Câu hỏi tự luận Lịch sử 11 Cánh diều Ôn tập Chủ đề 5: Một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử việt nam (trước năm 1858)

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 11 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Lịch sử 11 Cánh diều Chủ đề 5: Một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử việt nam (trước năm 1858). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 11 Cánh diều.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 5

MỘT SỐ CUỘC CẢI CÁCH LỚN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)

Câu 1: Trình bày bối cảnh lịch sử diễn ra cải cách Hồ Quý Ly và triều Hồ.

Trả lời:

Bối cảnh lịch sử diễn ra cải cách Hồ Quý Ly và triều Hồ:

- Về kinh tế, xã hội: - Về kinh tế, xã hội:

+ Từ nửa sau thế kỉ XIV, nhà nước không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, không chăm lo tu sửa, bảo vệ đê điều, các công trình thuỷ lợi,...  + Từ nửa sau thế kỉ XIV, nhà nước không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, không chăm lo tu sửa, bảo vệ đê điều, các công trình thuỷ lợi,...

  Mất mùa, đói kém.

+ Vương hầu, quý tộc, địa chủ nắm trong tay nhiều ruộng đất khiến ruộng đất của nông dân bị thu hẹp, đời sống bấp bênh, khổ cực. Nhiều nông dân phải bán ruộng đất, vợ, con cho quý tộc, địa chủ, biến thành nô tì.  + Vương hầu, quý tộc, địa chủ nắm trong tay nhiều ruộng đất khiến ruộng đất của nông dân bị thu hẹp, đời sống bấp bênh, khổ cực. Nhiều nông dân phải bán ruộng đất, vợ, con cho quý tộc, địa chủ, biến thành nô tì.

 Mâu thuẫn giữa nông dân nghèo, nô tì với giai cấp thống trị trở nên gay gắt.

 Các cuộc khởi nghĩa của nông dân, nô tì đã nổ ra.

- Về chính trị: - Về chính trị:

+ Vua và tầng lớp quý tộc, quan lại nhà Trần sa vào những thú ăn chơi, hưởng lạc.  + Vua và tầng lớp quý tộc, quan lại nhà Trần sa vào những thú ăn chơi, hưởng lạc.

+ Triều Trần suy yếu không còn khả năng bảo vệ sự an toàn của đất nước. + Triều Trần suy yếu không còn khả năng bảo vệ sự an toàn của đất nước.

=> Hồ Quý Ly - một quý tộc thuộc dòng họ ngoại của nhà Trần từng bước thâu tóm quyền lực, buộc vua Trần nhường ngôi, lập ra triều Hồ (1400).

Câu 2: Đoạn tư liệu dưới đây cho em biết điều gì về kinh tế - xã hội từ nửa sau thế kỉ XIV?

Ruộng lúa ngàn dặm đỏ như cháy

Đồng quê than vãn trong vào đâu?

…Lưới chài quan lại còn vơ vét

Máu thịt nhân dân cạn nửa rồi…

(Theo Trương Hương Quýnh (Chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập I,

NXB Giáo dục, 1998, tr.249)

Trả lời:

Kinh tế - xã hội từ nửa sau thế kỉ XIV qua đoạn tư liệu: ruộng cháy, quan lại vơ vét, nhân dân đổ máu.

 Mất mùa, đói kém. 

 Vương hầu, quý tộc, địa chủ nắm trong tay nhiều ruộng đất khiến ruộng đất của nông dân bị thu hẹp, đời sống bấp bênh, khổ cực. Nhiều nông dân phải bán ruộng đất, vợ, con cho quý tộc, địa chủ, biến thành nô tì.

 Mâu thuẫn giữa nông dân nghèo, nô tì với giai cấp thống trị trở nên gay gắt.

Câu 3: Theo em, vì sao cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ không thành công?

Trả lời:

Cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ không thành công vì:

- Nhiều chính sách của Hồ Quý Ly không phù hợp với điều kiện lịch sử hiện tại, quá sức so với hoàn cảnh lịch sử lúc đó. - Nhiều chính sách của Hồ Quý Ly không phù hợp với điều kiện lịch sử hiện tại, quá sức so với hoàn cảnh lịch sử lúc đó.

- Nhiều chính sách thực hiện không triệt để, không đem lại hiệu quả kinh tế. - Nhiều chính sách thực hiện không triệt để, không đem lại hiệu quả kinh tế.

- Không được lòng dân, gây nên sự bất mãn trong nhân dân. - Không được lòng dân, gây nên sự bất mãn trong nhân dân.

- Cải cách diễn ra trong hoàn cảnh kinh tế - xã hội hết sức khó khăn.  - Cải cách diễn ra trong hoàn cảnh kinh tế - xã hội hết sức khó khăn.

- Năng lực của Hồ Quý Ly bị hạn chế.  - Năng lực của Hồ Quý Ly bị hạn chế.

- Cuộc cải cách diễn ra trên nhiều mặt, thiếu nguồn lực để thực hiện nên không phát huy được hiệu quả. - Cuộc cải cách diễn ra trên nhiều mặt, thiếu nguồn lực để thực hiện nên không phát huy được hiệu quả.

Câu 4: Có ý kiến cho rằng “Hồ Quý Ly là một nhà cải cách lớn, kiên quyết và táo bạo”. Em đồng ý với nhận định đó không? Tại sao?

Trả lời:

- Đồng ý với ý kiến. - Đồng ý với ý kiến.

- Giải thích: - Giải thích:

+ Thông qua những chính sách cải cách Hồ Quý Ly đưa ra sau khi lên ngôi vua có thể thấy, ông là người có nhiều năng lực về chính trị, kinh tế, văn hóa.  + Thông qua những chính sách cải cách Hồ Quý Ly đưa ra sau khi lên ngôi vua có thể thấy, ông là người có nhiều năng lực về chính trị, kinh tế, văn hóa.

+ Trong bài viết "Những cải cách của Hồ Quý Ly cuối thế kỷ XIV - đầu thế kỷ XV" của trang Bảo tàng lịch sử Việt Nam có viết: "Trong khoảng 35 năm nắm quyền chính ở triều Trần và triều Hồ, ông đã tiến hành một loạt các biện pháp cải cách về nhiều mặt, thay đổi chính sách cũ, đề ra chính sách mới. Những biện pháp đó nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội Đại Việt, thủ tiêu những yếu tố cát cứ của quý tộc nhà Trần, xây dựng một nhà nước quân chủ chuyên chế tập trung vững mạnh.  + Trong bài viết "Những cải cách của Hồ Quý Ly cuối thế kỷ XIV - đầu thế kỷ XV" của trang Bảo tàng lịch sử Việt Nam có viết: "Trong khoảng 35 năm nắm quyền chính ở triều Trần và triều Hồ, ông đã tiến hành một loạt các biện pháp cải cách về nhiều mặt, thay đổi chính sách cũ, đề ra chính sách mới. Những biện pháp đó nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội Đại Việt, thủ tiêu những yếu tố cát cứ của quý tộc nhà Trần, xây dựng một nhà nước quân chủ chuyên chế tập trung vững mạnh.

+ Những cải cách của ông tương đối toàn diện và có hệ thống nhất, bao gồm nhiều lĩnh vực từ chính trị, quốc phòng đến kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục." Những chính sách cải cách của ông thể hiện ông rất quan tâm đến tình hình đất nước, mong muốn đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng. Ông có tầm nhìn, năng lực và quyết đoán. Chính sách cải cách thu được những thành tựu nhất định xong vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. + Những cải cách của ông tương đối toàn diện và có hệ thống nhất, bao gồm nhiều lĩnh vực từ chính trị, quốc phòng đến kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục." Những chính sách cải cách của ông thể hiện ông rất quan tâm đến tình hình đất nước, mong muốn đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng. Ông có tầm nhìn, năng lực và quyết đoán. Chính sách cải cách thu được những thành tựu nhất định xong vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập.

Câu 5: Năm 1396, Hồ Quý Ly cho ban hành tiền giấy mang tên “Thông bảo hội sao”. Em nhận xét gì về cải cách này?

Trả lời:

Nhận xét về cải cách ban hành tiền giấy của Hồ Quý Ly;

- Việc dùng tiền giấy không được sự ủng hộ của dân chúng và nhà Hồ đã thất bại trong cuộc cải cách tiền tệ này. Lý do quan trọng nhất là tiền Thông bảo hội sao của nhà Hồ không được đảm bảo bằng tiền đồng. - Việc dùng tiền giấy không được sự ủng hộ của dân chúng và nhà Hồ đã thất bại trong cuộc cải cách tiền tệ này. Lý do quan trọng nhất là tiền Thông bảo hội sao của nhà Hồ không được đảm bảo bằng tiền đồng.

 Việc áp dụng tiền giấy ở nước ta vào lúc cơ sở kinh tế và thương mại chưa đòi hỏi, áp đặt vượt ra ngoài quy luật phát triển của kinh tế, gây thêm khó khăn cho đời sống nhân dân.

- Tuy nhiên, triều đình lại giải quyết được nguy cơ kho tàng trống rỗng. Trong một thời gian ngắn, triều Hồ có tiền để xây dựng một quân đội lớn cùng những công trình cũng rất to lớn mà nhiều thời khác không làm nổi. Thành nhà Hồ với quy mô lớn được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới. - Tuy nhiên, triều đình lại giải quyết được nguy cơ kho tàng trống rỗng. Trong một thời gian ngắn, triều Hồ có tiền để xây dựng một quân đội lớn cùng những công trình cũng rất to lớn mà nhiều thời khác không làm nổi. Thành nhà Hồ với quy mô lớn được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới.

Câu 6: Có ý kiến cho rằng “Cải cách của Hồ Quý Ly đã tạo nên những tiền đề lịch sử đáng trân trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội thời Lê sơ sau này”.

Em có đồng ý với ý kiến này không? Tại sao?

Trả lời:

- Đồng ý với ý kiến. - Đồng ý với ý kiến.

- Giải thích:  - Giải thích:

Ý nghĩa của cải cách của Hồ Quý Lý:

+ Tăng cường quyền lực của Nhà nước quân chủ trung ương tập quyền. + Tăng cường quyền lực của Nhà nước quân chủ trung ương tập quyền.

+ Thể hiện tư tưởng tiến bộ nhằm xây dựng một nền văn hoá, giáo dục mang bản sắc dân tộc. + Thể hiện tư tưởng tiến bộ nhằm xây dựng một nền văn hoá, giáo dục mang bản sắc dân tộc.

+ Có ý nghĩa trong việc bước đầu ổn định tình hình xã hội, củng cố tiềm lực của đất nước để chuẩn bị đối phó với giặc ngoại xâm. + Có ý nghĩa trong việc bước đầu ổn định tình hình xã hội, củng cố tiềm lực của đất nước để chuẩn bị đối phó với giặc ngoại xâm.

 Là cơ sở cho sự phát triển kinh tế - xã hội thời Lê sơ sau này.

Câu 7: Trình bày một số hiểu biết của em về Hồ Quý Ly.

Trả lời:

Một số thông tin về Hồ Quý Ly:

Hồ Quý Ly là cháu bốn đời của Hồ Liêm (Hồ Liêm từ quê Nghệ An ra Thanh Hoá, được một viên đại thần họ Lê nhận làm con nuôi). Ông là người tài năng, lại có hai người cô là phi tần của vua Trần Minh Tông,... nhờ đó ông rất được vua Trần trọng dụng. Ông dần vươn lên nắm giữ chức vụ cao nhất trong triều đình.

Câu 8: Trình bày bối cảnh lịch sử cuộc cải cách vua Lê Thánh Tông.

Trả lời:

Bối cảnh lịch sử cuộc cải cách vua Lê Thánh Tông:

- Năm 1460, vua Lê Thánh Tông lên ngôi trong bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước đã từng bước ổn định nhưng máy hành chính bộc lộ một số hạn chế. - Năm 1460, vua Lê Thánh Tông lên ngôi trong bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước đã từng bước ổn định nhưng máy hành chính bộc lộ một số hạn chế.

- Ở cấp trung ương: - Ở cấp trung ương:

+ Sự tập trung quyền lực chủ yếu trong tay các quan đại thần trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã ảnh hưởng đến tính tập quyền của nhà nước. + Sự tập trung quyền lực chủ yếu trong tay các quan đại thần trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã ảnh hưởng đến tính tập quyền của nhà nước.

+ Tình trạng quan lại lộng quyền, tham nhũng,... ngày càng trở nên phổ biến. + Tình trạng quan lại lộng quyền, tham nhũng,... ngày càng trở nên phổ biến.

- Ở địa phương: đất nước rộng lớn nhưng chỉ được chia thành 5 đạo, quyền lực của những người đứng đầu mỗi đạo rất lớn, là mầm mống của xu hướng phân tán quyền lực. - Ở địa phương: đất nước rộng lớn nhưng chỉ được chia thành 5 đạo, quyền lực của những người đứng đầu mỗi đạo rất lớn, là mầm mống của xu hướng phân tán quyền lực.

=> Vì vậy, vua Lê Thánh Tông đã từng bước tiến hành cải cách nhằm tăng cường quyền lực của hoàng đế và bộ máy nhà nước.

Câu 9: Trình bày kết quả, ý nghĩa cuộc cải cách vua Lê Thánh Tông.

Trả lời:

Kết quả, ý nghĩa cuộc cải cách vua Lê Thánh Tông:

- Làm cho bộ máy nhà nước trở nên quy củ, chặt chẽ, tập trung cao độ. Các chức danh - Làm cho bộ máy nhà nước trở nên quy củ, chặt chẽ, tập trung cao độ. Các chức danh

được quy định rõ ràng, hệ thống giám sát được tăng cường, hạn chế sự tập trung quyền lực dẫn đến chuyên quyển và nguy cơ cát cứ.

- Các chính sách về ruộng đất góp phần khẳng định quyền sở hữu tối cao của Nhà nước - Các chính sách về ruộng đất góp phần khẳng định quyền sở hữu tối cao của Nhà nước

tạo nền tảng cho kinh tế nông nghiệp phát triển.

- Chính sách giáo dục, khoa cử đã đào tạo được hệ thống quan lại trí thức có tài, đủ năng lực quản lý đất nước. - Chính sách giáo dục, khoa cử đã đào tạo được hệ thống quan lại trí thức có tài, đủ năng lực quản lý đất nước.

 Làm chuyển biến toàn bộ các hoạt động của quốc gia, tạo cơ sở cho Vương triều Lê sơ phát triển vững mạnh, đất nước hưng thịnh.

Câu 10: Em hãy cho biết thế nào là chế độ lộc điền và chế độ quân điền?

Trả lời:

- Chế độ lộc điền là chế độ ban cấp ruộng đất làm bổng lộc cho quý tộc, quan lại cao cấp từ tứ phẩm trở lên. - Chế độ lộc điền là chế độ ban cấp ruộng đất làm bổng lộc cho quý tộc, quan lại cao cấp từ tứ phẩm trở lên.

- Chế độ quân điền là chế độ chia ruộng đất thành các phần bằng nhau, ban cấp lần lượt cho quan lại từ tam phẩm trở xuống đến tất cả các tầng lớp nhân dân, trong đó có cả trẻ em mồ côi, đàn bà goá, người tàn tật,... Nguyên tắc ban cấp là ruộng xã nào chia cho dân xã ấy. - Chế độ quân điền là chế độ chia ruộng đất thành các phần bằng nhau, ban cấp lần lượt cho quan lại từ tam phẩm trở xuống đến tất cả các tầng lớp nhân dân, trong đó có cả trẻ em mồ côi, đàn bà goá, người tàn tật,... Nguyên tắc ban cấp là ruộng xã nào chia cho dân xã ấy.

Câu 11: Trình bày những nội dung chính trong cải cách về văn hóa, giáo dục của Lê Thánh Tông.

Trả lời:

Những nội dung chính trong cải cách về văn hóa, giáo dục của vua Lê Thánh Tông:

- Đặc biệt chú trọng giáo dục và khoa cử để đào tạo, tuyển dụng nhân tài cho đất nước.  - Đặc biệt chú trọng giáo dục và khoa cử để đào tạo, tuyển dụng nhân tài cho đất nước.

- Cho xây dựng lại Văn Miếu, mở rộng Thái Học viện và lập trường học ở nhiều - Cho xây dựng lại Văn Miếu, mở rộng Thái Học viện và lập trường học ở nhiều

địa phương.

- Cho dựng bia đá ở Văn Miếu để tôn vinh những người đỗ đại khoa.  - Cho dựng bia đá ở Văn Miếu để tôn vinh những người đỗ đại khoa.

 Trong thời kỳ trị vì của vua Lê Thánh Tông, nhà nước đã tổ chức được 12 khoa thi Hội, lấy đỗ hơn 500 Tiến sĩ.

Câu 12: Từ đoạn tư liệu dưới đây, em hãy nêu những nét chính trong cải cách của vua Lê Thánh Tông.

Sử thần Vũ Quỳnh triều Lê có lời bình về vua Lê Thánh Tông: “..có thể sửa dựng chính sự, chế tác lễ nhạc, hiệu lệnh văn chương rõ ràng, có thể cho người sau noi theo.”

(Theo Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, Sđd, trang 519)

Trả lời:

Những nét chính trong cải cách của vua Lê Thánh Tông: thể sửa dựng chính sự, chế tác lễ nhạc, hiệu lệnh văn chương.

- Chú trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật để quản lí nhà nước.  - Chú trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật để quản lí nhà nước.

- Coi trọng biên soạn quốc sử. Việc sử dụng lễ, nhạc, quy chế thi cử,... cũng được luật hoá. - Coi trọng biên soạn quốc sử. Việc sử dụng lễ, nhạc, quy chế thi cử,... cũng được luật hoá.

Câu 13: Em hãy nêu nhận xét về cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông.

Trả lời:

Nhận xét về cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông:

Cải cách dưới triều vua Lê Thánh Tông có tính đồng bộ từ trung ương đến địa phương.

Nội dung của cuộc cải cách diễn ra trên nhiều lĩnh vực nhằm tăng cường sự kiểm soát, chỉ đạo của hoàng đế đối với triều thần, tăng cường sự ràng buộc, kiểm soát lẫn nhau trong giới quan liêu, tăng cường tính hiệu lực và hiệu quả của bộ máy quan lại.

Câu 14: Hãy chỉ ra những điểm tiến bộ của bộ Luật Hồng Đức.

Trả lời:

Những điểm tiến bộ của bộ Luật Hồng Đức:

- Cải thiện địa vị của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Vai trò của người phụ nữ đã được đề cao hơn rất nhiều so với các bộ luật đương thời trong khu vực. Người vợ có quyền quản lý tài sản của gia đình (khi chồng chết) và họ có quyền thừa kế như nam giới. - Cải thiện địa vị của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Vai trò của người phụ nữ đã được đề cao hơn rất nhiều so với các bộ luật đương thời trong khu vực. Người vợ có quyền quản lý tài sản của gia đình (khi chồng chết) và họ có quyền thừa kế như nam giới.

- Hình phạt cho phạm nhân nữ bao giờ cũng thấp hơn so với phạm nhân nam. - Hình phạt cho phạm nhân nữ bao giờ cũng thấp hơn so với phạm nhân nam.

- Trừng phạt rất nặng các tội như phá hoại đê điều, chặt phá cây cối và lúa má của người khác, tự tiện giết trâu ngựa,… - Trừng phạt rất nặng các tội như phá hoại đê điều, chặt phá cây cối và lúa má của người khác, tự tiện giết trâu ngựa,…

- Thể hiện tính chất nhân đạo, thể hộ vệ dân thường. - Thể hiện tính chất nhân đạo, thể hộ vệ dân thường.

- Vừa tiếp thu có chọn lọc tư tưởng của Nho giáo vừa phát huy những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc. - Vừa tiếp thu có chọn lọc tư tưởng của Nho giáo vừa phát huy những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc.

Câu 15: Em hãy nêu ra một số bài học có thể vận dụng, kế thừa trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.

Trả lời:

Một số bài học kinh nghiệm từ cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông có thể vận dụng, kế thừa trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay:

- Trên lĩnh vực chính trị: - Trên lĩnh vực chính trị:

+ Thực hiện nguyên tắc “trên dưới liên kết hiệp đồng, trong ngoài kiềm chế lẫn nhau” trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước. + Thực hiện nguyên tắc “trên dưới liên kết hiệp đồng, trong ngoài kiềm chế lẫn nhau” trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.

+ Thực hiện nguyên tắc “chức vụ và trách nhiệm nghiêm minh, quyền lợi và nghĩa vụ tương xứng”. + Thực hiện nguyên tắc “chức vụ và trách nhiệm nghiêm minh, quyền lợi và nghĩa vụ tương xứng”.

+ Quản lý nhà nước bằng pháp luật, đề cao pháp luật; + Quản lý nhà nước bằng pháp luật, đề cao pháp luật;

+ Tuyển chọn cán bộ, công chức nhà nước một cách công khai, minh bạch; + Tuyển chọn cán bộ, công chức nhà nước một cách công khai, minh bạch;

+ Tăng cường công tác giám sát, đánh giá năng lực của cán bộ, công chức nhà nước. + Tăng cường công tác giám sát, đánh giá năng lực của cán bộ, công chức nhà nước.

+ Kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, làm trong sạch bộ máy nhà nước; + Kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, làm trong sạch bộ máy nhà nước;

- Trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục: chú trọng phát triển giáo dục và trọng dụng nhân tài. - Trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục: chú trọng phát triển giáo dục và trọng dụng nhân tài.

Câu 16: Trình bày bối cảnh lịch sử dẫn đến cuộc cải cách của vua Minh Mạng.

Trả lời:

Bối cảnh lịch sử của cuộc cải cách Minh Mạng:

- Năm 1802, triều Nguyễn được thành lập. Trong bối cảnh đất nước vừa trải qua thời gian chiến tranh và bị chia cắt lâu dài, đặt ra rất nhiều khó khăn. Dưới thời vua Gia Long, nhà Nguyễn tập trung chủ yếu vào công cuộc ổn định tình hình đất nước và ưu tiên cho sự nghiệp thống nhất về mặt lãnh thổ. - Năm 1802, triều Nguyễn được thành lập. Trong bối cảnh đất nước vừa trải qua thời gian chiến tranh và bị chia cắt lâu dài, đặt ra rất nhiều khó khăn. Dưới thời vua Gia Long, nhà Nguyễn tập trung chủ yếu vào công cuộc ổn định tình hình đất nước và ưu tiên cho sự nghiệp thống nhất về mặt lãnh thổ.

- Bộ máy hành chính nhà nước thời kì này chưa hoàn chỉnh: - Bộ máy hành chính nhà nước thời kì này chưa hoàn chỉnh:

+ Ở trung ương, nhiều cơ quan chưa được hoàn thiện.  + Ở trung ương, nhiều cơ quan chưa được hoàn thiện.

+ Ở địa phương, tính phân quyền còn đậm nét với sự tồn tại của Bắc Thành và Gia Định Thành.  + Ở địa phương, tính phân quyền còn đậm nét với sự tồn tại của Bắc Thành và Gia Định Thành.

+ Tổ chức hành chính giữa các khu vực thiếu thống nhất. Quan lại trong bộ máy nhà nước chủ yếu do các võ quan nắm giữ. + Tổ chức hành chính giữa các khu vực thiếu thống nhất. Quan lại trong bộ máy nhà nước chủ yếu do các võ quan nắm giữ.

=> Để khắc phục tình trạng phân quyền, thiếu thống nhất, vua Minh Mạng đã tiến hành các biện pháp để tập trung quyền lực và hoàn thiện bộ máy Nhà nước.

Câu 17: Trình bày một số cải cách của vua Minh Mạng.

Trả lời:

Một số cải cách của vua Minh Mạng:

Trọng tâm cuộc cải cách của vua Minh Mạng là hành chính.

- Ở trung ương: - Ở trung ương:

+ Tiến hành cải tổ hệ thống Văn thư phòng và thành lập Cơ mật viện. + Tiến hành cải tổ hệ thống Văn thư phòng và thành lập Cơ mật viện.

+ Hoàn thiện cơ cấu, chức năng của lục Bộ và cải tổ các cơ chuyên môn.  + Hoàn thiện cơ cấu, chức năng của lục Bộ và cải tổ các cơ chuyên môn.

+ Thực hiện chế độ giám sát, thanh tra chéo giữa các cơ quan trung ương. + Thực hiện chế độ giám sát, thanh tra chéo giữa các cơ quan trung ương.

- Ở địa phương: - Ở địa phương:

+ Chia cả nước thành 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên. Đứng đầu tỉnh là Tổng đốc, Tuần phủ.  + Chia cả nước thành 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên. Đứng đầu tỉnh là Tổng đốc, Tuần phủ.

+ Đối với vùng dân tộc thiểu số, vua Minh Mạng cho đổi các động, sách thành xã như vùng đồng bằng, đồng thời bãi bỏ chế độ cai trị của các tù trưởng địa phương, bổ dụng quan lại của triều đình đến cai trị trực tiếp. + Đối với vùng dân tộc thiểu số, vua Minh Mạng cho đổi các động, sách thành xã như vùng đồng bằng, đồng thời bãi bỏ chế độ cai trị của các tù trưởng địa phương, bổ dụng quan lại của triều đình đến cai trị trực tiếp.

+ Cải tổ chế độ hồi ty bằng việc mở rộng phạm vị, đối tượng áp dụng và bổ sung những quy định mới nghiêm ngặt. + Cải tổ chế độ hồi ty bằng việc mở rộng phạm vị, đối tượng áp dụng và bổ sung những quy định mới nghiêm ngặt.

Câu 18: Trình bày kết quả, ý nghĩa của cuộc cải cách Minh Mạng.

Trả lời:

Kết quả, ý nghĩa của cuộc cải cách Minh Mạng:

- Xây dựng được chế độ quân chủ trung ương tập quyền cao độ (vua nắm trong tay quyển lập pháp, hành pháp, tư pháp và thống lĩnh quân đội); thống nhất đơn vị hành chính địa phương trong cả nước; tổ chức cơ cấu bộ máy nhà nước gọn nhẹ, chặt chẽ; phân định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan. - Xây dựng được chế độ quân chủ trung ương tập quyền cao độ (vua nắm trong tay quyển lập pháp, hành pháp, tư pháp và thống lĩnh quân đội); thống nhất đơn vị hành chính địa phương trong cả nước; tổ chức cơ cấu bộ máy nhà nước gọn nhẹ, chặt chẽ; phân định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan.

- Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt hành chính, làm cho hoạt động của bộ máy nhà nước có hiệu quả hơn trước. - Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt hành chính, làm cho hoạt động của bộ máy nhà nước có hiệu quả hơn trước.

- Để lại bài học kinh nghiệm đối với tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước. Trong đó, cách thức phân chia đơn vị hành chính cấp tỉnh thời Minh Mạng là một trong những di sản lớn nhất của cuộc cải cách, còn có giá trị đến ngày nay. - Để lại bài học kinh nghiệm đối với tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước. Trong đó, cách thức phân chia đơn vị hành chính cấp tỉnh thời Minh Mạng là một trong những di sản lớn nhất của cuộc cải cách, còn có giá trị đến ngày nay.

Câu 19: Nêu nhận xét của em về đơn vị hành chính Việt Nam sau cải cách của vua Minh Mạng.

Trả lời:

Cải cách hành chính là trọng tâm trong công cuộc cải cách của vua Minh Mạng. Ông chia cả nước làm 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên. Mỗi tỉnh đều có Tổng đốc, Tuần phủ cai quản cùng hai ti, hoạt động theo sự điều hành của triều đình. Các phủ, huyện, châu, tổng, xã vẫn giữ như cũ. Việc cải cách như vậy giúp cho hệ thống cơ quan trở nên chặt chẽ, gọn nhẹ hơn. Hệ thống đơn vị hành chính trong cả nước cũng áp dụng đến nay. Nhìn chung, các chính cải cách hành chính giúp vua thuận lợi trong việc quản lí đất nước.

Câu 20: Nêu nhận xét của em về cuộc cải cách Minh Mạng.

Trả lời:

Nhận xét của em về cuộc cải cách Minh Mạng:

Cuộc cải cách của vua Minh Mạng là một cuộc cải cách khá toàn diện trên các lĩnh vực hành chính, kinh tế, văn hoá, giáo dục. Kết quả của cuộc cải cách đã tăng cường tính thống nhất của quốc gia. Chế độ trung ương tập quyền chuyên chế và quyền lực của hoàng đế được củng cố, thúc đẩy bộ máy chính quyền các cấp hoạt động hiệu quả.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Lịch sử 11 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay