Câu hỏi tự luận lịch sử 6 cánh diều Bài 13: Nước Âu Lạc

Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 13: Nước Âu Lạc. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 6 cánh diều.

BÀI 13: NƯỚC ÂU LẠC

  1. THÔNG HIỂU

Câu 1:  Nước Âu Lạc được thành lập trong hoàn cảnh nào?

Trả lời:

- Năm 214 TCN, quân Tần ở phương Bắc đánh xuống phần đất sinh sống của các bộ tộc Việt. Người Lạc Việt và người Âu Việt dũng cảm chiến đấu chống quân Tần dưới sự lãnh đạo của Thục Phán. 

- Năm 208 TCN, tướng giặc là Đồ Thư bị giết, quân Tần gặp nhiều khó khăn phải rút về nước. 

- Sau kháng chiến chống Tần, Thục Phán xưng là An Dương Vương. Ông đổi tên nước thành Âu Lạc, dời đô về Phong Khê (nay là Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội). 

- Tên nước Âu Lạc là sự ghép nối tên của hai cư dân Âu Việt và Lạc Việt mà thành. 

Câu 2:  Em hãy nêu những công trình văn hoá tiêu biểu của nhà nước Âu Lạc?

Trả lời:

- Thành Cổ Loa: là một công trình kiến trúc độc đáo, sáng tạo của nhân dân Âu Lạc, nó còn thể hiện trình độ phát triển cao của cư dân Âu Lạc, được xem là biểu tượng của nền văn minh Việt cổ.

 

  1. THÔNG HIỂU

Câu 1: Em hãy nêu tổ chức bộ máy nhà nước Âu Lạc?

Trả lời:

- Tổ chức bộ máy nhà nước:

+ Tổ chức bộ máy nhà nước Âu Lạc: có nhiều thay đổi sao với tổ chức nhà nước Văn Lang

+ Đứng đầu nhà nước là An Dương Vương, nắm giữ mọi quyền hành và có quyền thế cao hơn trong việc trị nước

+ Lãnh thổ mở rộng hơn và chia thành nhiều bộ dưới bộ là các chiềng chạ

+ Lực lượng quân đội khá đông và vũ khí có nhiều cải tiến

Câu 2: Theo em nhà nước Âu Lạc có những thay đổi như thế nào?

Trả lời:

- Nông nghiệp, lưỡi cày đồng được cải tiến và được dùng phổ biến hơn, lúa gạo, khaoi, đậu, rau, củ ngày một nhiều hơn

- Chăn nuôi, đánh cá, săn bắt đều phát triển

- Nghề thủ công: làm đồ gốm, dệt, đồ trang sức…đều tiến bộ. Đặc biệt ngành sản xây dựng và luyện kim phát triển

- Dân số tăng lên, sự phân biệt giữa tầng lớp thống trị và nhân dân cũng sâu sắc hơn.

Câu 3: Nguyên nhân đặt tên nước Âu Lạc?

Trả lời:

- Nhân dân Âu Việt và Lạc Việt là hai bộ lạc sống gần nhau, có chung trình độ phát triển kinh tế, văn hóa và họ đã đoàn kết với nhau để chống lại quân Tần bảo vệ lãnh thổ

- Đồng thời có sự kết hợp ý nghĩa lớn tên gọi của hai bộ lạc Âu Việt và Lạc Việt nên Thục Phán đặt tên nước là Âu Lạc.

Câu 4:  Em hãy cho biết đời sống của người Việt thời kì Văn Lang, Âu Lạc?

Trả lời:

  • Đời sống vật chất và tinh thần: 

- Về kinh tế: 

+ Cư dân Văn Lang, Âu Lạc sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp trồng lúa 

+ Họ biết dùng lưỡi cày, lưỡi hái, cuốc, rìu,... bằng đồng làm công cụ sản xuất và làm công cụ sinh hoạt trong đời sống. 

+ Cư dân biết trồng dâu nuôi tằm, trồng hoa màu, chăn nuôi, đánh bắt cá,...  

+ Các nghề thủ công làm gốm, dệt vải, làm nhà, đóng thuyền phát triển.

+ Đến thời Văn Lang, Âu Lạc, nghề luyện kim phát triển cao, nhiều người chỉ chuyên đúc đồng, rèn sắt.

- Về đời sống vật chất: 

+ Lương thực chính là lúa, gạo, khoai, đậu, rau, củ, tôm cá, ốc,... Đến thời Âu Lạc, lúa, gạo, khoai, đậu, rau, củ ngày một nhiều hơn. 

+ Ngày lễ, ngày tết có thêm bánh chưng, bánh giầy. Cư dân Văn Lang, Âu Lạc còn biết làm mắm cá, làm muối, biết sử dụng mâm, bát, muôi,... 

+ Cư dân Văn Lang, Âu Lạc đi lại chủ yếu bằng thuyền, ở nhà sàn. Họ thường làm nhà cao ở ven sông, ven biển hoặc trên sườn đồi để tránh thú dữ. Nhà có mái cong hình thuyền hoặc mái tròn hình mui thuyền. 

+ Ngày thường, nam đóng khố, mình trần, đi chân đất; nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực,... Khi có lễ hội, họ đội mũ cầm lông chim, nữ mặc váy xòe, đeo trang sức, nam mặc khố dài. 

- Về đời sống tinh thần: 

+ Cư dân Văn Lang, Âu Lạc có tục thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần trong tự nhiên như thần Sông, thần Núi, thần Mặt Trời,... 

+ Họ biết chôn người chết trong thạp, bình, mộ thuyền. Người giàu có thường chôn theo những công cụ và đồ trang sức quý giá. 

+ Họ biết về thẩm mĩ như nhuộm răng đen, xăm mình. 

+ Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc giản dị, chất phác, hòa mình với thiên nhiên. + Trong các ngày lễ hội, họ thường tổ chức vui chơi đấu vật, đua thuyền, nhảy múa, ca hát bên tiếng khèn, sáo, trống, chiêng,..

 

Câu 5: Nêu vài nhận xét về việc xây dựng công trình thành Cổ Loa.

Trả lời:

- Thành Cổ Loa là một công trình kiến trúc to lớn vào thời điểm cách đây hơn 2000 năm, khi trình độ kĩ thuật còn rất thấp kém. 

- Thành Cổ Loa là một công trình kiến trúc độc đáo và sáng tạo của nhân dân Âu Lạc, có vai trò như một căn cứ quân sự lợi hại và là một căn cứ phòng thủ kiên cố. 

- Thành Cổ Loa còn thể hiện trình độ phát triển cao của nước Âu Lạc, được xem là một biểu tượng của nền văn minh Việt cổ. 

 

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Vì sao Cổ Loa còn được xem là một quận thành? 

Trả lời:

- Ở đây có một lực lượng quân đội lớn gồm bộ binh và thủy binh được bằng đồng như giáo, rìu chiến, dao găm đặc biệt là nỏ. 

- Việc bố trí trong thành là một căn cứ lợi hại, có hệ thống phòng thủ kiên cố, bảo vệ được sự tấn công từ bên ngoài vào.

  • Cổ Loa còn được xem là một quận thành

Câu 2:  Căn cứ vào đâu để nói: đất nước thời Âu Lạc đã phát triển có với thời Văn Lang? Vì sao? 

Trả lời:

  • Căn cứ vào các yếu tố sau đây: 

- Trong nông nghiệp: lưỡi cày đồng được cải tiến và dùng phổ biến hơn, trồng trọt phát triển.

- Nghề thủ công làm đồ gốm, đồ trang sức đều tiến bộ. 

- Chăn nuôi, đánh cá, săn bắt đều phát triển.

- Đặc biệt phát triển là ngành xây dựng và luyện kim. 

- Giáo mác, mũi tên đồng, rìu đồng, cuốc sắt, rìu sắt sản xuất ngày càng nhiều. 

  • Tại vì: 

- Dân số tăng nhanh, tinh thần vươn lên trong lao động sản xuất của nhân dân. 

- Do nhu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước.

 - Tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong xây dựng và phát triển đất nước.

 

Câu 3: Mối liên hệ giữa thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng là gì?

Trả lời:

Thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng: 

- Để đề cao vị trí của đất nước và bảo vệ kinh thành do mình thành lập, An Dương Vương đã tập trung lực lượng xây dựng một khu thành rộng lớn hơn nghìn trượng như hình trôn ốc nên gọi là Loa thành gồm hơn 3 vòng khép kín, cao, rộng, có hào bao quanh, được người sau gọi là thành Cổ Loa.

- Thành Cổ Loa thực sự là một công trình xây dựng đồ sộ, tiêu biểu cho nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc, thể hiện trí tuệ sáng tạo của người Việt cổ sống cách ngày nay hơn 2000 năm.

- Cổ Loa còn là một quân thành. Ở đây có một lực lượng quân đội lớn gồm bộ binh và thuỷ binh được trang bị vũ khí bằng đồng như giáo, rìu chiến, dao găm và đặc biệt là nỏ. 

 

  1. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Quân sự và quốc phòng nước ta thời Âu Lạc có gì nổi bật?

Trả lời:

Về quân sự, quốc phòng: 

- Xây dựng thành Cổ Loa: Thời Âu Lạc, An Dương Vương đã cho xây dựng Thành Cổ Loa để bảo vệ đất nước. Đây là công trình kiến trúc lớn và độc đáo trong việc xây dựng của dân tộc ta. Là căn cứ quân sự mang tính phòng thủ kiên cố của Âu Lạc. Thể hiện trình độ phát triển cao của nước Âu Lạc và là biểu tượng của nền văn minh Việt cổ. 

- Lực lượng quốc phòng: Thời Âu Lạc có quân đội mạnh, gồm bộ binh, thủy binh được trang bị vũ khí tốt, đặc biệt là nỏ sử dụng mũi tên bằng đồng. Có hệ thống thuyền chiến vừa để luyện tập, vừa sẵn sàng chiến đấu. 

Câu 2: So sánh sự giống và khác nhau giữa nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc?

Trả lời:

  • Giống nhau: 

- Là tổ chức bộ máy nhà nước đầu tiên, còn sơ khai, đơn giản, vua có quyền quyết định tối cao. 

- Giúp vua cai trị là các Lạc hầu, Lạc tướng. Lạc tướng đứng đầu các bộ; Bồ chính đứng đầu các chiềng, chạ. 

  • Khác nhau: 

- Nước Văn Lang đóng đô ở vùng trung du: Phong Châu (Phú Thọ ngày nay).

- Nước Âu Lạc đóng đô ở vùng đồng bằng: Phong Khê (Cổ Loa, Đông Anh - Hà Nội ngày nay). 

- Nhà nước Âu Lạc phát triển hơn, có thành Cổ Loa vừa là kinh đô trung tâm chính trị, kinh tế, vừa là công trình quân sự độc đáo bảo vệ an ninh quốc gia, thể hiện trình độ phát triển cao hơn. 

- Vua An Dương Vương có quyền lực cao hơn vua Hùng, có quân đội mạnh được trang bị đầy đủ, đặc biệt là “nỏ thần”.

Câu 3: Nguyên nhân sụp đổ của nhà nước Âu Lạc. Hậu quả và bài học kinh nghiệm. 

Trả lời:

  • Nguyên nhân: 

- Do kẻ thù mưu kế tạo nội gián để phá hoại, chia rẽ từ bên trong. 

- Do chủ quan, thiếu cảnh giác đối với kẻ thù, An Dương Vương đã thất bại trong lần xâm lược thứ hai của nhà Triệu. 

- Do nội bộ nhà nước Âu Lạc chia rẽ, nhiều tướng giỏi như Cao Lỗ, Nồi Hầu từ chức làm cho sức mạnh phòng thủ đất nước bị suy yếu. 

  • Hậu quả: Nước Âu Lạc rơi vào ách đô hộ không chỉ của nhà Triệu mà còn của các triều đại phong kiến phương Bắc trong hàng nghìn năm. 
  • Bài học kinh nghiệm: 

- Quan tâm nhiều đến khối đoàn kết nội bộ dân tộc. 

- Nêu cao tinh thần cảnh giác trước mọi âm mưu và hành động của kẻ thù. 

- Câu chuyện Mỵ Châu - Trọng Thuỷ là lời dặn dò của người xưa đối với thế hệ mai sau bài học giữ nước.

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay