lời:

Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông:

Câu 3: Em hãy nêu ra một số bài học có thể vận dụng, kế thừa trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.

Trả lời:

Một số bài học kinh nghiệm từ cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông có thể vận dụng, kế thừa trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay:

- Trên lĩnh vực chính trị:

+ Thực hiện nguyên tắc “trên dưới liên kết hiệp đồng, trong ngoài kiềm chế lẫn nhau” trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.

+ Thực hiện nguyên tắc “chức vụ và trách nhiệm nghiêm minh, quyền lợi và nghĩa vụ tương xứng”.

+ Quản lý nhà nước bằng pháp luật, đề cao pháp luật;

+ Tuyển chọn cán bộ, công chức nhà nước một cách công khai, minh bạch;

+ Tăng cường công tác giám sát, đánh giá năng lực của cán bộ, công chức nhà nước.

+ Kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, làm trong sạch bộ máy nhà nước;\

- Trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục: chú trọng phát triển giáo dục và trọng dụng nhân tài.

Câu 4: Em hãy đọc trích đoạn sau:

“Ở trong, quân vệ đông đúc thì năm phủ chia nhau nắm giữ, việc công bề bộn thì sáu bộ bàn nhau mà làm. Cấm binh coi giữ ba ty để làm vuốt nanh, tim óc. Sáu khoa để xét bác trăm ty, sáu tự để thừa hành mọi việc,… Bên ngoài thì mười ba thừa ty cùng tổng binh coi giữ địa phương,… tất cả đều liên quan với nhau, ràng buộc lẫn nhau.”

(Lời dụ của Lê Thánh Tông, trích trong: Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Hậu Lê,

Đại Việ sử ký toàn thư, Tập 2,

NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998. Tr453)

Đoạn trích trên nói về điều gì trong bộ máy nhà nước của vua Lê Thánh Tông?

Trả lời:

Đoạn trích trên nói về sự hoàn chỉnh về bộ máy nhà nước sau khi cải cách của vua Lê Thánh Tông. Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông đưa tới sự xác lập của thế chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền mang tính quan liêu theo đường lối pháp trị. Bộ máy nhà nước thời Lê sơ trở nên hoàn chỉnh, chặt chẽ.   

4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1: Trình bày một số hiểu biết của em về vua Lê Thánh Tông.

Trả lời:

Một số thông tin về vua Lê Tháng Tông:

- Lê Thánh Tông là vị Hoàng đế thứ 5 của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1460 đến khi qua đời vào năm 1497, là Hoàng đế trị vì lâu nhất thời Hậu Lê. Thời kỳ của ông đánh dấu sự hưng thịnh của nhà Hậu Lê nói riêng và chế độ phong kiến Việt Nam nói chung với tên gọi Hồng Đức thịnh trị.

- Trong 37 năm trị vì, Lê Thánh Tông đã ban bố nhiều chính sách hoàn thiện bộ máy quan chế, hành chính, kinh tế, giáo dục - khoa cử, luật pháp và tôn giáo, đưa Đại Việt trở thành một cường quốc tại Đông Nam Á. Đại Việt sử ký toàn thư có lời bình của sử quan Nho thần đời sau về ông: “Vua lập chế độ văn vật khả quan, mở mang đất đai, thực là anh hùng tài lược, Vũ Đế nhà Hán, Thái Tông nhà Đường cũng không hơn được”. Tuy nhiên, người đương thời và các sử gia đời Lê – Nguyễn phê phán ông xây nhiều công trình, cung điện vượt quá quy mô xưa, quá trọng văn chương phù phiếm, đối xử tệ bạc với anh em, bắt chước lối tổ chức nhà nước của nhà Minh.

Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) trình bày cảm nhận của em về cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông.

Trả lời:

Cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông ở thế kỉ XV diễn ra trên nhiều lĩnh vực, trong đó, lĩnh vực hành chính là một trong những thành tựu lớn. Sử sách cho biết bộ bản đồ Hồng Đức được thực hiện dưới thời vua Lê Thánh Tông từ năm 1467 đến năm 1490 thì hoàn thành. Đây là bộ bản đồ  địa lí và hành chính đầu tiên ở Việt Nam được nhà nước phong kiến trực tiếp chỉ đạo thực hiện vẽ trên giấy một cách hoàn chỉnh và khoa học. Dù bộ bản đồ gốc đã bị thất lạc, song qua những tư liệu còn lưu lại đến ngày nay giúp ta phần nào hiểu được cương vực, địa giới Đại Việt thế kỉ XV. Sự ra đời của bộ bản đồ cũng đồng thời phản ánh kết quả to lớn của cuộc cải cách hành chính được vua Lê Thánh Tông tiến hành thời ấy.

Câu 3: Kể tên một số di tích lịch sử về vua Lê Thánh Tông.

Trả lời:

Một số di tích lịch sử về vua Lê Thánh Tông:

- Đền thờ vua Lê Thánh Tông thuộc thôn Phúc Lâm, xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá.

- Tượng vua Lê Thánh Tông ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội).

-Đình làng Chiên Đàn là nơi vua Lê Thánh Tông đã nghỉ ngơi khi đi chinh phạt, bình phương Nam.

- …

Câu 4: Vẽ sơ đồ tư duy về cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông.

Trả lời:

Sơ đồ tư duy về cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông:

=> Giáo án Lịch sử 11 cánh diều Bài 10: Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Lịch sử 11 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay