Câu hỏi tự luận lịch sử 6 cánh diều Bài 5: Chuyển biến về kinh tế, xã hội cuối thời nguyên thủy

Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 5: Chuyển biến về kinh tế, xã hội cuối thời nguyên thủy . Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 6 cánh diều.

BÀI 5: CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI CUỐI

THỜI NGUYÊN THỦY

  1. THÔNG HIỂU

Câu 1: Em hãy nêu sự xuất hiện của công cụ bằng kim loại?

Trả lời:

Sự xuất hiện công cụ bằng kim loại:

- Trong suốt thời kì nguyên thủy, công cụ sản xuất chủ yếu bằng đá. Đến khoảng thiên niên kỉ IV TCN, con người tình cờ phát hiện ra đồng đỏ khi khai thác đá. 

- Đến đầu thiên niên kỉ II TCN, họ đã luyện được đồng thau và sắt. Từ đó công cụ lao động và vũ khí bằng kim loại ra đời, sớm nhất ở Tây Á, Bắc Phi, sau đó là châu Âu. 

 

Câu 2: Ban đầu con người phát hiện ra kim loại đồng như thế nào?

Trả lời:

- Ban đầu con người phát hiện ra đồng một cách ngẫu nhiên: từ nham thạch do núi lửa phun trào hoặc đám tro tàn sau những vụ cháy rừng, con người nhặt được những khối đồng nguyên chất (đồng đỏ) bị nóng chảy và vón cục lại.

 

  1. THÔNG HIỂU

Câu 1: Tác động của công cụ bằng kim loại đã tác động như thế nào đối với kinh tế của con người cuối thời nguyên thủy?

Trả lời:

- Đối với kinh tế: 

+ Việc chế tác công cụ bằng kim loại giúp con người có thể khai phá đất hoang, tăng diện tích trồng trọt nâng cao đời sống con người. 

+ Giúp con người có thể xẻ gỗ đóng thuyền, xẻ đá làm nhà và khai thác mỏ, ổn định đời sống. 

+ Làm cho trồng trọt và săn bắn cũng trở nên dễ dàng mang lại nguồn thức ăn đầy đủ hơn. Một số công việc mới từ đó xuất hiện như nghề luyện kim, chế tạo công cụ lao động, chế tạo vũ khí. 

 

Câu 2: Dưới tác động của công cụ bằng kim loại đời sống xã hội có những chuyển biến như thế nào?

Trả lời:

- Đối với xã hội: 

+ Nhờ có công cụ bằng kim loại, cuối thời nguyên thủy, con người có thể làm ra lượng sản phẩm dư thừa. 

+ Đời sống văn hóa, tinh thần của con người theo đó mà được cải thiện, con người biết làm đồ trang sức như hoa tai, vòng tay... bằng kim loại. 

+ Từ đó dẫn đến quá trình phân hóa xã hội và tan rã của xã hội nguyên thế giới.

 

Câu 3: Công cụ lao động bằng kim loại dẫn đến hệ quả gì trong đời sống xã hội nguyên thủy?

Trả lời:

Hệ quả:

- Từ khi xuất hiện công cụ lao động bằng kim loại năng suất lao động trong xã hội tăng lên của cải làm ra không chủ đủ nuôi sống con người mà còn dư thừa.

- Những người có chức phận đã chiếm đoạt của cải dư thừa biến thành của riêng mình. Thế là của cải tư hữu xuất hiện, quan hệ cộng đồng bị phá vỡ. 

- Gia đình cũng thay đổi theo

- Khả năng lao động của các gia đình khác nhau đã thúc đẩy thêm sự phân biệt giàu nghèo.

 

Câu 4: Cuối thời nguyên thủy ở Việt Nam gắn với các nền văn hóa nào? Hãy nêu đặc điểm của nền văn hóa Phùng Nguyên.

Trả lời:

- Cuối thời nguyên thủy ở Việt Nam gắn với ba nền văn hóa: Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun

- Đặc điểm của văn hóa Phùng Nguyên:

+ Cư dân Phùng Nguyên là cư dân nông nghiệp trồng lúa

+ Đạt đến đỉnh cao kĩ thuật làm đồ đá với việc sử dụng thành thạo kĩ thuật cưa, khoan lỗ, tiện, mài…

+ Cư dân Phùng Nguyên là những người thợ gốm tài hoa

+ Cư dân Phùng Nguyên đã biết chăn nuôi gia súc, gia cầm

+ Cuối thời Phùng Nguyên cư dân đã biết đến đồng thau và sử dụng đồng để chế tác công cụ sản xuất nhưng chưa phổ biến

+ Thời Phùng Nguyên, con người vẫn sống trong xã hội nguyên thủy. Nhưng là xã hội có những chuyển biến mạnh mẽ, đnag vươn lên đầy đủ tiền đề bước sang hình thái xã hội mới.

Câu 5: Thời kì văn hóa Gò Mun ở Việt Nam được gọi là gì? Hãy nêu niên đại và những bước tiến của văn hóa Gò Mun so với văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu.

Trả lời:

- Thời kì văn hóa Gò Mun ở Việt Nam gọi là thời kì văn hóa đồng thau.

- Niên đại: Khoảng cuối thiên niên kỉ II TCN đến đầu thiên niên kỉ I  TCN

- Những bước tiến của văn hóa Gò Mun:

+ Đồ đồng phát triển mạnh chiếm ưu thế so với đồ đá. Đồ đồng thau chiếm 50% tổng số công cụ và vũ khí

+ Các loại công cụ bằng đồng thau xuất hiện thêm loại rìu lưỡi xéo, lưỡi liềm. Đồng thau còn được người Gò Mun sử dụng làm đồ trang sức.

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Hãy nêu đời sống vật chất của người nguyên thủy trên đất nước ta về công cụ sản xuất, hoạt động kinh tế, nơi cư trú?

Trả lời:

- Công cụ sản xuất:

+ Chủ yếu bằng đá, được cải tiến về kĩ thuât và loại hình như ghè đẽo, mài, khoan, đục…

+ Biết chế tạo công cụ bằng tre, gỗ, xương và biết làm đồ gốm

- Hoạt động kinh tế:

+ Ngoài việc săn bắt, hái lượm đã biết trồng trọt, chăn nuôi

+ Biết làm nông nghiệp trồng lúa nước

- Nơi cư trú:

+ Sống trong các hang động, mái đá.

+ Biết làm lều lợp bằng cỏ hoặc lá cây.

Câu 2: Nêu đặc điểm nổi bật tromg sự tiến triển của đời sống và xã hội loài người thời nguyên thủy

Trả lời:

- Là bước đi đầu tiên chập chững của loài người mà các dân tộc nào cũng phải trải qua

- Con người đã biết tạo ra lửa và dùng lửa, biết cải tiến công cụ từ thô sơ đến chính xác

- Đời sống con người không ngừng tiến bộ, từ chỗ thiếu ăn triền miên đến chỗ không những đủ ăn mà còn dư thừa

- Con người sống chung, làm chung, hưởng thụ chung

- Đây là xã hội còn ở trình độ thấp.

Câu 3: Nguyên nhân nào dẫn đến sự tan rã của xã hội nguyên thủy?

Trả lời:

Nguyên nhân dẫn đến sự tan rã của xã hội nguyên thủy: 

- Công cụ bằng kim khí ra đời dẫn đến năng suất lao động tăng lên, con người sản xuất ra một lượng sản phẩm dư thừa thường xuyên.

- Một số người do có khả năng lao động hoặc do chiếm đoạt một phần của cải dư thừa của người khác, ngày càng trở nên giàu có. 

- Từ đó xã hội xuất hiện sự phân hóa giàu nghèo, tư hữu ra đời. Xã hội nguyên thủy dần dần tan rã, nhường chỗ cho xã hội có giai cấp. 

 

  1. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Xã hội nguyên thủy tan rã như thế nào?

Trả lời:

Xã hội nguyên thủy tan rã: 

- Do nhu cầu phát triển sản xuất, đảm bảo cuộc sống ngày càng đầy đủ hơn, bằng trí tuệ sáng tạo của mình, Người tinh khôn đã phát hiện ra kim loại và dùng kim loại để chế tạo công cụ sản xuất. 

- Lúc này, người nguyên thủy đã phát minh ra nghề trồng lúa. Đó là hai phát minh lớn vừa tạo điều kiện ổn định cuộc sống vừa mở rộng và phát triển sản xuất. 

- Thu nhập của con người thời nguyên thủy tăng lên đáng kể, của cải bắt đầu dư thừa thường xuyên dẫn đến sự phân chia xã hội thành người giàu, người nghèo cũng xuất hiện. 

- Tình trạng này ngày càng tăng lên và trở thành sở của sự biến chuyển xã hội từ thời nguyên thủy sang một thời đại mới. 

 

Câu 2: Em hãy cho biết tình hình Việt Nam cuối thời nguyên thủy như thế nào?

Trả lời:

Việt Nam cuối thời nguyên thủy: 

- Cách đây hơn 4000 năm, xã hội nguyên thủy ở Việt Nam có những chuyển biến quan trọng, gắn với các nền văn hóa như Phùng Nguyên (Phú Thọ), Đồng Đậu (Vĩnh Phúc), Gò Mun (Phú Thọ). 

- Dấu ấn đầu tiên tạo nên sự chuyển biến này là việc cư dân phát minh ra thuật luyện kim và biết chế tác công cụ lao động, vũ khí bằng đồng. 

kì Người tình 

- Việc sử dụng các công cụ lao động bằng kim loại đã giúp người nguyên thủy ở Việt Nam mở rộng địa bàn cư trú, chuyển dần xuống đồng bằng và định cư ven các con sông lớn như: sông Hồng, sông Mã, sông Đồng Nai,... 

- Những cư dân ở đây biết làm nông nghiệp lúa nước, biết chăn nuôi, biết nung gốm ở nhiệt độ cao, biết đúc công cụ và vật dụng bằng đồng,... Từ những xóm làng đã dần dần xuất hiện. 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay