Câu hỏi tự luận lịch sử 6 cánh diều Ôn tập chương 3 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 3. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 6 cánh diều.

Xem: => Giáo án lịch sử 6 sách cánh diều

ÔN TẬP CHƯƠNG 3. XÃ HỘI CỔ ĐẠI (PHẦN 2)

Câu 1: Nhà nước đầu tiên của Lưỡng Hà do nhóm người nào thành lập?

Trả lời:

Người Xu-me là nhóm người đến cư trú sớm nhất ở Lưỡng Hà. Khoảng năm 3500 năm TCN, họ xây dựng những quốc gia thành thị. Đó là nhà nước đầu tiên của người Lưỡng Hà.

Câu 2: Nêu sự hình thành nhà nước Ai Cập cổ đại?

Trả lời:

Sự hình thành nhà nước Ai Cập cổ đại:

 - Vào cuối thời nguyên thủy, những vùng đất phù sa màu mỡ, rộng lớn của dòng sông Nin ở Ai Cập là nơi cư trú của cư dân Ai Cập. Cư dân ở đây sống theo từng công xã, gọi là Nôm.

- Từ thiên niên kỷ thứ IV TCN, các Nôm miền Bắc hợp thành Hạ Ai Cập, các Nôm miền Nam hợp thành Thượng Ai Cập.  - Từ thiên niên kỷ thứ IV TCN, các Nôm miền Bắc hợp thành Hạ Ai Cập, các Nôm miền Nam hợp thành Thượng Ai Cập.

- Theo huyền thoại, khoảng năm 3000 TCN, vua Na-mơ (Namer) đã thống nhất Thượng và Hạ Ai Cập. Từ đó, nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời.  - Theo huyền thoại, khoảng năm 3000 TCN, vua Na-mơ (Namer) đã thống nhất Thượng và Hạ Ai Cập. Từ đó, nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời.

- Năm 30 TCN, người La Mã xâm chiếm Ai Cập, nhà nước Ai Cập cổ đại sụp. - Năm 30 TCN, người La Mã xâm chiếm Ai Cập, nhà nước Ai Cập cổ đại sụp.

Câu 3: Sông Nin giúp ích cho nông nghiệp và giao thông Ai Cập cổ đại như thế nào?

Trả lời:

- Nông nghiệp Ai Cập cổ đại: Sông Nin mang đến nguồn nước thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp của Ai Cập cổ đại.  - Nông nghiệp Ai Cập cổ đại: Sông Nin mang đến nguồn nước thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp của Ai Cập cổ đại.

+ Hằng năm, từ tháng 7, mực nước sông Nin dâng cao, lũ tràn hai bên bờ.  + Hằng năm, từ tháng 7, mực nước sông Nin dâng cao, lũ tràn hai bên bờ.

+ Tháng 10, nước sông Nin bắt đầu rút để lại những lớp đất phù sa màu đen. Người Ai Cập cổ đại nhanh chóng gieo trồng lúa mì.  + Tháng 10, nước sông Nin bắt đầu rút để lại những lớp đất phù sa màu đen. Người Ai Cập cổ đại nhanh chóng gieo trồng lúa mì.

+ Từ tháng 3, cư dân bắt đầu thu hoạch và tích trữ lúa mì, đảm bảo nguồn lương thực.  + Từ tháng 3, cư dân bắt đầu thu hoạch và tích trữ lúa mì, đảm bảo nguồn lương thực.

- Giao thông Ai Cập cổ đại: Sông Nin còn là tuyến đường giao thông chủ yếu giữa các vùng.  - Giao thông Ai Cập cổ đại: Sông Nin còn là tuyến đường giao thông chủ yếu giữa các vùng.

+ Theo hướng chảy xuôi dòng của sông Nin từ nam đến bắc, người Ai Cập di chuyển và vận chuyển nguyên liệu, hàng hóa từ Thượng Ai Cập xuống Hạ Ai Cập.  + Theo hướng chảy xuôi dòng của sông Nin từ nam đến bắc, người Ai Cập di chuyển và vận chuyển nguyên liệu, hàng hóa từ Thượng Ai Cập xuống Hạ Ai Cập.

+ Khi di chuyển ngược dòng nước, người Ai Cập còn biết tận dụng sức gió thổi từ biển vào, đẩy thuyền buồm từ Hạ Ai Cập về Thượng Ai Cập dễ dàng hơn.  + Khi di chuyển ngược dòng nước, người Ai Cập còn biết tận dụng sức gió thổi từ biển vào, đẩy thuyền buồm từ Hạ Ai Cập về Thượng Ai Cập dễ dàng hơn.

 

Câu 4: Nêu hiểu biết của em về luật Ha-mu-ra-bai của người Lưỡng Hà?

Trả lời:

- Luật Ha-mu-ra-bi được lấy theo tên của vua Ha-mu-ra-bi, người trị vì ở Lưỡng Hà từ năm 1750 TCN. Bộ luật gồm 282 điều.  - Luật Ha-mu-ra-bi được lấy theo tên của vua Ha-mu-ra-bi, người trị vì ở Lưỡng Hà từ năm 1750 TCN. Bộ luật gồm 282 điều.

- Luật Ha-mu-ra-bi cho thấy nhà nước quan tâm và khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, buộc người nông dân phải tích cực cày cấy mà không được bỏ hoang, nếu người nào bỏ ruộng hoang thì không những vẫn phải nộp thuế (bằng mức thuế của người cày ruộng bên cạnh), mà còn phải cày bừa ruộng cho bằng phẳng rồi mới được trả lại cho chủ ruộng.  - Luật Ha-mu-ra-bi cho thấy nhà nước quan tâm và khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, buộc người nông dân phải tích cực cày cấy mà không được bỏ hoang, nếu người nào bỏ ruộng hoang thì không những vẫn phải nộp thuế (bằng mức thuế của người cày ruộng bên cạnh), mà còn phải cày bừa ruộng cho bằng phẳng rồi mới được trả lại cho chủ ruộng.

Câu 5: Điểm khác nhau giữa Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại về điều kiện tự nhiên là gì?

Trả lời:

- Khác nhau: - Khác nhau:

+ Ai Cập là một thung lũng hẹp và dài nằm dọc theo lưu vực sông Nin, giáp Địa Trung Hải và Biển Đỏ. Lưỡng Hà là vùng đất nằm giữa hai con sông C-phơ-rát, Ti-gơ-rơ, giáp sa mạc A-ra-bi-an và vịnh Ba Tư (vịnh Péc-xích).  + Ai Cập là một thung lũng hẹp và dài nằm dọc theo lưu vực sông Nin, giáp Địa Trung Hải và Biển Đỏ. Lưỡng Hà là vùng đất nằm giữa hai con sông C-phơ-rát, Ti-gơ-rơ, giáp sa mạc A-ra-bi-an và vịnh Ba Tư (vịnh Péc-xích).

+ Tuyến đường giao thông chủ yếu ở Ai Cập là tuyến đường đi giữa các vùng của Ai Cập như từ Thượng Ai Cập xuống Hạ Ai Cập và ngược lại. Còn ở Lưỡng Hà không có biên giới thiên nhiên hiểm trở, đi lại dễ dàng nên hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa Lưỡng Hà với các vùng xung quanh. Thương nhân Lưỡng Hà có điều kiện rong ruổi khắp Tây Á nền kinh tế thương nghiệp phát triển. + Tuyến đường giao thông chủ yếu ở Ai Cập là tuyến đường đi giữa các vùng của Ai Cập như từ Thượng Ai Cập xuống Hạ Ai Cập và ngược lại. Còn ở Lưỡng Hà không có biên giới thiên nhiên hiểm trở, đi lại dễ dàng nên hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa Lưỡng Hà với các vùng xung quanh. Thương nhân Lưỡng Hà có điều kiện rong ruổi khắp Tây Á nền kinh tế thương nghiệp phát triển.

Câu 6: Các đẳng cấp ở Ấn Độ cổ đại được hình thành do đâu?

Trả lời:

Nguyên nhân hình thành:

- Khoảng 1500 năm TCN, có giống người da trắng tự xưng là A-ri-a có nghĩa là tộc người “xuất thân cao quý” từ vùng Trung Á di cư vào Bắc Ấn, thống trị người Đa-vi-đa và thiết lập chế độ đẳng cấp dựa trên sự phân biệt về chủng tộc.  - Khoảng 1500 năm TCN, có giống người da trắng tự xưng là A-ri-a có nghĩa là tộc người “xuất thân cao quý” từ vùng Trung Á di cư vào Bắc Ấn, thống trị người Đa-vi-đa và thiết lập chế độ đẳng cấp dựa trên sự phân biệt về chủng tộc.

 - Những người da trắng A-ri gọi những người da đen bản địa là người man rợ, sau này, chúng đưa vào màu da “xuất thân”, lập ra chế độ chủng tính ở Ấn Độ. Chế độ “chủng tính” được gọi là chế độ đẳng cấp Vác-ma (sự phân biệt chủng tộc về màu da).  - Những người da trắng A-ri gọi những người da đen bản địa là người man rợ, sau này, chúng đưa vào màu da “xuất thân”, lập ra chế độ chủng tính ở Ấn Độ. Chế độ “chủng tính” được gọi là chế độ đẳng cấp Vác-ma (sự phân biệt chủng tộc về màu da).

 

Câu 7: Kể tên các đẳng cấp xã hội Ấn Độ cổ đại?

Trả lời:

Xã hội Ấn Độ cổ đại có 4 đẳng cấp bao gồm:

+ Đẳng cấp thứ nhất: Bra-man là tăng lữ.  + Đẳng cấp thứ nhất: Bra-man là tăng lữ.

+ Đẳng cấp thứ hai: Ksa-tri-a, là quý tộc và chiến binh.  + Đẳng cấp thứ hai: Ksa-tri-a, là quý tộc và chiến binh.

+ Đẳng cấp thứ ba: Vai-si-a là tầng lớp nông dân, thương nhân và thợ thủ công.  + Đẳng cấp thứ ba: Vai-si-a là tầng lớp nông dân, thương nhân và thợ thủ công.

+ Đẳng cấp thứ tư: Su-đra, là những người thấp kém trong xã hội, họ là những người Đra-vi-đa bị người A-ri-a tràn vào xâm chiếm và đẩy xuống đẳng cấp thứ tư.  + Đẳng cấp thứ tư: Su-đra, là những người thấp kém trong xã hội, họ là những người Đra-vi-đa bị người A-ri-a tràn vào xâm chiếm và đẩy xuống đẳng cấp thứ tư.

Câu 8: Sông Ấn và sông Hằng có vai trò gì đối với sự hình thành và phát triển của nền văn minh Ấn Độ?

Trả lời:

- Sông Hằng và sông Ấn cung cấp nguồn nước dồi dào, nguồn thủy sản phong phú. - Sông Hằng và sông Ấn cung cấp nguồn nước dồi dào, nguồn thủy sản phong phú.

- Là những tuyến giao thông huyết mạch, liên kết giữa các vùng, các khu vực trong cả nước.  - Là những tuyến giao thông huyết mạch, liên kết giữa các vùng, các khu vực trong cả nước.

- Bồi đắp nên các đồng bằng phù sa màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động sản xuất nông nghiệp.  - Bồi đắp nên các đồng bằng phù sa màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động sản xuất nông nghiệp.

- Cư dân Ấn Độ cổ đại có nền nông nghiệp phát triển nên phải chăm lo công tác thủy lợi và trị thủy. Từ việc làm thủy lợi và trị thủy đã thúc đẩy nhà nước cổ đại ở Ấn Độ ra đời.  - Cư dân Ấn Độ cổ đại có nền nông nghiệp phát triển nên phải chăm lo công tác thủy lợi và trị thủy. Từ việc làm thủy lợi và trị thủy đã thúc đẩy nhà nước cổ đại ở Ấn Độ ra đời.

- Các dòng sông lớn, đặc biệt là sông Ấn và sông Hằng có vị trí rất linh thiêng trong tâm thức của người Ấn Độ, vì họ cho rằng: các dòng sông này từ trên trời đổ xuống, nước của các dòng sông này có khả năng thanh lọc tâm hồn và rửa trôi mọi tội lỗi của con người.  - Các dòng sông lớn, đặc biệt là sông Ấn và sông Hằng có vị trí rất linh thiêng trong tâm thức của người Ấn Độ, vì họ cho rằng: các dòng sông này từ trên trời đổ xuống, nước của các dòng sông này có khả năng thanh lọc tâm hồn và rửa trôi mọi tội lỗi của con người.

 

Câu 9: Luật lệ của Ấn Độ được đánh giá như thế nào?

Trả lời:

- Luật lệ của Ấn Độ được đánh giá rất hà khắc: người khác đẳng cấp không được kết hôn với nhau. Những người thuộc đẳng cấp dưới buộc phải tôn kính những người thuộc đẳng cấp trên. - Luật lệ của Ấn Độ được đánh giá rất hà khắc: người khác đẳng cấp không được kết hôn với nhau. Những người thuộc đẳng cấp dưới buộc phải tôn kính những người thuộc đẳng cấp trên.

Câu 10: Tôn giáo cổ xưa nhất của người Ấn Độ là tôn giáo nào? Em hãy cho biết sự ra đời của tôn giáo đó ở Ấn Độ.

Trả lời:

- Tôn giáo cổ xưa nhất của người Ấn Độ là tôn giáo Bà La Môn. - Tôn giáo cổ xưa nhất của người Ấn Độ là tôn giáo Bà La Môn.

- Sự ra đời của tôn giáo Bà La Môn: - Sự ra đời của tôn giáo Bà La Môn: 

+ Bà La Môn là tôn giáo cổ xưa nhất của người Ấn Độ, ra đời vào khoảng thế kỉ XV TCN, sau được cải tiến thành Hin-đu (Ấn Độ giáo).  + Bà La Môn là tôn giáo cổ xưa nhất của người Ấn Độ, ra đời vào khoảng thế kỉ XV TCN, sau được cải tiến thành Hin-đu (Ấn Độ giáo).

+ Trong lúc xã hội Ấn Độ cổ đại có sự bất bình đẳng sâu sắc về đẳng cấp và đạo này chứng minh cho sự hợp lý của tình trạng bất bình đẳng đó.  + Trong lúc xã hội Ấn Độ cổ đại có sự bất bình đẳng sâu sắc về đẳng cấp và đạo này chứng minh cho sự hợp lý của tình trạng bất bình đẳng đó.

+ Đạo Bà La Môn đề cao sức mạnh của các vị thần như: thần Bra-ma (thần Sáng tạo), Vis-nu (thần Bảo tồn), Si-va (thần Hủy diệt)...  + Đạo Bà La Môn đề cao sức mạnh của các vị thần như: thần Bra-ma (thần Sáng tạo), Vis-nu (thần Bảo tồn), Si-va (thần Hủy diệt)...

+ Về mặt xã hội, đạo Bà La Môn là công cụ để bảo vệ chế độ đẳng cấp.  + Về mặt xã hội, đạo Bà La Môn là công cụ để bảo vệ chế độ đẳng cấp.

Câu 11: Đánh giá quá trình thống nhất và xác lập chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Tần Thủy Hoàng?

Trả lời:

- Sau khi thống nhất lãnh thổ, Tần Thủy Hoàng thực hiện một loạt chính sách đổi mới:  - Sau khi thống nhất lãnh thổ, Tần Thủy Hoàng thực hiện một loạt chính sách đổi mới:

+ Về chính trị: Phế bỏ chế độ phân phong, thi hành chế độ quận, huyện. Chia cả nước thành 36 quận, dưới quận là huyện.  + Về chính trị: Phế bỏ chế độ phân phong, thi hành chế độ quận, huyện. Chia cả nước thành 36 quận, dưới quận là huyện.

+ Tuyển chọn quan lại: Quan lại ở trung ương và địa phương do nhà vua trực tiếp tuyển chọn, không thi hành chế độ cha truyền con nối. 24h) - Sau khi thống nhất lãnh thổ, Tần Thủy Hoàng thống nhất hệ thống đo lường, tiền tệ, chữ viết và pháp luật ở Trung Quốc. Đây là sự thống nhất toàn diện.  + Tuyển chọn quan lại: Quan lại ở trung ương và địa phương do nhà vua trực tiếp tuyển chọn, không thi hành chế độ cha truyền con nối. 24h) - Sau khi thống nhất lãnh thổ, Tần Thủy Hoàng thống nhất hệ thống đo lường, tiền tệ, chữ viết và pháp luật ở Trung Quốc. Đây là sự thống nhất toàn diện.

- Sau khi thống nhất lãnh thổ, Tần Thủy Hoàng thống nhất hệ thống đo lường, tiền tệ, chữ viết, pháp luật ở Trung Quốc. Đây là sự thống nhất toàn diện. - Sau khi thống nhất lãnh thổ, Tần Thủy Hoàng thống nhất hệ thống đo lường, tiền tệ, chữ viết, pháp luật ở Trung Quốc. Đây là sự thống nhất toàn diện.

Câu 12: Em hãy sơ lược vài nét chính về Khổng Tử?

Trả lời:

Sơ lược một số nét chính về Khổng Tử:

- Khổng Tử sinh năm 551 TCN, họ Khổng tên Khâu, tự Trọng Ni, nguyên quán ở làng Xương Bình, nước Lỗ đời Chu. Là một triết gia và chính trị gia người Trung Quốc.  - Khổng Tử sinh năm 551 TCN, họ Khổng tên Khâu, tự Trọng Ni, nguyên quán ở làng Xương Bình, nước Lỗ đời Chu. Là một triết gia và chính trị gia người Trung Quốc.

- Từ nhỏ, Khổng Tử là một đứa trẻ mồ côi, sống trong một gia đình nghèo khổ, nhưng rất hiếu học.  - Từ nhỏ, Khổng Tử là một đứa trẻ mồ côi, sống trong một gia đình nghèo khổ, nhưng rất hiếu học.

- Khổng Tử sống vào một thời đại phong kiến nhà Chu bắt đầu suy sụp, do sự phân tranh từ thời Xuân Thu chuyển sang Chiến Quốc.  - Khổng Tử sống vào một thời đại phong kiến nhà Chu bắt đầu suy sụp, do sự phân tranh từ thời Xuân Thu chuyển sang Chiến Quốc.

- Khổng Tử là một nhà tư tưởng lớn của Trung Quốc thời cổ đại. Nhiều tư tưởng về giáo dục của ông đến ngày nay vẫn còn giá trị:  - Khổng Tử là một nhà tư tưởng lớn của Trung Quốc thời cổ đại. Nhiều tư tưởng về giáo dục của ông đến ngày nay vẫn còn giá trị:

+ “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”.  + “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”.

+ “Ngọc không mài thì không sáng, người không học thì không có hiểu biết”.  + “Ngọc không mài thì không sáng, người không học thì không có hiểu biết”.

+ Đặc biệt, ông đặt đạo đức lên hàng đầu: “Tiên học lễ, hậu học văn”. + Đặc biệt, ông đặt đạo đức lên hàng đầu: “Tiên học lễ, hậu học văn”.

 

Câu 13: Trình bày những thành tựu văn hóa của Trung Quốc cổ đại đến thế kỉ VII?

Trả lời:

Những thành tựu văn hóa:

Lĩnh vựcThành tựu
Về tư tưởngThời cổ đại Trung Quốc xuất hiện nhiều trường phái khác nhau, nổi bật nhất là 4 phái: Nho gia, Pháp gia, Đạo gia, Mặc gia.
Về chữ viếtThời nhà Thương ở Trung Quốc đã có chữ viết, đó là chữ tượng hình được khắc trên mai rùa, xương thú (giáp cốt), sau đó khắc trên chuông, đỉnh đồng và phổ biến là viết trên các thẻ tre, trúc.
Về văn họcTác phẩm văn học cổ nhất Trung Quốc là Kinh thi của Khổng Tử, gồm nhiều sáng tác dân gian, được Khổng Tử sưu tập và chỉnh lý.
Về sử họcBộ Sử kí của Tư Mã Thiên là công trình sử học đồ sộ thời cổ đại Trung Quốc thời cổ đại.
Về y họcY học sớm phát triển với nhiều cách chữa bệnh hiệu quả bằng thảo dược, huyệt, châm cứu...
Về kĩ thuậtCó những phát minh lớn như thiết bị đo động đất, kỹ thuật dệt tơ lụa, kỹ thuật làm giấy, kỹ thuật in, la bàn.
Về kiến trúcCác triều đại từ nhà Tần đến nhà Tùy còn xây dựng công trình kiến trúc đồ sộ, các cung điện, chùa, tháp, lăng tẩm nguy nga lộng lẫy, trong đó tiêu biểu là Vạn Lý Trường Thành, biểu tượng của nền văn minh Trung Quốc.

 

Câu 14: Trình bày những nét chính về xây dựng Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc

Trả lời:

Những nét chính về xây dựng Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc

- Vạn Lý Trường Thành tọa lạc tại phía Bắc Trung Quốc, dài tới 21196,18 km, đã tồn tại được hơn 2 300 năm theo suốt chiều dài lịch sử Trung Quốc từ thời phong kiến đến nay.  - Vạn Lý Trường Thành tọa lạc tại phía Bắc Trung Quốc, dài tới 21196,18 km, đã tồn tại được hơn 2 300 năm theo suốt chiều dài lịch sử Trung Quốc từ thời phong kiến đến nay.

- Suốt 2 300 năm Vạn Lý Trường Thành qua các triều đại khác nhau lại được xây dựng ở các khu vực khác nhau để bảo vệ ranh giới lãnh thổ. Và hoàng đế nhà Chu thời tiền Hoa (770 - 221 TCN) là người đầu tiên đặt nền móng cho công trình vĩ đại này.  - Suốt 2 300 năm Vạn Lý Trường Thành qua các triều đại khác nhau lại được xây dựng ở các khu vực khác nhau để bảo vệ ranh giới lãnh thổ. Và hoàng đế nhà Chu thời tiền Hoa (770 - 221 TCN) là người đầu tiên đặt nền móng cho công trình vĩ đại này.

- Vạn Lý Trường Thành được người Trung Quốc xây dựng nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công từ bên ngoài. Đây được xem là biểu tượng của nền văn minh Trung Quốc. - Vạn Lý Trường Thành được người Trung Quốc xây dựng nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công từ bên ngoài. Đây được xem là biểu tượng của nền văn minh Trung Quốc.

Câu 15: Nêu nguyên nhân Trung Quốc phát triển rực rỡ ở thời nhà Hán?

Trả lời:

Nguyên nhân phát triển rực rỡ thời Hán:

- Về chính trị, nhà Hán thực hiện chính sách gần dân, giúp cho nhân dân được an cư lạc nghiệp, từ đó đất nước ổn định về chính trị.  - Về chính trị, nhà Hán thực hiện chính sách gần dân, giúp cho nhân dân được an cư lạc nghiệp, từ đó đất nước ổn định về chính trị.

- Về kinh tế, dưới thời nhà Hán, nền kinh tế phát triển, có ngành thủ công và thương nghiệp cũng như khoa học tự nhiên phát triển. Kỹ thuật làm giấy trở thành một trong bốn phát minh lớn của Trung Quốc còn tồn tại đến ngày nay.  - Về kinh tế, dưới thời nhà Hán, nền kinh tế phát triển, có ngành thủ công và thương nghiệp cũng như khoa học tự nhiên phát triển. Kỹ thuật làm giấy trở thành một trong bốn phát minh lớn của Trung Quốc còn tồn tại đến ngày nay.

- Về tư tưởng, Nho giáo trở thành phương thức trị nước, được nhiều triều đại sau tuân thủ và còn ảnh hưởng đến ngày nay.  - Về tư tưởng, Nho giáo trở thành phương thức trị nước, được nhiều triều đại sau tuân thủ và còn ảnh hưởng đến ngày nay.

Câu 16: Điểm giống nhau giữa điều kiện tự nhiên của Hy Lạp và La Mã cổ đại là gì?

Trả lời:

Điểm giống nhau giữa điều kiện tự nhiên của Hy Lạp và La Mã cổ đại là: có đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh.

 

Câu 17: Em hãy cho biết hai giai cấp cơ bản trong xã hội Hy Lạp và La Mã cổ đại?

Trả lời:

Xã hội Hy Lạp và La Mã cổ đại tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp, trong đó hai giai cấp đối kháng cơ bản là chủ nô và nô lệ.

Câu 18: Tính dân chủ của thành bang của nhà nước Hy Lạp cổ được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

* Tính dân chủ của thành bang được thể hiện:

+ Quyền lực cao nhất của thành bang thuộc về Đại hội nhân dân.  + Quyền lực cao nhất của thành bang thuộc về Đại hội nhân dân.

+ Tất cả nam nữ công dân từ 18 tuổi trở lên, có quyền bầu cử, giám sát, bãi miễn các viên chức trong bộ máy nhà nước qua hình thức bỏ phiếu bằng vỏ sò.  + Tất cả nam nữ công dân từ 18 tuổi trở lên, có quyền bầu cử, giám sát, bãi miễn các viên chức trong bộ máy nhà nước qua hình thức bỏ phiếu bằng vỏ sò.

+ Những người nghèo có quyền tham gia chính quyền.  + Những người nghèo có quyền tham gia chính quyền.

 

Câu 19: Tổ chức nhà nước La Mã cổ đại như thế nào?

Trả lời:

Tổ chức nhà nước đế chế của La Mã cổ đại: 

- Khi mới thành lập, La Mã chỉ là một thành bang nhỏ bé ở miền Trung bán đảo I-ta-li-a. Đầu thế kỉ II, thông qua chiến tranh, lãnh thổ của đế chế La Mã được mở rộng bao gồm toàn bộ vùng đất xung quanh Địa Trung Hải, vùng ven biển Đại Tây Dương và quần đảo Anh.  - Khi mới thành lập, La Mã chỉ là một thành bang nhỏ bé ở miền Trung bán đảo I-ta-li-a. Đầu thế kỉ II, thông qua chiến tranh, lãnh thổ của đế chế La Mã được mở rộng bao gồm toàn bộ vùng đất xung quanh Địa Trung Hải, vùng ven biển Đại Tây Dương và quần đảo Anh.

- Ban đầu, La Mã thiết lập hình thức nhà nước cộng hòa không có vua, cai trị dựa trên luật pháp và mọi chức vụ được bầu ra. Nhưng thực chất quyền lực nằm trong tay các Viện nguyên lão, thuộc giới chủ nô La Mã.  - Ban đầu, La Mã thiết lập hình thức nhà nước cộng hòa không có vua, cai trị dựa trên luật pháp và mọi chức vụ được bầu ra. Nhưng thực chất quyền lực nằm trong tay các Viện nguyên lão, thuộc giới chủ nô La Mã.

- Năm 27 TCN, dưới thời Óc-ta-vi-út, La Mã chuyển sang hình thức nhà nước đế chế. Cơ cấu nhà nước vẫn duy trì như thời cộng hòa nhưng hoàng đế thâu tóm tất cả quyền lực. Viện Nguyên lão chỉ còn là hình thức, không còn quyền trong thời kỳ đế chế.  - Năm 27 TCN, dưới thời Óc-ta-vi-út, La Mã chuyển sang hình thức nhà nước đế chế. Cơ cấu nhà nước vẫn duy trì như thời cộng hòa nhưng hoàng đế thâu tóm tất cả quyền lực. Viện Nguyên lão chỉ còn là hình thức, không còn quyền trong thời kỳ đế chế.

 

Câu 20: Những đóng góp về văn hóa của người Hy Lạp và La Mã cổ đại đối với nhân loại?

Trả lời:

- Ra đời muộn hơn, tiếp nhận những thành tựu văn hóa lớn của các quốc gia phương Đông, các dân tộc Hy Lạp và La Mã đã xây dựng và phát triển nền văn hóa của mình, nâng nó lên một trình độ cao:  - Ra đời muộn hơn, tiếp nhận những thành tựu văn hóa lớn của các quốc gia phương Đông, các dân tộc Hy Lạp và La Mã đã xây dựng và phát triển nền văn hóa của mình, nâng nó lên một trình độ cao:

+ Trước hết là chữ viết theo hệ chữ cái A, B, C do họ hoàn chỉnh, chính là chữ viết mà chúng ta đang dùng hiện nay.  + Trước hết là chữ viết theo hệ chữ cái A, B, C do họ hoàn chỉnh, chính là chữ viết mà chúng ta đang dùng hiện nay.

+ Họ đã tính được 1 năm có 365 ngày 6 giờ, chia làm 12 tháng. Đó là lịch dương mà chúng ta đang dùng ngày nay.  + Họ đã tính được 1 năm có 365 ngày 6 giờ, chia làm 12 tháng. Đó là lịch dương mà chúng ta đang dùng ngày nay.

+ Nhiều định lí, công thức số học, hình học, vật lý, tích học, sử học, địa lí v.v... với những nhà bác học nổi tiếng: Ta-lét, Pi-ta-go, Ơ-clít, Ác + Nhiều định lí, công thức số học, hình học, vật lý, tích học, sử học, địa lí v.v... với những nhà bác học nổi tiếng: Ta-lét, Pi-ta-go, Ơ-clít, Ác -si-mét v.v... là những người đặt nền móng cho nhiều ngành khoa học sau này.

+ Bên cạnh đó, họ còn có nhiều thành tựu khoa học, văn học khác.  + Bên cạnh đó, họ còn có nhiều thành tựu khoa học, văn học khác.

- Về lĩnh vực nghệ thuật, điêu khắc, kiến trúc: Người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã làm nên hàng loạt công trình nghệ thuật điêu khắc, tạc tượng, kiến trúc vừa đẹp vừa mẫu mực, xứng đáng cho người đời sau học tập, thán phục, chiêm ngưỡng như: đền Pác-tê-nông ở A-ten, đấu trường Cô-li-dê ở La Mã, tượng Lực sĩ ném đĩa, tượng Thần Vệ nữ Mi-lô... - Về lĩnh vực nghệ thuật, điêu khắc, kiến trúc: Người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã làm nên hàng loạt công trình nghệ thuật điêu khắc, tạc tượng, kiến trúc vừa đẹp vừa mẫu mực, xứng đáng cho người đời sau học tập, thán phục, chiêm ngưỡng như: đền Pác-tê-nông ở A-ten, đấu trường Cô-li-dê ở La Mã, tượng Lực sĩ ném đĩa, tượng Thần Vệ nữ Mi-lô...

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay