Câu hỏi tự luận lịch sử 6 cánh diều Bài 8: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VI

Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 8: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VI. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 6 cánh diều.

Xem: => Giáo án lịch sử 6 sách cánh diều

Bài 8: TRUNG QUỐC TỪ THỜI CỔ ĐẠI ĐẾN THẾ KỈ VI

 

  1. THÔNG HIỂU

Câu 1: Tần Thuỷ Hoàng đã thống nhất lãnh thổ Trung Quốc (năm 221 TCN) thông qua con đường nào?

Trả lời:

Sau triều đại nhà Chu, Trung Quốc lại bị chia thành nhiều nước nhỏ. Trong đó, nước Tần có tiềm lực kinh tế và quân sự lớn mạnh nhất, lần lượt tiêu diệt các đối thủ thông qua con đường chiến tranh, thống nhất lãnh thổ Trung Quốc vào năm 221 TCN.

Câu 2:  Em hãy cho biết tình hình của Trung Quốc từ nhà Hán, Nam - Bắc triều đến nhà Tùy?

Trả lời:

Tình hình của Trung Quốc từ nhà Hán, Nam - Bắc triều đến nhà Tùy:

- Sau nhà Tần, nhà Hán đã cai trị Trung Quốc triều đại phát triển rực rỡ ở Trung Quốc.

- Sau khi nhà Hán sụp đổ, Trung Quốc bước vào thời kì loạn lạc, thống nhất xen kẽ với chia rẽ: Cuối thời nhà Hán đến đầu thời nhà Tấn xuất hiện thời Tam quốc (Ngụy - Thục - Ngô). Cuối nhà Tấn đến đầu nhà Tùy, xuất hiện thời Nam - Bắc triều.

- Đến cuối thế kỉ VI, nhà Tùy tái thống nhất đất nước, đặt cơ sở để Trung Quốc bước vào giai đoạn đỉnh cao của chế độ phong kiến.

 

  1. THÔNG HIỂU

Câu 1: Con sông nào ở Trung Quốc được gọi là “sông Mẹ”? Tác dụng của con sông sông Mẹđến nền văn minh Trung Quốc thời cổ đại 

Trả lời:

Hoàng Hà chính là con sông thứ hai ở Trung Quốc, được người dân trìu mến gọi là “sông Mẹ” có tác dụng đến nền văn minh Trung Quốc: 

- “Sông Mẹ” mang một lượng phù sa màu mỡ tạo nên vùng đồng bằng châu thổ phì nhiêu, thuận lợi cho việc trồng trọt khi công cụ sản xuất ở Trung Quốc thời cổ đại còn tương đối thô sơ. 

- Nhờ vậy, nơi đây đã trở thành cái nôi của văn minh Trung Quốc. 

Câu 2: Em hãy cho biết điều kiện tự nhiên của Trung Quốc thời cổ đại?

 Trả lời: 

Điều kiện tự nhiên của Trung Quốc thời cổ đại: 

- Thời cổ đại, lãnh thổ Trung Quốc nhỏ hơn ngày nay rất nhiều. Cư dân cư trú chủ yếu ở trung và hạ lưu sông Hoàng Hà. Về sau, họ mở rộng địa bàn cư trú xuống lưu vực sông Trường Giang. 

- Lưu vực sông Hoàng Hà và sông Trường Giang có đất phù sa màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp. 

- Nhờ đó, từ rất sớm, những nhà nước đầu tiên đã được xây dựng ở hạ lưu sông Hoàng Hà, tiếp đó là hạ lưu sông Trường Giang.

 

Câu 3: Trình bày quá trình thống nhất và xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc dưới thời Tần Thủy Hoàng?

Trả lời:

Quá trình thống nhất: 

- Thời cổ đại ở Trung Quốc kéo dài khoảng 2000 năm, gắn với ba triều đại: nhà Hạ, nhà Thương, nhà Chu. 

- Trên lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang thời cổ đại tồn tại hàng trăm tiểu quốc thườn xuyên xảy ra chiến tranh nhằm thôn tính lẫn nhau. 

 - Khoảng thế kỉ III TCN, nhà Chu suy yếu, các nước ở lưu vực Hoàng Hà, Trường Giang nổi dậy đánh chiếm lẫn nhau suốt 5 thế kỉ, đó là thời Xuân Thu 

- Đến cuối thời nhà Chu, nước Tần dần mạnh lên. Tần Doanh Chính đã lần lượt đánh chiếm các nước, thống nhất Trung Quốc. 

- Năm 221 TCN, Doanh Chính lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Tần Thủy Hoàng. Tần Thủy Hoàng đã thống nhất lãnh thổ. 

 

Câu 4: Đánh giá quá trình thống nhất và xác lập chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Tần Thủy Hoàng?

Trả lời:

- Sau khi thống nhất lãnh thổ, Tần Thủy Hoàng thực hiện một loạt chính sách đổi mới: 

+ Về chính trị: Phế bỏ chế độ phân phong, thi hành chế độ quận, huyện. Chia cả nước thành 36 quận, dưới quận là huyện. 

+ Tuyển chọn quan lại: Quan lại ở trung ương và địa phương do nhà vua trực tiếp tuyển chọn, không thi hành chế độ cha truyền con nối. 24h) - Sau khi thống nhất lãnh thổ, Tần Thủy Hoàng thống nhất hệ thống đo lường, tiền tệ, chữ viết và pháp luật ở Trung Quốc. Đây là sự thống nhất toàn diện. 

- Sau khi thống nhất lãnh thổ, Tần Thủy Hoàng thống nhất hệ thống đo lường, tiền tệ, chữ viết, pháp luật ở Trung Quốc. Đây là sự thông nhất toàn diện.

Câu 5: Em hãy sơ lược vài nét chính về Khổng Tử?

Trả lời:

Sơ lược một số nét chính về Khổng Tử:

- Khổng Tử sinh năm 551 TCN, họ Khổng tên Khâu, tự Trọng Ni, nguyên quán ở làng Xương Bình, nước Lỗ đời Chu. Là một triết gia và chính trị gia người Trung Quốc. 

- Từ nhỏ, Khổng Tử là một đứa trẻ mồ côi, sống trong một gia đình nghèo khổ, nhưng rất hiếu học. 

- Khổng Tử sống vào một thời đại phong kiến nhà Chu bắt đầu suy sụp, do sự phân tranh từ thời Xuân Thu chuyển sang Chiến Quốc. 

- Khổng Tử là một nhà tư tưởng lớn của Trung Quốc thời cổ đại. Nhiều tư tưởng về giáo dục của ông đến ngày nay vẫn còn giá trị: 

+ “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”. 

+ “Ngọc không mài thì không sáng, người không học thì không có hiểu biết”. 

+ Đặc biệt, ông đặt đạo đức lên hàng đầu: “Tiên học lễ, hậu học văn”.

 

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Trình bày những thành tựu văn hóa của Trung Quốc cổ đại đến thế kỉ VII?

Trả lời:

Những thành tựu văn hóa: 

Lĩnh vực

Thành tựu

Về tư tưởng

Thời cổ đại Trung Quốc xuất hiện nhiều trường phái khác nhau, nổi bật nhất là 4 phái: Nho gia, Pháp gia, Đạo gia, Mặc gia. 

Về chữ viết

Thời nhà Thương ở Trung Quốc đã có chữ viết, đó là chữ tượng hình được khắc trên mai rùa, xương thú (giáp cốt), sau đó khắc trên chuông, đỉnh đồng và phổ biến là viết trên các thẻ tre, trúc. 

Về văn học

Tác phẩm văn học cổ nhất Trung Quốc là Kinh thi của Khổng Tử, gồm nhiều sáng tác dân gian, được Khổng Tử sưu tập và chỉnh lí. 

Về sử học

Bộ Sử của Tư Mã Thiên là công trình sử học đồ sộ thời cổ đại Trung Quốc thời cổ đại. 

Về y học

Y học sớm phát triển với nhiều cách chữa bệnh hiệu quả bằng thảo dược, huyệt, châm cứu... 

Về kĩ thuật

Có những phát minh lớn như thiết bị đo động đất, kĩ thuật dệt tơ lụa, kĩ thuật làm giấy, kĩ thuật in, la bàn. 

Về kiến trúc

Các triều đại từ nhà Tần đến nhà Tùy còn xây dựng công trình kiến trúc đồ sộ, các cung điện, chùa, tháp, lăng tẩm nguy nga lộng lẫy, trong đó tiêu biểu là Vạn Lí Trường Thành, biểu tượng của nền văn minh Trung Quốc. 

 

Câu 2: Trình bày những nét chính về xây dựng Vạn Lí Trường Thành ở Trung Quốc 

Trả lời:

Những nét chính về xây dựng Vạn Lí Trường Thành ở Trung Quốc 

- Vạn Lí Trường Thành tọa lạc tại phía Bắc Trung Quốc, dài tới 21196,18 km, đã tồn tại được hơn 2 300 năm theo suốt chiều dài lịch sử Trung Quốc từ thời phong kiến đến nay. 

- Suốt 2 300 năm Vạn Lí Trường Thành qua các triều đại khác nhau lại được xây dựng ở các khu vực khác nhau để bảo vệ ranh giới lãnh thổ. Và hoàng đế nhà Chu thời tiền Hoa (770 - 221 TCN) là người đầu tiên đặt nền móng cho công trình vĩ đại này. 

- Vạn Lí Trường Thành được người Trung Quốc xây dựng nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công từ bên ngoài. Đây được xem là biểu tượng của nền văn minh Trung Quốc.

Câu 3: Nêu nguyên nhân Trung Quốc phát triển rực rỡ ở thời nhà Hán?

Trả lời:

Nguyên nhân phát triển rực rỡ thời Hán:

- Về chính trị, nhà Hán thực hiện chính sách gần dân, giúp cho nhân dân được an cư lạc nghiệp, từ đó đất nước ổn định về chính trị. 

- Về kinh tế, dưới thời nhà Hán, nền kinh tế phát triển, có ngành thủ công và thương nghiệp cũng như khoa học tự nhiên phát triển. Kĩ thuật làm giấy trở thành một trong bốn phát minh lớn của Trung Quốc còn tồn tại đến ngày nay. 

- Về tư tưởng, Nho giáo trở thành phương thức trị nước, được nhiều triều đại sau tuân thủ và còn ảnh hưởng đến ngày nay. 

 

  1. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Em hãy cho biết những nét chung về điều kiện tự nhiên của Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc?

Trả lời:

Những điểm chung về điều kiện tự nhiên của Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc:

 - Các dòng sông hằng năm mang một lượng phù sa bồi đắp làm cho đất đai màu mỡ, lại gần nguồn nước tưới, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và sinh sống ban đầu. Nhờ vậy, cư dân ở đây sớm hình thành nhà nước đầu tiên. 

- Cư dân quần tụ bên các dòng sông nên dễ bị lũ lụt, gây mất mùa, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. 

- Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp và trị thủy, cư dân cổ đại các quốc gia này đã sống quần tụ thành những trung tâm quần cư lớn và gắn bó với nhau trong tổ chức công xã. Từ đó đã tạo điều kiện hình thành quốc gia cổ đại ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc. 

 

Câu 2: Em hãy cho biết những nét chung về điều kiện kinh tế của Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc?

Trả lời:

- Nghề sản xuất chính là nghề nông nghiệp tưới nước “lấy nông ngheiejp làm gốc”

- Ngoài ra cư dân nông nghiệp cổ kết hợp nuôi gia súc, làm đồ gốm, dệt vải

- Họ còn tiến hành trao đổi sản phẩm giữa vùng này với vùng khác.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay