Câu hỏi tự luận lịch sử 6 cánh diều Bài 9: Hy Lạp và La Mã cổ đại

Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 9: Hy Lạp và La Mã cổ đại. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 6 cánh diều.

Bài 9: HY LẠP VÀ LA MÃ CỔ ĐẠI

 

  1. THÔNG HIỂU

Câu 1: Địa hình của Hy Lạp cổ đại là địa hình gì?

Trả lời:

Địa hình: Chủ yếu là núi đồi, đất khô cằn, chỉ thuận lợi cho trồng nho, ô liu. Có bờ biển dài, có hàng nghìn đảo nhỏ thuận lợi cho giao thông.

Câu 2: Cơ sở dẫn đến sự hình thành của văn minh Hi Lạp – La Mã cổ đại là gì?

Trả lời:

Cơ sở dẫn đến sự hình thành của văn minh Hi Lạp – La Mã cổ đại: Sự kế thừa những thành tựu văn minh phương Đông là một trong những cơ sở dẫn tới sự hình thành của văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại. Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại đã tiếp thu nhiều thành tựu của văn minh phương Đông trên các lĩnh vực để xây dựng nền văn minh mang bản sắc riêng.

 

Câu 3: Trình bày những điều kiện tự nhiên của nền văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại?

Trả lời:

  • Điều kiện tự nhiên:

- Hy Lạp và La Mã cổ đại là các quốc gia thuộc khu vực Địa Trung Hải, lãnh thổ ba mặt giáp biển, với nhiều đảo lớn nhỏ. Đường bờ biển có nhiều vũng, vịnh, tạo thành nhiều hải cảng thuận tiện cho tàu bè đi lại, kết nối giao thương.

- Địa hình Hy Lạp bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai không phì nhiều nhưng bù lại có nhiều khoáng sản và loại đất sét trắng để làm gốm. Khí hậu và đất đai Hy Lạp phù hợp trồng các loại cây như nho, ô liu,...

- La Mã có nhiều đồng bằng rộng lớn hơn, khí hậu ấm áp, mưa nhiều, thuận lợi cho việc phát triển các ngành trồng trọt và chăn nuôi. Tài nguyên khoáng sản phong phú, thúc đẩy nghề luyện kim sớm phát triển.

Câu 4: Ngành nào có vai trò quan trọng nhất trong nền kinh tế của La Mã cổ đại? Vì sao?

Trả lời:

- Ngành có vai trò quan trọng nhất trong nền kinh tế của La Mã cổ đại: ngành thủ công nghiệp

- Vì La Mã cổ đại do điều kiện tự nhiên không thuận lợi nên nền kinh tế chủ yếu là thủ công ghiệp và thương nghiệp.

 

Câu 5: Theo em, phát minh lớn nhất của người La Mã cổ đại về vật liệu sản xuất là gì?

Trả lời:

Phát minh lớn nhất của người La Mã cổ đại về vật liệu sản xuất là bê tông. Nhờ phát minh ra bê tông, người La Mã đã xây dựng được những công trình kiến trúc đồ sộ, nguy nga như đấu trường Cô-li-dê, đền Pa-tê-nông, khải hoàn môn Công-xăng-ti-nút,…

 

  1. THÔNG HIỂU

Câu 1: Điểm giống nhau giữa điều kiện tự nhiên của Hi Lạp và La Mã cổ đại là gì?

Trả lời:

Điểm giống nhau giữa điều kiện tự nhiên của Hi Lạp và La Mã cổ đại là: có đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh.

 

Câu 2: Em hãy cho biết hai giai cấp cơ bản trong xã hội Hy Lạp và La Mã cổ đại?

Trả lời:

Xã hội Hy Lạp và La Mã cổ đại tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp, trong đó hai giai cấp đối kháng cơ bản là chủ nô và nô lệ. 

Câu 3: Tính dân chủ của thành bang của nhà nước Hy Lạp cổ được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

* Tính dân chủ của thành bang được thể hiện: 

+ Quyền lực cao nhất của thành bang thuộc về Đại hội nhân dân. 

+ Tất cả nam nữ công dân từ 18 tuổi trở lên, có quyền bầu cử, giám sát, bãi miễn các viên chức trong bộ máy nhà nước qua hình thức bỏ phiếu bằng vỏ sò. 

+ Những người nghèo có quyền tham gia chính quyền. 

 

Câu 4: Tổ chức nhà nước La Mã cổ đại như thế nào?

Trả lời:

Tổ chức nhà nước đế chế của La Mã cổ đại:  

- Khi mới thành lập, La Mã chỉ là một thành bang nhỏ bé ở miền Trung bán đảo I-ta-li-a. Đầu thế kỉ II, thông qua chiến tranh, lãnh thổ của đế chế La Mã được mở rộng bao gồm toàn bộ vùng đất xung quanh Địa Trung Hải, vùng ven biển Đại Tây Dương và quần đảo Anh. 

- Ban đầu, La Mã thiết lập hình thức nhà nước cộng hòa không có vua, cai trị dựa trên luật pháp và mọi chức vụ được bầu ra. Nhưng thực chất quyền lực nằm trong tay các Viện nguyên lão, thuộc giới chủ nô La Mã. 

- Năm 27 TCN, dưới thời Óc-ta-vi-út, La Mã chuyển sang hình thức nhà nước đế chế. Cơ cấu nhà nước vẫn duy trì như thời cộng hòa nhưng hoàng đế thâu tóm tất cả quyền lực. Viện Nguyên lão chỉ còn là hình thức, không còn quyền trong thời kì đế chế. 

 

Câu 5: Những đóng góp về văn hóa của người Hy Lạp và La Mã cổ đại đối với nhân loại?

Trả lời:

- Ra đời muộn hơn, tiếp nhận những thành tựu văn hóa lớn của các quốc gia phương Đông, các dân tộc Hy Lạp và La Mã đã xây dựng và phát triển nền văn hóa của mình, nâng nó lên một trình độ cao: 

+ Trước hết là chữ viết theo hệ chữ cái A, B, C do họ hoàn chỉnh, chính là chữ viết mà chúng ta đang dùng hiện nay. 

+ Họ đã tính được 1 năm có 365 ngày 6 giờ, chia làm 12 tháng. Đó là lịch dương mà chúng ta đang dùng ngày nay. 

+ Nhiều định lí, công thức số học, hình học, vật lí, tích học, sử học, địa lí v.v... với những nhà bác học nổi tiếng: Ta-lét, Pi-ta-go, Ơ-clít, Ác-si-mét v.v... là những người đặt nền móng cho nhiều ngành khoa học sau này. 

+ Bên cạnh đó, họ còn có nhiều thành tựu khoa học, văn học khác. 

- Về lĩnh vực nghệ thuật, điêu khắc, kiến trúc: Người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã làm nên hàng loạt công trình nghệ thuật điêu khắc, tạc tượng, kiến trúc vừa đẹp vừa mẫu mực, xứng đáng cho người đời sau học tập, thán phục, chiêm ngưỡng như: đền Pác-tê-nông ở A-ten, đấu trường Cô-li-dê ở La Mã, tượng Lực sĩ ném đĩa, tượng Thần Vệ nữ Mi-lô...

 

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Điều kiện tự nhiên của Hy Lạp và La Mã cổ đại có những thuận lợi và khó khăn gì đối với phát triển kinh tế?

Trả lời:

- Thuận lợi: 

+ Hy Lạp và La Mã có biển bao bọc, bờ biển khúc khuỷu tạo ra nhiều vịnh, nhiều hải cảng tự nhiên, an toàn, thuận lợi cho sự đi lại của tàu thuyền. 

+ Vùng biển có nhiều đảo lớn, nhỏ nằm rải rác, tạo thành một hành lang, cầu nối giữa lục địa với các đảo và vùng Tiểu Á tạo điều kiện cho ngành thương nghiệp phát triển. 

- Khó khăn: 

+ Địa hình ở hai bán đảo Ban-căng và I-ta-li-a là đồi núi vừa hiểm trở, đi lại khó khăn, vừa ít đất trồng trọt, chủ yếu là đất đồi cứng, vì thế chỉ thuận lợi cho việc trồng cây lưu niên như nho, cam, chanh, ô liu, v.v... 

+ Lương thực chính của Hy Lạp và La Mã là lúa mì, phần lớn đều nhập từ bên ngoài. 

 

Câu 2: Em hãy cho biết đặc điểm của dân cư Hy Lạp – La Mã cổ đại?

Trả lời:

Dân cư của Hy Lạp và La Mã thời cổ đại đa dạng về tộc người:

- Cư dân Hy Lạp cổ đại gồm bốn tộc người chính là Ê-ô-li-an, I-ô-ni-an, A-kê-an và Đô-ri-an, phân bố ở các vùng khác nhau. Đến khoảng thế kỉ VIII - VII TCN, cư dân Hy Lạp mới gọi mình là Hê-len và gọi đất nước là Hy Lạp.

- Cư dân có mặt sớm nhất trên bán đảo I-ta-li-a là người Li-gua, sau đó là người I-ta-li-ốt và một nhánh sống ở đồng bằng La-ti-um gọi là người La-tinh. Người La-tinh dựng nên thành La Mã bên bờ sông Ti-bơ và gọi là người La Mã.

 

Câu 3: Nêu vai trò của thủ công nghiệp trong nền kinh tế của các quốc gia cổ đại Hy Lạp và La Mã thời cổ đại?

Trả lời:

- Ở Hy Lạp và La Mã cổ đại do điều kiện tự nhiên không thuận lợi nên nền kinh tế chủ yếu là thủ công nghiệp và thương nghiệp. Thủ công nghiệp có vai trò rất lớn trong nền kinh tế: 

- Nhiều sản phẩm nổi tiếng như đồ gốm với đủ các loại bình, chum, bát bằng gốm tráng men trang trí hoa văn có màu sắc và hình vẽ đẹp không chỉ để dùng ở trong nước mà còn bán ra các vùng lân cận tăng thêm nguồn thu nhập cho nền kinh tế. 

- Nhiều xưởng thủ công chuyên sản xuất một mặt hàng có chất lượng cao với quy mô lớn đã thu hút được nhiều người lao động. 

- Sự phát triển của thủ công nghiệp làm cho sản xuất hàng hoá tăng nhanh, quan hệ thương mại được mở rộng. 

 

  1. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Dựa vào hiểu biết của em, nêu một số tư liệu về một số nhà khoa học và những tác phẩm nổi tiếng của họ ở thời cổ đại Hy Lạp và La Mã vẫn còn có giá trị đến ngày nay?

Trả lời:

- Ta-lét (625 - 574 TCN), nhà triết học Hy Lạp, sinh ở Tiểu Á, là người sáng lập ra triết học Hy Lạp và được xem là một trong bảy nhà thông thái của Hy Lạp. Ta-lét nổi tiếng vì những hiểu biết của ông về thiên văn học, sau khi ông đã dự đoán nhật thực xuất hiện vào ngày 28 - 5 - 585 TCN. Ông cũng là người mở đầu cho hình học Hy Lạp. 

- Pi-ta-go (580 - 500 TCN), là nhà toán học Hy Lạp, người đã thành lập ở Nam Ý một phong trào vào thế kỉ VI TCN nhấn mạnh đến việc nghiên cứu toán học như một phương tiện để tìm hiểu tất cả những mối quan hệ trong thế giới tự nhiên. Những người theo trường phái Pi-ta-go cho rằng Trái Đất là một khối cầu xoay quanh Mặt Trời. Pi-ta-go là người đầu tiên chỉ ra rằng: Tổng số các góc trong của các tam giác bằng 180°. Phương châm hành động và xử thế của ông là: Đừng nhắm mắt ngủ nếu chưa soát lại tất cả những việc đã làm trong ngày qua. 

 

Câu 2: Những thành tựu văn hóa Hy Lạp và La Mã cổ đại có giá trị đến ngày nay là gì? 

Trả lời:

Những thành tựu văn hóa Hy Lạp và La Mã cổ đại có giá trị đến ngày nay là: 

- Về lịch: Phát minh ra dương lịch, một năm có 365 ngày, 6 giờ, chia thành 12 tháng. 

- Về chữ viết: Sáng tạo ra hệ chữ cái A, B, C,... Ban đầu gồm 20 chữ, sau đó là 26 chữ, ngày nay vẫn tiếp tục sử dụng. 

- Về khoa học: 

+ Đạt trình độ cao trên nhiều lĩnh vực: số học, hình học, thiên văn học, vật lí, triết học vẫn còn có giá trị đến ngày nay. 

+ Xuất hiện nhiều nhà khoa học nổi tiếng: Trên lĩnh vực toán học có Ta-lét, Pi-ta-go, Ơ-clit. Trong lĩnh vực vật lí có Ác-si-mét. Trong lĩnh vực triết học có Pla-tôn, A-ri-xtốt. Về sử học có Hê-rô-đốt, Tu-xi-đít. Về địa lí có Stơ-ra-bôn,...

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay