Câu hỏi tự luận lịch sử 6 cánh diều Bài 15: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập, tự chủ (từ đầu công nguyên đến trước thế kỉ X)

Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 15: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập, tự chủ (từ đầu công nguyên đến trước thế kỉ X). Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 6 cánh diều.

BÀI 15: CÁC KHỞI NGHĨA TIÊU BIỂU GIÀNH ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ

(TỪ ĐẦU CÔNG NGUYÊN ĐẾN TRƯỚC THẾ KỈ X)

 

  1. THÔNG HIỂU

Câu 1: Kể tên các sự kiện chính trong lịch sử đấu tranh chống chế độ cai trị phong kiến phương Bắc trước thế kỉ X?

Trả lời:

Tên các sự kiện chính trong lịch sử đấu tranh chống chế độ cai trị phong kiến phương Bắc trước thế kỉ X:

- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

- Khởi nghĩa Bà Triệu

- Khởi nghĩa Lí Bí

- Khởi nghĩa Mai Thúc Loan

- Khởi nghĩa Phùng Hưng.

Câu 2:  Dựa vào hiểu biết của em, hãy nêu những nét chính về Hai Bà Trưng?

Trả lời:

Những nét chính về Hai Bà Trưng:

- Trưng Trắc và Trưng Nhị là con gái Lạc tướng huyện Mê Linh (Hà Nội ngày nay), thuộc dòng dõi Hùng Vương. Trưng Trắc là một phụ nữ dũng cảm, mưu trí. Chồng là Thi Sách, con Lạc tướng Chu Diên, cũng là một người yêu nước có ý chí quật cường. 

- Khi người con gái đất Mê Linh kết duyên cùng con trai đất Chu Diên (Hà Nội ngày nay) đã làm cho Tô Định lo sợ. Bởi hắn biết rõ, đằng sau cuộc hôn lễ là sự liên kết thế lực giữa hai miền đất lớn của người Việt. Tô Định tìm mọi cách đem đại binh về Chu Diên, bắt giết Thi Sách. 

- Căm hận sự tàn bạo của giặc Hán xâm lược, quyết rửa nợ nước, trả thù nhà, Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị kêu gọi, vận động các tù trưởng, thổ hào nhiều nơi đứng lên lật đổ ách đô hộ của nhà Hán. Ngày 6 tháng giêng năm 40, nghĩa quân hội tụ tại bãi Trường Sa bên cửa sông Hát làm lễ tế cờ: 

“Một xin rửa sạch nước thù, 

Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng, 

Ba kẻo oan ức lòng chồng 

Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này”. 

 

Câu 2: “Vung tay đánh cọp xem còn dễ/ Đối diện Bà Vương mới khó sao” là câu nói chỉ vị anh hùng dân tộc nào? Nêu hiểu biết của em về vị anh hùng dân tộc đó.

Trả lời:

- Vung tay đánh cọp xem còn dễ/ Đối diện Bà Vương mới khó sao” là câu nói chỉ vị anh hùng dân tộc: Bà Triệu

- Bà Triệu tên thật là Triệu Thị Trinh, em gái của Triệu Quốc Đạt – một hào trưởng lớn ở vùng Quan Yên, quận Cửu Chân. Năm 248, Bà Triệu và anh trai phất cờ khởi nghĩa đánh quân xâm lược Ngô. Không lâu sau, anh trai mất, Bà Triệu được nghĩa quân tôn làm chủ tướng.

 

Câu 3: Nguyên nhân nào dẫn đến sự bùng nổ của khởi nghĩa Hai Bà Trưng? Nêu những nét chính và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa.

Trả lời:

  • Nguyên nhân bùng nổ: 

- Đầu thế kỷ I, dưới ách thống trị của nhà Đông Hán, cuộc sống của nhân dân Âu Lạc hết sức ngột ngạt. 

- Năm 34, Tô Định được cử sang làm Thái thú quận Giao Chỉ ra sức vơ vét, bóc lột làm cho đời sống nhân dân ta ngày càng cơ cực. 

- Lòng căm thù của nhân dân ta làm bùng lên nhiều cuộc nổi dậy lẻ tẻ. Tô Định càng ra sức trấn áp, tiêu diệt cuộc nổi dậy bằng những hành động tàn sát. Một số Lạc tướng bị giết hại, trong đó có Thi Sách chồng của Trưng Trắc.

  • Diễn biến: 

- Năm 34, nhà Hán sai Tô Định sang làm Thái thú quận Giao Chỉ. Tô Định vốn bạo ngược, cai trị tàn ác khiến cho nhân dân rất oán hận. 

- Mùa xuân năm 40, Trưng Trắc và Trưng Nhị dựng cờ khởi nghĩa. 

- Bấy giờ dân chúng quận Cửu Chân, Nhật Nam lần lượt nổi dậy, theo về với Hai Bà Trưng ngày một đông đảo. 

- Trong khí thế “rửa sạch nước thừ”, nghĩa quân Hai Bà Trưng nhanh chóng làm chủ Mê Linh, sau đó hạ thành Cổ Loa, tiến đánh và làm chủ Luy Lâu (Bắc Ninh). 

- Sau khi giành thắng lợi, Trưng Trắc xưng vương, đóng đô ở Mê Linh. Tương truyền, chính quyền Trưng Vương ban tước cho người có công, miễn giảm thuế khóa cho dân. 

* Ý nghĩa lịch sử: 

- Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất, quật cường của dân tộc ta. 

- Nêu cao tinh thần anh dũng của người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. 

 

Câu 4: Trình bày những thắng lợi của các cuộc khởi nghĩa và kháng chiến của nhân dân ta chống phong kiến phương Bắc trước thế kỉ X. 

Trả lời:

  • Khởi nghĩa Hai Bà Trưng:

- Tháng 3 - 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng, chiếm được Cổ Loa, buộc Thái thú Tô Định trốn về Trung Quốc. 

- Khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc lên làm vua xây dựng chính quyền tự chủ.

  • Khởi nghĩa Lý Bí: 

- Mùa xuân năm 542, Lý Bí lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, đánh đuổi Tiêu Tư, chiếm giữ thành Long Biên (Bắc Ninh). Nhà Lương huy động quân sang đàn áp nhưng thất bại. 

- Mùa xuân năm 544, khởi nghĩa thắng lợi. Lý Bí lên ngôi vua, lấy hiệu Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội ngày nay). 

  • Triệu Quang Phục kháng chiến chống quân nhà Lương: 

- Năm 545, nhà Lương cử quân xâm lược Vạn Xuân. Lý Nam Đế trao quyền chỉ huy kháng chiến cho Triệu Quang Phục. 

- Triệu Quang Phục đưa quân về đầm Dạ Trạch (Khoái Châu, Hưng Yên), xây dựng căn cứ và tiếp tục kháng chiến. 

- Năm 550, sau khi đánh bại quân Lương, Triệu Quang Phục xưng Triệu Việt Vương. Triệu Quang Phục xưng Triệu Việt Vương. 

 

Câu 5: Những đóng góp của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Triệu Quang Phục trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước thế kỉ X. 

Trả lời:

- Hai Bà Trưng: 

+ Lãnh đạo nhân dân ta đánh bại quân Đông Hán xâm lược, giành độc lập, tự chủ 

cho dân tộc.

+ Lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống quân xâm lược nhà Hán để bảo vệ nền độc lập tự chủ ấy

- Lý Bí: 

+ Liên kết với các hào kiệt, nổi dậy khởi nghĩa chống quân nhà Lương giành được thắng lợi. 

+ Thành lập ra nước Vạn Xuân độc lập, tự chủ. 

- Triệu Quang Phục: 

+ Kế tục sự nghiệp của Lý Bí tổ chức cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Lương 

+ Tiếp tục đưa đất nước trở lại thanh bình trong một thời gian. 

 

  1. THÔNG HIỂU

Câu 1: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có ý nghĩa lịch sử gì?

Trả lời:

Ý nghĩa lịch sử:

- Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất, quật cường của dân tộc ta. 

- Nêu cao tinh thần anh dũng của người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. 

 

Câu 2: Tình hình Âu Lạc sau cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.

Trả lời:

Tình hình Âu Lạc sau cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng:

- Khởi nghĩa thắng lợi. Đất nước được hoàn toàn giải phóng. Bà Trưng Trắc được tôn làm vua (Trưng Vương hay Trưng Nữ Vương). 

- Trưng Vương đã chọn Mê Linh làm kinh đô, phong chức cho người có công và lập lại chính quyền, xoá bỏ pháp luật hà khắc cùng các thứ thuế và lao dịch nặng nề của chế độ đô hộ. 

- Được tin cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi, vua Hán nổi giận, hạ lệnh khẩn trương chuẩn bị xe thuyền, làm thêm đường sá, tích trữ đường sá, tích trữ lương thực để đàn áp nghĩa quân.

 

Câu 3: Hãy nêu các biện pháp thực hiện chính sách cai trị nước ta của triều Ngô đầu thế kỉ III?

Trả lời:

Biện pháp thực hiện: 

- Chia châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu (miền đất Âu Lạc cũ). 

- Loại trừ người Việt khỏi bộ máy chính quyền, người Hán làm Huyện lệnh, trực tiếp cai quản cấp huyện. 

- Dùng mọi thủ đoạn để mua chuộc, chia rẽ nội bộ nhân dân ta để gây đàn áp những cuộc đấu tranh chống lại chúng. 

- Bắt hàng nghìn thợ thủ công giỏi của nước ta đưa về Trung Quốc

- Tăng cường chính sách bóc lột tàn bạo bằng các loại thuế, lao dịch, đặc biệt là chế độ cống rất nặng nề. Dồn nhân dân ta vào cảnh khốn cùng. 

- Đưa nhiều người Hán sang ở lẫn với nhân dân ta, du nhập phong phong tục, tập quán, bắt dân ta phải theo pháp luật, phong tục tập quán của người Hán, học tiếng Hán.

- Kìm hãm kinh tế nước ta bằng cách độc quyền về sắt và ngoại thương.

 

Câu 4: Khởi nghĩa bà Triệu có kết quả như thế nào? Em hãy nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa bà Triệu.

Trả lời:

  • Kết quả: 

- Khởi nghĩa thể hiện ý chí quyết tâm đánh bại quân xâm lược. Tuy nhiên quy n mô của cuộc khởi nghĩa còn nhỏ, lực lượng mỏng và chưa lôi kéo được sự góp sức nên khởi nghĩa thất bại 

  • Ý nghĩa: 

- Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất của dân tộc nói chung, của phụ nữ Việt Nam nói riêng. 

- Cuộc khởi nghĩa trở thành ngọn cờ tiêu biểu trong các cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân ta suốt thế kỉ III - V. 

 

Câu 5: Sau khi đàn áp được cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán đã có thay đổi gì về bộ máy cai trị so với trước? Nhận xét gì về sự thay đổi này?

Trả lời:

  • Những thay đổi về chính sách cai trị: 

- Sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, chính quyền đô hộ phương Bắc cai trị đến cấp huyện. 

- Bộ máy cai trị đã có sự thay đổi khác trước: 

+ Thời Triệu Đà, các Lạc tướng là người Việt vẫn nắm quyền cai trị dân các huyện 

+ Đến thời nhà Hán, các Huyện lệnh là người Hán trực tiếp cai quản các huyện. 

  • Nhận xét: 

- Việc thay đổi, đưa người Hán trực tiếp cai quản các huyện thay cho người Việt, nhằm loại bỏ người Việt ra khỏi bộ máy cai trị để chúng dễ bề áp bức, bóc lột nhân dân ta. 

- Đây cũng là mưu đồ trong việc thôn tính vĩnh viễn nước ta của nhà Hán, thực hiện chính sách đồng hoá, dần dần “Hán hoá” dân tộc ta.

 

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Điền các sự kiện lịch sử tương ứng với mốc thời gian đã cho sẵn dưới đây. Việc Lý Bí thành lập nhà nước Vạn Xuân có ý nghĩa lịch sử như thế nào? 

Thời gian

Sự kiện

Năm 542

Năm 544

Năm 550

Trả lời:

Thời gian

Sự kiện

Năm 542

Lí Bí liên kết hào kiệt các châu lật đổ chế độ đô hộ của nhà Lương

Năm 544

Lí Bí lên ngôi lập nước Vạn Xuân

Năm 550

Cuộc kháng chiến chống quân Lương giành thắng lợi, Triệu Quang Phục lên ngôi vua

 

Câu 2: Vì sao trong thế kỉ VIII nhân dân ta khởi nghĩa chống chế độ cai trị của nhà Đường? 

Trả lời:

  • Tại vì:

- Sau khi nhà Đường thay thế nhà Lương cai trị nước ta, nhà Đường thực hiện chính sách cai trị hà khắc: 

+ Nhà Đường chia lại khu vực hành chính và đặt tên mới. 022 men nåb 

+ Nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ và chia thành 12 châu. 

+ Nhà Đường nắm quyền cai trị đến các huyện, chỉ còn hương, xã do người Việt tự quản. 

- Nhà Đường thi hành chính sách thuế khóa và lao dịch nặng nề: 

+ Bắt nhân dân ta đóng nhiều thứ thuế, cống nạp các thứ quý hiếm: vàng bạc, ngà voi, ngọc trai... 

+ Bọn thống trị vơ vét đến cùng kiệt tài nguyên của nước ta, chúng bắt nhân dân cống nộp cả quả vải. 

  • Tóm tắt các cuộc khởi nghĩa: 

- Khởi nghĩa Mai Thúc Loan: 

+ Năm 713, Mai Thúc Loan phát động cuộc khởi nghĩa và nhanh chóng làm chủ vùng đất Hoan Châu. Tại đây, ông cho xây thành Vạn An (Văn Diên, Nam Đàn, Nghệ An) và xưng là Mai Hắc Đế. 

+ Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng thu hút hàng chục vạn người ở khắp các vùng miền tham gia. Trên đà thắng lợi, nghĩa quân Mai Thúc Loan tiến ra Bắc, đánh và làm chủ thành Tống Bình (Hà Nội ngày nay). 

+ Năm 722, nhà Đường đưa quân sang đàn áp, khởi nghĩa Mai Thúc Loan thất bại. 

- Khởi nghĩa Phùng Hưng: 

+ Tiếp sau cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan, Phùng Hưng cùng em trai tập hợp quân khởi nghĩa. Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ thành Tống Bình. 

+ Sau khi chiếm được Tống Bình, sắp đặt việc cai trị thì Phùng Hưng qua đời. Con ông Phùng An lên nối nghiệp và tôn ông là “Bố Cái đại vương”. 

+ Cuối thế kỉ VIII, nhà Đường đưa quân sang đàn áp, cuộc khởi nghĩa kết thúc. 

Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan và Phùng Hưng là sự nối tiếp truyền thống đấu tranh kiên cường của người Việt. Mặc dù thất bại, các cuộc khởi nghĩa đó đã cổ vũ trực tiếp cho tinh thần đấu tranh giành độc lập hoàn toàn của người Việt đầu thế kỉ X. 

 

Câu 3: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Lương từ tháng 5 - 545 đến năm 550 diễn ra như thế nào? Vì sao Triệu Quang Phục chọn đầm Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến?

Trả lời:

  • Cuộc kháng chiến 

- Tháng 5 - 545, nhà Lương cử Dương Phiêu làm Thứ sử Giao Châu, cùng tướng Trần Bá Tiên chỉ huy một đạo quân lớn theo hai đường thủy bộ tấn công nước ta. 

- Lý Nam Đế trao quyền chỉ huy kháng chiến cho Triệu Quang Phục

- Triệu Quang Phục đưa quân về đầm Dạ Trạch (Khoái Châu, Hưng Yên), xây dựng căn cứ và tiếp tục lãnh đạo nhân dân kháng chiến. 

- Năm 550, sau khi đánh bại quân Lương, Triệu Quang Phục xưng vương (Triệu Việt Vương).

  • Tại vì:

- Triệu Quang Phục là người vùng Chu Diên, rất thông thạo thủy thổ vùng này và cả vùng Giao Châu.

- Ông đã phát hiện những ưu điểm của vùng Dạ Trạch (đầm lầy, rộng mênh mông, lau sậy um tùm...) rất lợi hại cho cuộc chiến tranh du kích và phát triển lực lượng để tiếp tục kháng chiến chống quân Lương xâm lược. 

 

  1. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Vì sao cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng được mọi người hưởng ứng?

Trả lời:

Khởi nghĩa được mọi người hưởng ứng vì: 

- Phùng Hưng là người có uy tín trong vùng. 

- Nhân dân căm thù chính sách bóc lột nặng nề của nhà Đường. 

- Đường Lâm là nơi có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm. 

Câu 2: Đánh giá về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, sách Đại Việt sử kí toàn thư của Lê Văn Hưu viết: “Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành trì ở Lĩnh ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thể đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương...”. Hãy bày tỏ suy nghĩ của đánh giá đó. 

Trả lời:

- Lời đánh giá đó chứng tỏ: 

+ Lòng yêu nước, ý chí độc lập của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc đang dâng cao. Khí thế đấu tranh giành độc lập dân tộc đang bùng cháy. Dưới ngọn cờ khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, nhân dân ta sẵn sàng đứng lên đánh giặc cứu nước. 

+ Nhân dân ta vô cùng căm phẫn chính sách đô hộ tàn bạo của bọn phong kiến phương Bắc, sẵn sàng đứng lên khởi nghĩa khi có điều kiện. 

+ Dân tộc ta đủ khả năng, ý chí và sức mạnh để giành và giữ độc lập dân tộc. 

+ Dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng, khởi nghĩa nhanh chóng giành thắng lợi, đuổi quân Hán ra khỏi đất nước.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay