Câu hỏi tự luận lịch sử 6 cánh diều Ôn tập chương 3 (P3)

Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 3. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 6 cánh diều.

ÔN TẬP CHƯƠNG 3. XÃ HỘI CỔ ĐẠI (PHẦN 3)

Câu 1: Diễn biến của quá trình thống nhất Ai Cập cổ đại?

Trả lời:

Diễn biến quá trình thống nhất:

+ Đầu tiên, những người thổ dân châu Phi phối hợp với tộc người Ha-mít từ Tây Á xâm nhập vào vùng lưu vực sông Nin, sống theo từng công xã gọi là Nôm.  + Đầu tiên, những người thổ dân châu Phi phối hợp với tộc người Ha-mít từ Tây Á xâm nhập vào vùng lưu vực sông Nin, sống theo từng công xã gọi là Nôm.

+ Đến khoảng năm 3000 TCN, vua Na-mơ đã thống nhất các Nôm lại thành Ai Cập cổ đại.  + Đến khoảng năm 3000 TCN, vua Na-mơ đã thống nhất các Nôm lại thành Ai Cập cổ đại.

Câu 2: Ai Cập cổ đại có những thuận lợi và khó khăn gì về điều kiện tự nhiên?

Trả lời:

- Thuận lợi:  - Thuận lợi:

+ Dòng sông Nin hàng năm mang một lượng phù sa bồi đắp làm cho đất đai màu mỡ, lại gần nguồn nước tưới, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và sinh sống ban đầu.  + Dòng sông Nin hàng năm mang một lượng phù sa bồi đắp làm cho đất đai màu mỡ, lại gần nguồn nước tưới, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và sinh sống ban đầu.

+ Vì vậy, cư dân Ai Cập sớm hình thành nhà nước đầu tiên.  + Vì vậy, cư dân Ai Cập sớm hình thành nhà nước đầu tiên.

- Khó khăn:  - Khó khăn:

+ Do quần tụ bên các dòng sông nên dễ bị lũ lụt, gây mất mùa, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.  + Do quần tụ bên các dòng sông nên dễ bị lũ lụt, gây mất mùa, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.

Câu 3: Em hãy nêu quá trình thành lập nhà nước của Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại?

Trả lời:

- Ai Cập: Năm 3200 TCN, vua Mê-nét thống nhất Ai Cập. Từ đó, Ai Cập đã trải qua các giai đoạn: - Ai Cập: Năm 3200 TCN, vua Mê-nét thống nhất Ai Cập. Từ đó, Ai Cập đã trải qua các giai đoạn:

+ Thế kỉ XXXII TCN- XXVII TCN: Tảo vương quốc. + Thế kỉ XXXII TCN- XXVII TCN: Tảo vương quốc.

+ Thế kỉ XXVII TCN- XXI TCN: Cổ vương quốc + Thế kỉ XXVII TCN- XXI TCN: Cổ vương quốc

+ Thế kỉ XXI TCN- XVIII TCN: Trung vương quốc + Thế kỉ XXI TCN- XVIII TCN: Trung vương quốc

+ Thế kỉ XVI TCN- XI TCN: Tân vương quốc + Thế kỉ XVI TCN- XI TCN: Tân vương quốc

+ Thế kỉ XI TCN – I TCn: Hậu kỳ vương quốc + Thế kỉ XI TCN – I TCn: Hậu kỳ vương quốc

+ Giữa thế kỉ I TCN, bị La Mã xâm lược. + Giữa thế kỉ I TCN, bị La Mã xâm lược.

- Lưỡng Hà: người Xu-me, người Ác-cát, Át-xi-ri, Ba-bi-lon,… đã thành lập vương triều của mình, thay nhau làm chủ vùng đất này cho đến khi bị Ba Tư xâm lược vào thế kỉ III TCN. - Lưỡng Hà: người Xu-me, người Ác-cát, Át-xi-ri, Ba-bi-lon,… đã thành lập vương triều của mình, thay nhau làm chủ vùng đất này cho đến khi bị Ba Tư xâm lược vào thế kỉ III TCN.

 

Câu 4: Trình bày những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Lưỡng Hà cổ đại?

Trả lời:

Lĩnh vựcThành tựu
Thiên văn họcDựa trên quan sát sự chuyển động của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, cư dân Lưỡng Hà đã chia một năm làm 12 tháng, mỗi tháng có 29 hoặc 30 ngày.
Chữ viết và văn học - Chữ viết:  + Từ thiên niên kỉ IV TCN, Lưỡng Hà đã có chữ viết mà hình dạng giống như những chiếc đinh hay góc nhọn nên được gọi là chữ hình nêm hay hình góc.  + Cư dân Lưỡng Hà viết chữ trên đất sét.  - Văn học: Thành tựu văn học nổi bật của người Lưỡng Hà là bộ sử thi Gin-ga-mét, nói về người anh hùng huyền thoại của Lưỡng Hà, được xây dựng dựa trên hình tượng một vị vua có thật của người Xu-me.
Luật phápNăm 1750 TCN, bộ luật thành văn Ha-mu-ra-bi ra đời, bộ luật quy định những nguyên tắc trong đời sống như quan hệ cộng đồng, gia đình, buôn bán, xây dựng,...
Toán học - Người Lưỡng Hà cổ đại rất giỏi về số học nên có nhiều phương pháp đếm khác nhau, trong đó nổi bật là hệ thống đếm lấy số 60 làm cơ sở.  - Ngày nay, chúng ta vẫn sử dụng hệ đếm này để chia một giờ thành 60 phút, một phút thành 60 giây và chia vòng tròn thành 360 độ.
Kiến trúc và điêu khắc

Người Lưỡng Hà sử dụng gạch làm vật liệu xây dựng.

 - Thời gian, chiến tranh đã phá hủy phần lớn các công trình kiến trúc và nghệ thuật của Lưỡng Hà, nhưng những di tích còn lại đến ngày nay, chúng ta có thể biết được phần nào tài năng và khiếu thẩm mỹ độc đáo của người Lưỡng Hà trong lĩnh vực kiến trúc.  - Công trình kiến trúc nổi tiếng của Lưỡng Hà cổ đại là vườn treo Babylon, xây dựng vào thế kỉ VI TCN. Nhà sử học Hy Lạp cổ đại Hê-rô-đốt đã mô tả vườn treo nhìn từ xa trông giống như một quả đồi xanh tươi đầy hoa, hương thơm ngào ngạt tỏa khắp thành Ba-bi-lon.

 

Câu 5: Hoàn thiện bảng thể hiện những thành tựu tiêu biểu của văn hóa Ai Cập cổ đại?

Lĩnh vựcThành tựu
Thiên văn học 
Chữ viết 
Toán học 
Kiến trúc và điêu khắc 
Y học 

Trả lời:

Lĩnh vựcThành tựu
Thiên văn học - Từ rất sớm, cư dân Ai Cập đã biết làm ra lịch: họ tính một năm có 365 ngày, chia làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày.  - Họ biết làm đồng hồ bằng cách đo ánh sáng Mặt Trời, chia một ngày làm 24 giờ.
Chữ viết - Lúc đầu, dùng hình vẽ để biểu đạt ý niệm, suy nghĩ.  - Về sau, cải thiện theo hướng đơn giản hóa, chỉ lấy một phần điển hình của sự vật để tạo nên chữ.  - Khắc những chữ tượng hình trên những phiến đá, sau đó viết trên giấy làm từ loại vỏ cây pa-pi-rút (một loại cây mọc ven bờ sông Nin). Nhờ đó, người Ai Cập cổ đại đã lưu trữ được lượng lớn thông tin, lại
Toán học - Do hằng năm, nước sông Nin dâng cao khiến ranh giới giữa các thửa ruộng bị xóa nhòa, nên mỗi khi nước rút, người Ai Cập cổ đại phải tiến hành đo đạc lại diện tích. Vì vậy, họ rất thạo về hình học.  - Người Ai Cập cổ đại đã biết tính diện tích hình tam giác, hình tròn.  - Những hiểu biết về toán học của người Ai Cập cổ đại là nền tảng quan trọng để cư dân Ai Cập cổ đại xây dựng những công trình kiến trúc đồ sộ như kim tự tháp kỳ vĩ và tượng Nhân sư.
Kiến trúc và điêu khắc - Công trình kiến trúc nổi tiếng nhất của Ai Cập cổ đại là các kim tự tháp, tập trung nhiều nhất ở Mem-phít, nơi có kim tự tháp Kê-ốp, Thung lũng các vị vua và khu đền tháp của vua Ram-xét thuộc phía nam Ai Cập ngày nay.  - Kim tự tháp Kê-ốp, một kỳ quan của thế giới cổ đại, có chiều cao khoảng 147 m, được tạo nên từ hơn 2 triệu phiến đá, phần lớn các phiến đá nặng từ 2,5 tấn, đặc biệt những phiến đá xây dựng phần móng nặng hàng chục tấn.  - Nhiều tác phẩm được coi là báu vật của nghệ thuật nhân loại như tượng bán thân nữ hoàng Nê-phéc-ti-ti, phiến đá Na-mơ, mặt nạ bằng vàng của vua Tu-tan-kha-mun...
Y học - Người Ai Cập cổ đại không chỉ tin vào thần linh mà còn tin vào sự bất tử của con người. V vậy, kỹ thuật ướp xác được ra đời.  - Người Ai Cập ướp xác với mục đích để đợi linh hồn tái sinh và xây kim tự tháp để cất giữ xác ướp.  - Nhờ ướp xác mà người Ai Cập cổ đại giỏi về giải phẫu học, họ biết rõ các bộ phận cơ thể người. - Nguyên liệu để tiến hành ướp xác là tinh dầu thực vật. Quá trình ướp xác đã đem đến cho họ kiến thức về các loại thuốc bằng thảo mộc, tinh dầu,..

Câu 6: Trình bày những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại?

Trả lời:

Lĩnh vựcThành tựu
Tôn giáoBà La Môn là tôn giáo cổ xưa, sau đó cải biến thành Hin-đu (Ấn Độ giáo).
Chữ viết và văn học - Ấn Độ đã có chữ viết từ sớm. Đó là chữ Phạn.  - Văn học Ấn Độ cổ đại có hai tác phẩm tiêu biểu: bộ sử thi Ra-ma-y-a-na và Ma-ha-bha-ra-ta. Ngoài ra còn có truyện ngụ ngôn về các loài vật Pan-cha-tan-tra.
Khoa học tự nhiên - Toán học là thành tựu nổi bật của Ấn Độ cổ đại. Các số từ 0 đến 9 đã được người Ấn Độ phát minh và rất sớm.  - Về y học, người Ấn Độ biết sử dụng thuốc tê, thuốc mê khi phẫu thuật, biết sử dụng thảo mộc chữa bệnh.
Kiến trúc - Thời cổ đại Ấn Độ có nhiều công trình kiến trúc kì vĩ, chủ yếu là kiến trúc tôn giáo.  - Có hai công trình nổi tiếng: chùa hang A-gian-ta và đại bảo tháp San-chi vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

 

Câu 7: Em có nhận xét gì về văn hóa của Ấn Độ thời cổ đại?

Trả lời:

- Ấn Độ có một nền văn hoá phát triển cao, phong phú, toàn diện, trong đó có một số thành tựu vẫn được sử dụng đến ngày nay. - Ấn Độ có một nền văn hoá phát triển cao, phong phú, toàn diện, trong đó có một số thành tựu vẫn được sử dụng đến ngày nay.

- Văn hoá Ấn Độ có ảnh hưởng rộng đến quá trình phát triển lịch sử và văn hoá của các dân tộc Đông Nam Á.  - Văn hoá Ấn Độ có ảnh hưởng rộng đến quá trình phát triển lịch sử và văn hoá của các dân tộc Đông Nam Á.

Câu 8: Theo em, điều kiện tự nhiên nào quan trọng nhất dẫn đến sự hình thành các nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà?

Trả lời:

Theo em, điều kiện tự nhiên quan trọng nhất dẫn đến sự hình thành các nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà là đều nằm cạnh những con sông lớn. Ngoài việc cung cấp nước tưới tiêu cho sản xuất và sinh hoạt, hằng năm các dòng sông còn bồi đắp thêm phù sa màu mỡ phát triển nông nghiệp. Ngoài ra, chính các con sống là những con đường giao thông quan trọng gắn kết các vùng, tạo nên một nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà.

Câu 9: Hãy giới thiệu về một thành tựu văn hóa của cư dân Ai Cập hoặc cư dân Lưỡng Hà mà em ấn tượng nhất

Trả lời:

●     Giới thiệu về kim tự tháp Ai Cập

Kim tự tháp Ai Cập là các công trình cổ đại hình chóp bằng đá ở Ai Cập. Tính đến năm 2008, có tất cả 138 kim tự tháp đã được khám phá ở Ai Cập. Hầu hết đóng vai trò là lăng mộ cho các Pharaon và hoàng hậu trong hai thời kỳ Cổ vương quốc và Trung vương quốc.

Những kim tự tháp Ai Cập đầu tiên được biết đến nằm ở Saqqara, phía tây bắc Memphis. Trong số đó, Kim tự tháp Djoser là lâu đời nhất, được xây dựng vào khoảng từ năm 2630 đến năm 2611 trước công nguyên ở Vương triều thứ ba. Kim tự tháp này cũng như khu phức hợp xung quanh do kiến trúc sư Imhotep thiết kế, và được xem là những công trình bằng đá nguyên khối cổ nhất thế giới. Số lượng nhân công để xây các kim tự tháp được ước tính vào khoảng từ vài nghìn, 20 nghìn cho tới 100 nghìn người.

Câu 10: Trình bày điều kiện tự nhiên của lưu vực sông Ấn và sông Hằng có tác động đến sự hình thành nền văn minh Ấn Độ.

Trả lời:

Điều kiện tự nhiên của lưu vực sông Ấn và sông Hằng có tác động đến sự hình thành nền văn minh Ấn Độ:

Ở phía bắc, Ấn Độ bị chắn bởi dãy núi Himalaya.

Phía Tây và phía Đông là những vùng đồng bằng.

Hàng năm tới mùa tuyết tan, nước từ dãy Himalaya theo hai con sông Ấn và sông Hằng lại đem phù sa tới bồi đắp cho những cánh đồng ở Bắc Ấn.

Nền văn minh ở lưu vực sông Ấn đã thấm đượm những tư tưởng và hình thức nghệ thuật mà về sau người ta xem như bản sắc tiêu biểu cho Ấn Độ.

=> Nền văn minh Ấn Độ là một nền văn minh nổi tiếng và thuộc về những nền văn minh cổ nhất thế giới.

Câu 11: Em hãy cho biết những nét chung về điều kiện tự nhiên của Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc?

Trả lời:

Những điểm chung về điều kiện tự nhiên của Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc:

 - Các dòng sông hằng năm mang một lượng phù sa bồi đắp làm cho đất đai màu mỡ, lại gần nguồn nước tưới, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và sinh sống ban đầu. Nhờ vậy, cư dân ở đây sớm hình thành nhà nước đầu tiên.  - Các dòng sông hằng năm mang một lượng phù sa bồi đắp làm cho đất đai màu mỡ, lại gần nguồn nước tưới, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và sinh sống ban đầu. Nhờ vậy, cư dân ở đây sớm hình thành nhà nước đầu tiên.

- Cư dân quần tụ bên các dòng sông nên dễ bị lũ lụt, gây mất mùa, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.  - Cư dân quần tụ bên các dòng sông nên dễ bị lũ lụt, gây mất mùa, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.

- Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp và trị thủy, cư dân cổ đại các quốc gia này đã sống quần tụ thành những trung tâm quần cư lớn và gắn bó với nhau trong tổ chức công xã. Từ đó đã tạo điều kiện hình thành quốc gia cổ đại ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc.  - Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp và trị thủy, cư dân cổ đại các quốc gia này đã sống quần tụ thành những trung tâm quần cư lớn và gắn bó với nhau trong tổ chức công xã. Từ đó đã tạo điều kiện hình thành quốc gia cổ đại ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc.

 

Câu 12: Em hãy cho biết những nét chung về điều kiện kinh tế của Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc?

Trả lời:

- Nghề sản xuất chính là nghề nông nghiệp tưới nước “lấy nông nghiệp làm gốc” - Nghề sản xuất chính là nghề nông nghiệp tưới nước “lấy nông nghiệp làm gốc”

- Ngoài ra cư dân nông nghiệp cổ kết hợp nuôi gia súc, làm đồ gốm, dệt vải - Ngoài ra cư dân nông nghiệp cổ kết hợp nuôi gia súc, làm đồ gốm, dệt vải

- Họ còn tiến hành trao đổi sản phẩm giữa vùng này với vùng khác. - Họ còn tiến hành trao đổi sản phẩm giữa vùng này với vùng khác.

 

Câu 13: Nêu những điểm chính của chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ cổ đại

Trả lời:

Những điểm chính của chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ cổ đại

●     Trong một nhà nước, người đứng đầu thống trị là Ra-ja (Vua).

●     Người khác đẳng cấp không được kết hôn với nhau

●     Người thuộc đẳng cấp dưới phải tôn kính những người thuộc đẳng cấp trên.

Câu 14: Điều kiện tự nhiên có những thuận lợi gì cho sự hình thành nền văn minh Trung Quốc?

Trả lời:

Điều kiện tự nhiên

●     Địa hình Trung Quốc rất đa dạng và phong phú, phía Tây có nhiều núi và cao nguyên, khí hậu khô hanh, phía đông có các bình nguyên châu thổ phì nhiêu, thuận lợi cho việc làm nông nghiệp.

●     Trung Quốc có hàng ngàn con sông lớn nhỏ, nhưng có hai con sông quan trọng nhất là sông Hoàng Hà và sông Trường Giang (hay sông Dương Tử). Hai con sông này đều chảy theo hướng tây-đông và hàng năm đem phù sa về bồi đắp cho những cánh đồng ở phía đông Trung Quốc.

Câu 15: Tần Thủy Hoàng đã thống nhất và xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc như thế nào?

Trả lời:

Tần Thủy Hoàng đã thống nhất và xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc:

Nửa sau thế kỉ II TCN, nước Tần mạnh lên, lần lượt đánh bại các nước khác và thống nhất Trung Quốc vào năm 221 TCN. Cụ thể:

●     Năm 221 TCN nước Tề bị nước Tần thôn tính

●     Năm 222 TCN nước Yên bị nước Tần thôn tính

●     Năm 223 TCN nước Sở bị nước Tần thôn tính

●     Năm 225 TCN nước Ngụy bị nước Tần thôn tính

●     Năm 228 TCN nước Triệu bị nước Tần thôn tính

Câu 16: Điều kiện tự nhiên của Hy Lạp và La Mã cổ đại có những thuận lợi và khó khăn gì đối với phát triển kinh tế?

Trả lời:

- Thuận lợi:  - Thuận lợi:

+ Hy Lạp và La Mã có biển bao bọc, bờ biển khúc khuỷu tạo ra nhiều vịnh, nhiều hải cảng tự nhiên, an toàn, thuận lợi cho sự đi lại của tàu thuyền.  + Hy Lạp và La Mã có biển bao bọc, bờ biển khúc khuỷu tạo ra nhiều vịnh, nhiều hải cảng tự nhiên, an toàn, thuận lợi cho sự đi lại của tàu thuyền.

+ Vùng biển có nhiều đảo lớn, nhỏ nằm rải rác, tạo thành một hành lang, cầu nối giữa lục địa với các đảo và vùng Tiểu Á tạo điều kiện cho ngành thương nghiệp phát triển.  + Vùng biển có nhiều đảo lớn, nhỏ nằm rải rác, tạo thành một hành lang, cầu nối giữa lục địa với các đảo và vùng Tiểu Á tạo điều kiện cho ngành thương nghiệp phát triển.

- Khó khăn:  - Khó khăn:

+ Địa hình ở hai bán đảo Ban-căng và I-ta-li-a là đồi núi vừa hiểm trở, đi lại khó khăn, vừa ít đất trồng trọt, chủ yếu là đất đồi cứng, vì thế chỉ thuận lợi cho việc trồng cây lưu niên như nho, cam, chanh, ô liu, v.v...  + Địa hình ở hai bán đảo Ban-căng và I-ta-li-a là đồi núi vừa hiểm trở, đi lại khó khăn, vừa ít đất trồng trọt, chủ yếu là đất đồi cứng, vì thế chỉ thuận lợi cho việc trồng cây lưu niên như nho, cam, chanh, ô liu, v.v...

+ Lương thực chính của Hy Lạp và La Mã là lúa mì, phần lớn đều nhập từ bên ngoài.  + Lương thực chính của Hy Lạp và La Mã là lúa mì, phần lớn đều nhập từ bên ngoài.

 

Câu 17: Em hãy cho biết đặc điểm của dân cư Hy Lạp – La Mã cổ đại?

Trả lời:

Dân cư của Hy Lạp và La Mã thời cổ đại đa dạng về tộc người:

- Cư dân Hy Lạp cổ đại gồm bốn tộc người chính là Ê-ô-li-an, I-ô-ni-an, A-kê-an và Đô-ri-an, phân bố ở các vùng khác nhau. Đến khoảng thế kỉ VIII - VII TCN, cư dân Hy Lạp mới gọi mình là Hê-len và gọi đất nước là Hy Lạp. - Cư dân Hy Lạp cổ đại gồm bốn tộc người chính là Ê-ô-li-an, I-ô-ni-an, A-kê-an và Đô-ri-an, phân bố ở các vùng khác nhau. Đến khoảng thế kỉ VIII - VII TCN, cư dân Hy Lạp mới gọi mình là Hê-len và gọi đất nước là Hy Lạp.

- Cư dân có mặt sớm nhất trên bán đảo I-ta-li-a là người Liga, sau đó là người I-ta-li-ốt và một nhánh sống ở đồng bằng Latium gọi là người La-tinh. Người La-tinh dựng nên thành La Mã bên bờ sông Ti-bơ và gọi là người La Mã. - Cư dân có mặt sớm nhất trên bán đảo I-ta-li-a là người Liga, sau đó là người I-ta-li-ốt và một nhánh sống ở đồng bằng Latium gọi là người La-tinh. Người La-tinh dựng nên thành La Mã bên bờ sông Ti-bơ và gọi là người La Mã.

 

Câu 18: Nêu vai trò của thủ công nghiệp trong nền kinh tế của các quốc gia cổ đại Hy Lạp và La Mã thời cổ đại?

Trả lời:

 - Ở Hy Lạp và La Mã cổ đại do điều kiện tự nhiên không thuận lợi nên nền kinh tế chủ yếu là thủ công nghiệp và thương nghiệp. Thủ công nghiệp có vai trò rất lớn trong nền kinh tế:

- Nhiều sản phẩm nổi tiếng như đồ gốm với đủ các loại bình, chum, bát bằng gốm tráng men trang trí hoa văn có màu sắc và hình vẽ đẹp không chỉ để dùng ở trong nước mà còn bán ra các vùng lân cận tăng thêm nguồn thu nhập cho nền kinh tế.  - Nhiều sản phẩm nổi tiếng như đồ gốm với đủ các loại bình, chum, bát bằng gốm tráng men trang trí hoa văn có màu sắc và hình vẽ đẹp không chỉ để dùng ở trong nước mà còn bán ra các vùng lân cận tăng thêm nguồn thu nhập cho nền kinh tế.

- Nhiều xưởng thủ công chuyên sản xuất một mặt hàng có chất lượng cao với quy mô lớn đã thu hút được nhiều người lao động.  - Nhiều xưởng thủ công chuyên sản xuất một mặt hàng có chất lượng cao với quy mô lớn đã thu hút được nhiều người lao động.

- Sự phát triển của thủ công nghiệp làm cho sản xuất hàng hóa tăng nhanh, quan hệ thương mại được mở rộng.  - Sự phát triển của thủ công nghiệp làm cho sản xuất hàng hóa tăng nhanh, quan hệ thương mại được mở rộng.

 

Câu 19: Dựa vào hiểu biết của em, nêu một số tư liệu về một số nhà khoa học và những tác phẩm nổi tiếng của họ ở thời cổ đại Hy Lạp và La Mã vẫn còn có giá trị đến ngày nay?

Trả lời:

- Ta-lét (625 - 574 TCN), nhà triết học Hy Lạp, sinh ở Tiểu Á, là người sáng lập ra triết học Hy Lạp và được xem là một trong bảy nhà thông thái của Hy Lạp. Ta-lét nổi tiếng vì những hiểu biết của ông về thiên văn học, sau khi ông đã dự đoán nhật thực xuất hiện vào ngày 28 - 5 - 585 TCN. Ông cũng là người mở đầu cho hình học Hy Lạp.  - Ta-lét (625 - 574 TCN), nhà triết học Hy Lạp, sinh ở Tiểu Á, là người sáng lập ra triết học Hy Lạp và được xem là một trong bảy nhà thông thái của Hy Lạp. Ta-lét nổi tiếng vì những hiểu biết của ông về thiên văn học, sau khi ông đã dự đoán nhật thực xuất hiện vào ngày 28 - 5 - 585 TCN. Ông cũng là người mở đầu cho hình học Hy Lạp.

- Pi-ta-go (580 - 500 TCN), là nhà toán học Hy Lạp, người đã thành lập ở Nam Ý một phong trào vào thế kỉ VI TCN nhấn mạnh đến việc nghiên cứu toán học như một phương tiện để tìm hiểu tất cả những mối quan hệ trong thế giới tự nhiên. Những người theo trường phái Pi-ta-go cho rằng Trái Đất là một khối cầu xoay quanh Mặt Trời. Pi-ta-go là người đầu tiên chỉ ra rằng: Tổng số các góc trong của các tam giác bằng 180°. Phương châm hành động và xử thế của ông là: Đừng nhắm mắt ngủ nếu chưa soát lại tất cả những việc đã làm trong ngày qua.  - Pi-ta-go (580 - 500 TCN), là nhà toán học Hy Lạp, người đã thành lập ở Nam Ý một phong trào vào thế kỉ VI TCN nhấn mạnh đến việc nghiên cứu toán học như một phương tiện để tìm hiểu tất cả những mối quan hệ trong thế giới tự nhiên. Những người theo trường phái Pi-ta-go cho rằng Trái Đất là một khối cầu xoay quanh Mặt Trời. Pi-ta-go là người đầu tiên chỉ ra rằng: Tổng số các góc trong của các tam giác bằng 180°. Phương châm hành động và xử thế của ông là: Đừng nhắm mắt ngủ nếu chưa soát lại tất cả những việc đã làm trong ngày qua.

 

Câu 20: Những thành tựu văn hóa Hy Lạp và La Mã cổ đại có giá trị đến ngày nay là gì?

Trả lời:

Những thành tựu văn hóa Hy Lạp và La Mã cổ đại có giá trị đến ngày nay là:

- Về lịch: Phát minh ra dương lịch, một năm có 365 ngày, 6 giờ, chia thành 12 tháng.  - Về lịch: Phát minh ra dương lịch, một năm có 365 ngày, 6 giờ, chia thành 12 tháng.

- Về chữ viết: Sáng tạo ra hệ chữ cái A, B, C,... Ban đầu gồm 20 chữ, sau đó là 26 chữ, ngày nay vẫn tiếp tục sử dụng.  - Về chữ viết: Sáng tạo ra hệ chữ cái A, B, C,... Ban đầu gồm 20 chữ, sau đó là 26 chữ, ngày nay vẫn tiếp tục sử dụng.

- Về khoa học:  - Về khoa học:

+ Đạt trình độ cao trên nhiều lĩnh vực: số học, hình học, thiên văn học, vật lý, triết học vẫn còn có giá trị đến ngày nay.  + Đạt trình độ cao trên nhiều lĩnh vực: số học, hình học, thiên văn học, vật lý, triết học vẫn còn có giá trị đến ngày nay.

+ Xuất hiện nhiều nhà khoa học nổi tiếng: Trên lĩnh vực toán học có Ta-lét, Pi-ta-go, Ơ-clit. Trong lĩnh vực vật lý có Ác-si-mét. Trong lĩnh vực triết học có Platon, A-ri-xtốt. Về sử học có Hê-rô-đốt, Tu-xi-đít. Về địa lí có Stơ-ra-bôn,... + Xuất hiện nhiều nhà khoa học nổi tiếng: Trên lĩnh vực toán học có Ta-lét, Pi-ta-go, Ơ-clit. Trong lĩnh vực vật lý có Ác-si-mét. Trong lĩnh vực triết học có Platon, A-ri-xtốt. Về sử học có Hê-rô-đốt, Tu-xi-đít. Về địa lí có Stơ-ra-bôn,...

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay