Câu hỏi tự luận Lịch sử 11 kết nối tri thức bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 11 kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án địa lí 11 kết nối tri thức

BÀI 2: SỰ XÁC LẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

 (20 câu)

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Trình bày sự xác lập chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ.

Trả lời:

Sự xác lập chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ:

- Nửa sau thế kỉ XVII: chủ nghĩa tư bản được xác ở Hà Lan, Anh.

- Cuối thế kỉ XVIII: chủ nghĩa tư bản được mở rộng ra ngoài phạm vi châu Âu (Bắc Mỹ) và xác lập ở Pháp.

- Nửa sau thế kỉ XIX: chủ nghĩa tư bản được xác lập ở I-ta-li-a, Đức.

Câu 2: Trình bày quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản.

Trả lời:

Quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản:

- Sự phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản kéo theo nhu cầu ngày càng cao về nguyên liệu và nhân công, dẫn tới việc tăng cường chính sách xâm lược, mở rộng thuộc địa.

- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

- Chủ nghĩa đế quốc là hệ quả trực tiếp của quá trình xâm lược thuộc địa nhằm tìm kiếm thị trường, thu lợi nhuận và đầu tư tư bản ở nước ngoài.

- Trong quá trình xâm lược thuộc địa, các nước đế quốc đã thiết lập hệ thống thuộc địa ở châu Âu, châu Phi và khu vực Mỹ La-tinh.

Câu 3: Trình bày sự mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

Sự mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:

- Ở Mỹ La tinh: nửa đầu thế kỉ XIX, các thuộc địa của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã bùng nổ phong trào đấu tranh giành độc lập, đưa đến sự thành lập các quốc gia tư sản.

- Ở châu Á: cuộc Duy tân Minh Trị bắt đầu từ năm 1868, đưa Nhật Bản từ một nước phong kiến trở thành nước tư bản chủ nghĩa.

- Ở Trung Quốc, Cách mạng Tân Hợi (1911) do những trí thức cấp tiến và tiểu tư sản lãnh đạo đã lật đổ triểu đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở quốc gia lớn nhất, đông dân nhất châu Á.

à Trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, cùng với việc các nước đế quốc

đẩy mạnh xâm lược thuộc địa, chủ nghĩa tư bản đã mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên

toàn thế giới.

Câu 4: Tổ chức độc quyền là gì? Kể tên các hình thức tiêu biểu của tổ chức độc quyền.

Trả lời:

- Tổ chức độc quyền: là sự liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung vào tay mình phần lớn việc sản xuất hoặc tiêu thụ một số hàng hoá nhằm thu lợi nhuận cao.

- Các hình thức tiêu biểu của tổ chức độc quyền: các-ten, xanh-đi-ca ở Đức và Pháp, tơ-rớt ở Mỹ.

Câu 5: Trình bày sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền.

Trả lời:

Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền:

- Thời kì xác lập chủ nghĩa tư bản là thời kì tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn độc quyền.

- Tổ chức độc quyền: là sự liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung vào tay mình phần lớn việc sản xuất hoặc tiêu thụ một số hàng hoá nhằm thu lợi nhuận cao. Các hình thức tiêu biểu của tổ chức độc quyền: các-ten, xanh-đi-ca ở Đức và Pháp, tơ-rớt ở Mỹ.

- Sự phát triển của các tổ chức độc quyền tạo ra cơ sở cho bước chuyển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền.

à Các tổ chức tư bản độc quyền đã chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.

Câu 6: Nêu khái niệm chủ nghĩa tư bản hiện đại.

Trả lời:

Khái niệm chủ nghĩa tư bản hiện đại: là thuật ngữ dùng để chỉ một giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay với những biểu hiện mới, tiêu biểu là sự kết hợp giữa sức mạnh kinh tế của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh chính trị của nhà nước tư sản. Chủ nghĩa tư bản hiện đại có sức sản xuất phát triển cao trên cơ sở những thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ, có lực lượng lao động đáp ứng sự phát triển nhảy vọt của nền sản xuất, đồng thời không ngừng điểu chỉnh để tồn tại và phát triển trong bối cảnh mới.

Câu 7: Trình bày tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại.

Trả lời:

Tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại:

- Tiềm năng:

+ Được biểu hiện cụ thể trên các lĩnh vực như: kinh tế, khoa học – công nghệ, kinh nghiệm quản lí, khả năng tự điều chỉnh để tồn tại và phát triển.

+ Có ưu thế trong việc sử dụng những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần

thứ tư để phát triển kinh tế. Các nước tư bản phát triển trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, khoa học – công nghệ của thế giới, có quy mô nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người thuộc hàng cao nhất thế giới.

- Thách thức:

+ Khó giải quyết được những cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính mang tính toàn cầu.

+ Không thể giải quyết được những vấn đề chính trị, xã hội nan giải.

+ Không có khả năng giải quyết triệt để mâu thuẫn xã hội ngày càng gia tăng. Sự chênh lệch giàu nghèo làm sâu sắc thêm tình trạng bất bình đẳng trong xã hội.

 

2. THÔNG HIỂU (2 câu)

Câu 1: Em có nhận xét gì về tốc độ mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

Trả lời:

Nhận xét về tốc độ mở rộng và phát triển của chủ nghĩ tư bản cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX: chủ nghĩa tư bản có tốc độ mở rộng và phát triển nhanh, trên phạm vi rộng lớn ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.

Câu 2: Nêu sự khác biệt về đặc điểm giữa chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản hiện đại?

Trả lời:

Sự khác biệt về đặc điểm giữa chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản hiện đại:

- Chủ nghĩa tư bản độc quyền: là sự liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung vào tay mình phần lớn việc sản xuất hoặc tiêu thụ một số hàng hoá nhằm thu lợi nhuận cao.

- Chủ nghĩa tư bản hiện đại:

+ Là giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay với những biểu hiện mới, tiêu biểu là sự kết hợp giữa sức mạnh kinh tế của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh chính trị của nhà nước tư sản.

+ Chủ nghĩa tư bản hiện đại có sức sản xuất phát triển cao trên cơ sở những thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ, có lực lượng lao động đáp ứng sự phát triển nhảy vọt của nền sản xuất, đồng thời không ngừng điểu chỉnh để tồn tại và phát triển trong bối cảnh mới.

 

3. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1: Vẽ sơ đồ thể hiện sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ.

Trả lời:

Câu 2: Có quan điểm cho rằng “Chủ nghĩa tư bản hiện đại ngày nay đã thay đổi về bản chất, không còn là chủ nghĩa tư bản trước đây”. Em có đồng ý với quan điểm đó không, tại sao?

Trả lời:

- Không đồng ý với quan điểm.

- Giải thích:

+ Hiện nay, chủ nghĩa tư bản có nhiều sự điều chỉnh để phù hợp với sự phát triển. Với những thành tựu đạt được, có quan điểm cho rằng bản chất của chủ nghĩa tư bản đã thay đổi không còn như trước đây, không còn là chế độ bóc lột mà là chủ nghĩa tư bản nhân văn, nhân đạo, chủ nghĩa tư bản có ý thức.

+ Tuy nhiên, những điều chỉnh, thay đổi của chủ nghĩa tư bản vẫn chưa phá vỡ được khuôn khổ, nền tảng của chế độ tư bản chủ nghĩa. Đó là những điều chỉnh, những sự chuyển biến trong khuôn khổ của chế độ tư bản. Trong lòng xã hội chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn tồn tại những mâu thuẫn, bất cập…, bản chất chế độ bóc lột vẫn đang hiện hữu.

à Không đồng ý với quan điểm.

Câu 3: Tại sao trong số các nước đế quốc, nước Anh được mệnh danh là “đế quốc Mặt trời không bao giờ lặn” và “công xưởng của thế giới”?

Trả lời:

Trong các nước đế quốc, nước Anh được mệnh danh là “đế quốc Mặt trời không bao giờ lặn” và “công xưởng của thế giới” vì thuộc địa Anh rộng 33 triệu km2 với 400 triệu người, chiếm 1/4 diện tích và 1/4 dân số thế giới, gấp 12 lần thuộc địa của Đức và 3 lần thuộc địa của Pháp.

Câu 4: Trình bày một số đặc trưng của chủ nghĩa đế quốc.

Trả lời:

Một số đặc trưng của chủ nghĩa đế quốc:

- Tích tụ sản xuất và các tổ chức độc quyền.

- Tư bản tài chính và đầu cơ tài chính.

- Xuất khẩu tư bản.

- Có sự phân chia thế giới về kinh tế.

- Có sự phân chia thế giới về lãnh thổ.

à Chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn phát triển tất yếu của chủ nghĩa tư bản. Trong tình hình mới, chủ nghĩa tư bản không chỉ thể hiện ở dạng chủ nghĩa đế quốc mà còn thể hiện ở dạng chủ nghĩa tư bản hiện đại.

Câu 5: Viết một đoạn văn ngắn (3 – 5 câu) trình bày suy nghĩ của em về cách mạng công nghiệp và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Trả lời:

Cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng làm rung chuyển cả thế giới. Bằng trí tuệ và khát vọng chinh phục giai cấp tư sản đã ghi dấu ấn vào lịch sử những cuộc cách mạng công nghiệp tiêu biểu, tạo dựng nên những giá trị văn minh tư bản vô cùng rực rỡ. Trải qua hơn 400 năm, chủ nghĩa tư bản đã bước lên những nấc thang phát triển khác

Câu 6: Bức tranh biếm họa dưới đây có nội dung và ý nghĩa gì?

Trả lời:

Nội dung và ý nghĩa của bức tranh biếm họa: bức tranh biếm hoạ về một con mãng xà khổng lồ, trên mình có từ monopoly (độc quyền), có đuôi rất dài quấn chặt vào Nhà Trắng (nơi ở và làm việc của tổng thống Mỹ - đại diện cho quyền lực của nhà nước tư bản Mỹ), đang há to miệng đe doạ nuốt chứng người dân. Bức tranh thể hiện quyền lực của các tổ chức độc quyền Mỹ câu kết chặt chẽ và chỉ phối nhà nước tư sản.

Câu 7: Theo em, các nước tư bản chủ nghĩa luôn đi đầu trong các lĩnh vực công nghệ mới nào?

Trả lời:

Các nước tư bản chủ nghĩa luôn đi đầu trong các lĩnh vực công nghệ mới, tạo nên cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với internet kết nối vạn vật, rô-bốt cao cấp, công nghệ in 3D, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo (AI),…

 

4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1: Trình bày một vài hiểu biết của em về nhóm G7.

Trả lời:

Một số thông tin về nhóm G7:

Nhóm G7 (viết tắt tiếng Anh: Group of Seven) là diễn đàn của 7 đại cường quốc có nền kinh tế công nghiệp phát triển với kỹ nghệ tiên tiến trên thế giới. Nhóm này thành hình vào năm 1976, khi Canada gia nhập nhóm G6 trước kia bao gồm: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp và Ý. Bảy vị bộ trưởng của 7 nước thành viên nhóm họp vài lần mỗi năm để bàn luận và trao đổi về các chính sách kinh tế, đưa ra chiến lược bảo vệ, định hướng và dẫn dắt cho nền kinh tế toàn cầu, công việc này đôi khi cũng được hỗ trợ bởi những kỳ họp thường xuyên của các viên chức khác như thứ trưởng Bộ tài chính.

Câu 2: Kể tên và trình bày một vài hiểu biết của em về một di sản của chủ nghĩa thực dân ở thuộc địa còn tồn tại đến ngày nay.

Trả lời:

Di sản của chủ nghĩa thực dân ở thuộc địa còn tồn tại đến ngày nay:

Đài tưởng niệm Nữ hoàng Vích-to-ri-a là một toà nhà lớn bằng đá cẩm thạch ở Can-cút-ta, Tây Ben-gan (Ấn Độ), được xây dựng từ năm 1906 đến năm 1921. Vào tháng 1 - 1901, sau cái chết của Nữ hoàng Vích-to-ri-a, nam tước Cua-giông (sau là Toàn quyền của Ấn Độ) đềxuấtxây đài tưởng niệm và cũng là một bảo tàng. Công trình do Kiến trúc sư U. Em-mơ-sơn - Chủ tịch Viện kiến trúc sư hoàng gia Anh thiết kế, pha trộn giữa phong cách kiến trúc Mô-gôn và Anh. Đài tưởng niệm Vích-to-ri-a đã trở thành di sản của chủ nghĩa thực dân ở thuộc địa.

Câu 3: Kể tên một số công ty đa quốc gia có phạm vi ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế nhiều nước trên thế giới hiện nay.

Trả lời:

Một số công ty đa quốc gia có phạm vi ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế nhiều nước trên thế giới hiện nay: Unilever, Nestlé, Levi Strauss, MacDonald’s, P&G, Coca-Cola,...

Câu 4: Việt Nam đã tiếp thu những thành tựu văn minh của chủ nghĩa tư bản như thế nào?

Trả lời:

Kế thừa một cách khoa học, chọn lọc, một số thành tựu văn minh nhân loại đã đạt được trong chủ nghĩa tư bản để phát triển đất nước. Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua chế độ áp bức, bất công, bóc lột tư bản chủ nghĩa; bỏ qua những thói hư tật xấu, những thiết chế, thể chế chính trị không phù hợp với chế độ xã hội chủ nghĩa, chứ không phải bỏ qua tất cả những thành tựu, giá trị văn minh mà nhân loại đã đạt được trong thời kỳ phát triển chủ nghĩa tư bản, Việc kế thừa những thành tựu này phải có chọn lọc trên quan điểm khoa học, phát triển.

- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức là một trong những nhiệm vụ to lớn như thế để nâng cao năng suất lao động xã hội, thúc đẩy dịch chuyển văn minh xã hội của đất nước, phát triển lực lượng sản xuất tiên tiến từ đó tạo tiền đề vật chất cho xã hội mới.

- Khai thác những cơ hội, thành tựu văn minh vật chất về khoa học công nghệ, về quản trị phát triển để thúc đẩy sự phát triển, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công, dịch chuyển văn minh vật chất, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân là hết sức cần thiết.

=> Giáo án Lịch sử 11 kết nối bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Lịch sử 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay