Câu hỏi tự luận lịch sử 6 cánh diều Bài 19: Vương quốc Phù Nam

Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 19: Vương quốc Phù Nam. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 6 cánh diều.

BÀI 19: VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM

 

  1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Vương quốc cổ Phù Nam bị vương quốc nào thôn tính và sụp đổ vào thời gian nào?

Trả lời:

Vương quốc cổ Phù Nam bị bị Chân Lạp - một vương quốc của người Khơ-me thôn tính và sụp đổ vào đầu thế kỉ VII.

 

Câu 2: Hãy trình bày quá trình ra đời, phát triển và suy vong của Vương quốc Phù Nam

Trả lời:

- Vương quốc Phù Nam ra đời vào khoảng thế kỉ I, địa bàn chủ yếu của Phù Nam thuộc vùng Nam Bộ Việt Nam hiện nay.

 - Từ thế kỉ III đến thế kỉ V, Phù Nam là quốc gia phát triển nhất trong khu vực Đông Nam Á. Thời gian này, Phù Nam là trung tâm kết nối giao thương và văn hóa giữa các cộng đồng dân cư trong khu vực Ấn Độ, Trung Quốc. 

- Từ thế kỉ III, Phù Nam bắt đầu mở rộng lãnh thổ, nhiều lần chinh phục các xứ lân bang. 

- Từ thế kỉ VI, Phù Nam suy yếu và bị Chân Lạp thôn tính. Tới đầu thế kỉ VII, Vương quốc Phù Nam sụp đổ.

 

Câu 3: Ở Vương quốc Phù Nam, dấu ấn của đời sống sông nước được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

Nền văn hóa mang đậm đời sống sông nước là đặc trưng dễ nhận biết nhất của văn hóa Phù Nam: người Phù Nam làm nhà sàn trên kênh rạch, xây dựng những thành thị ở những vùng đất nổi, đi lại chủ yếu bằng mảng, ghe thuyền.

 

Câu 4: Từ thế kỉ III đến thế kỉ V, Vương quốc cổ Phù Nam phát triển như thế nào?

Trả lời:

Từ thế kỉ III đến thế kỉ V, Vương quốc cổ Phù Nam phát triển trở thành một trong những đế chế hùng mạnh trong khu vực Đông Nam Á. 

 

Câu 5: Xã hội Vương quốc Phù Nam phân chia như thế nào?

Trả lời:

Tổ chức xã hội của Vương quốc Phù Nam 

- Xã hội Phù Nam có nhiều tầng lớp: quý tộc, nông dân, thương nhân, thợ thủ công. 

- Quý tộc và phần lớn thương nhân, thợ thủ công sống trong các thành thị. 

- Nhờ thủ công nghiệp và ngoại thương phát triển nên thành thị Phù Nam là nơi sinh sống của nhiều tầng lớp dân cư và giữ vai trò quan trọng trong tổ chức xã hội của Phù Nam. 

  1. THÔNG HIỂU

Câu 1: Em hãy nêu những hoạt động kinh tế chính của cư dân Phù Nam.

Trả lời:

- Những hoạt động kinh tế chính của cư dân Phù Nam:

+ Sản xuất nông nghiệp (trồng lúa, hoa màu…)

+ Sản xuất thủ công nghiệp.

+ Buôn bán.

 

Câu 2:  Văn hóa Phù Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi nền văn hóa nào?

Trả lời:

Văn hóa Phù Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi nền văn hóa Ấn Độ:

- Trên cơ sở văn hoá Óc Eo và sự ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ, khoảng cuối thế kỉ I, vương quốc cổ Phù Nam được thành lập.

- Cư dân Phù Nam sớm tiếp nhận các tôn giáo từ của Ấn Độ như Hin-đu giáo, Phật giáo.

 

Câu 3: Em hãy cho biết tổ chức xã hội ở Vương quốc Phù Nam?

Trả lời:

Tổ chức xã hội của Vương quốc Phù Nam 

- Xã hội Phù Nam có nhiều tầng lớp: quý tộc, nông dân, thương nhân, thợ thủ công. 

- Quý tộc và phần lớn thương nhân, thợ thủ công sống trong các thành thị. 

- Nhờ thủ công nghiệp và ngoại thương phát triển nên thành thị Phù Nam là nơi sinh sống của nhiều tầng lớp dân cư và giữ vai trò quan trọng trong tổ chức xã hội của Phù Nam. 

 

Câu 4: Nhân tố quan trọng nhất đưa đến sự phát triển mạnh của ngoại thương đường biển ở Phù Nam là nhân tố nào?

Trả lời:

Những nhân tố đưa đến sự phát triển của ngoại thương Phù Nam bao gồm:

- Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên: 

+ Phù Nam nằm trên điểm trung chuyển đường biển thế giới qua Đông Nam Á, từ Trung Hoa qua Ấn Độ tới Địa Trung Hải và ngược lại.

+ Hơn nữa, Phù Nam cổ có đường bờ biển khá rộng (cả phía Đông và Nam cùng giáp biển) và giáp với vịnh Thái Lan. Đây là vùng vịnh lớn, kín gió, lánh sâu vào đất liền, nhiều nơi tập kết, tạo địa hình vô cùng thuận lợi cho các tàu bè tránh bão, trú ẩn và neo đậu nghỉ chân khi qua vùng biển này. 

- Sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp trong nước đã tạo ra nguồn sản vật (hàng hóa) dồi dào cho hoạt động thương mại.

- Kĩ thuật đóng tàu: được quan tâm phát triển, tăng dần về quy mô và chất lượng do yêu cầu của quá trình trao đổi, buôn bán.

  • Trong các nhân tố trên, điều kiện tự nhiên và vị trí địa lí là nhân tố quan trọng nhất đưa đến sự phát triển của ngoại thương của quốc gia cổ Phù Nam. (Vì tới khoảng thế kỉ VI – thế kỉ VII, khi con đường giao thương ở Đông Nam Á có sự chuyển hướng xuống vùng eo biển Ma-lắc-ca, Óc Eo không còn giữ vị trí trung tâm trên tuyến đường thương mại, thì Vương quốc Phù Nam cũng nhanh chóng suy tàn).

 

Câu 5: Nêu những nét chính về thành tựu văn hóa của Vương quốc Phù Nam?

Trả lời:

  • Tín ngưỡng, tôn giáo: 

- Cư dân Phù Nam thờ đa thần.  

+ Sớm tiếp nhận đạo Phật và đạo Hin-đu từ Ấn Độ. 

+ Với cảng biển và giao thông đường thủy phát triển, Phù Nam được coi là “trạm trung chuyển” để các tôn giáo như Phật giáo, Hin-đu giáo tiếp tục truyền bá sâu rộng vào khu vực Đông Nam Á. 

  • Nghệ thuật điêu khắc tượng, thần từ đá, gỗ rất phát triển với những sáng tạo mang phong cách riêng của Phù Nam. 
  • Nhiều đồ trang sức từ vật liệu khác nhau như vàng, đá quý cũng phát triển ở Phù Nam.

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Hiện tượng tự nhiên nào là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của vương quốc Phù Nam? Dẫn chứng.

Trả lời:

- Tình trạnh biển xâm thực đất liền (biển lấn) là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của vương quốc Phù Nam:

+ Mực nước biển dâng cao trong các đợt biển lấn đã khiến cho vùng đồng bằng châu thổ của Phù Nam dần bị thu hẹp.

+ Nước biển dâng lên quá cao (năm 650, mực nước biển đã dâng cao khoảng 0.8 mét), khiến cư dân Phù Nam ở vùng này không thể bám trụ lại được nữa, buộc họ phải di chuyển tới khu vực khác để sinh sống.

 

Câu 2: Theo em, nét văn hóa nào của cư dân cổ Phù Nam còn được lưu giữ trong đời sống của người Nam Bộ hiện nay?

Trả lời:

- Nét văn hóa của cư dân Phù Nam còn lưu giữ trong đời sống của cư dân Nam Bộ:

+ Sử dụng ghe, thuyền để đi lại trên kênh, rạch.

+ Dựng những ngôi nhà sàn rộng bằng gỗ trên mặt nước để chung sống hài hòa trong môi trường sông nước và khí hậu nóng ẩm.

+ Các tôn giáo như: Phật giáo, Ấn Độ giáo giữ vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của cư dân.

 

Câu 3: Em có nhận xét gì về tín ngưỡng, tôn giáo của Vương quốc cổ Phù Nam?

Trả lời:

Tín ngưỡng, tôn giáo: 

- Cư dân Phù Nam thờ đa thần.  

+ Sớm tiếp nhận đạo Phật và đạo Hin-đu từ Ấn Độ. 

+ Với cảng biển và giao thông đường thủy phát triển, Phù Nam được coi là “trạm trung chuyển” để các tôn giáo như Phật giáo, Hin-đu giáo tiếp tục truyền bá sâu rộng vào khu vực Đông Nam Á. 

 

  1. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Đến thế kỉ VI, người Chân Lạp nhân lúc Vương quốc Phù Nam suy yếu đã thôn tính vương quốc này như thế nào?

Trả lời:

- Đến thế kỷ thứ VI, nhân lúc Vương quốc Phù Nam suy yếu, người Khơ-me ở Chân Lạp (Campuchia ngày nay) nhân cơ hội này đánh chiếm các vùng đất vốn thuộc cai quản của Phù Nam. 

- Vào năm 550, vua Chân Lạp là Trì Đà Tư Na đem quân tiến đánh vào kinh thành Đặc Mục của Phù Nam. Vua Phù Nam bấy giờ là Lưu Đà Bạt Ma không chống đỡ nổi, phải bỏ kinh thành chạy sang thành Na Phất Na. Kinh thành Đặc Mục bỗng chốc bị phá hủy bởi người Khơ-me.

 

Câu 2: Những điểm giống và khác nhau trong đời sống văn hoá của cư dân Văn Lang, Âu Lạc; cư dân Chăm-pa và cư dân Phù Nam là gì? 

Trả lời:

Giống nhau

Khác nhau

- Đời sống văn hoá tinh thần phong phú, đa dạng 

- Sinh hoạt văn hoá thường gắn với kinh tế nông nghiệp. Có tập tục ở nhà sàn

- Tín ngưỡng: Biết thờ cúng và sùng bái các vị thần.

- Cư dân Văn Lang, Âu Lạc chưa có chữ viết riêng; có tục nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình, dùng đồ trang sức. Cư dân Chăm-pa, Phù Nam đã có chữ viết riêng bắt nguồn từ chữ Phạn của Ấn Độ. 

-- Cư dân Văn Lang, Âu Lạc sùng bái tự nhiên. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng kính các anh hùng có công với làng nước. Cư dân Chăm-pa và cư dân Phù Nam đều theo tôn giáo Bà La Môn và Phật giáo. 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay