Câu hỏi tự luận lịch sử 6 cánh diều Ôn tập chương 6 (P1)

Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 6. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 6 cánh diều.

ÔN TẬP CHƯƠNG 6. THỜI BẮC THUỘC VÀ CHỐNG BẮC THUỘC (TỪ THẾ KỶ II TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN NĂM 938) (PHẦN 1)

Câu 1: Trong hoàn cảnh nào Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ?

Trả lời:

Hoàn cảnh:

 - Từ cuối thế kỉ IX, nhà Đường suy yếu. Do đó, nhà Đường không còn khả năng giữ vững nền thống trị như cũ, nhất là đối với vùng xa xôi như nước ta.

- Giữa năm 905, Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị giáng chức. Khúc Thừa Dụ được sự ủng hộ của nhân dân, đánh chiếm Tống Bình rồi tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ - Giữa năm 905, Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị giáng chức. Khúc Thừa Dụ được sự ủng hộ của nhân dân, đánh chiếm Tống Bình rồi tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ

 

Câu 2: Người có công trong việc xây dựng nền tự chủ, khôi phục nền tự chủ của dân tộc do Khúc Thừa Dụ giành được là ai? Những việc làm nào của họ thể hiện điều đó?

Trả lời:

* Người có công trong việc củng cố nền tự chủ là Khúc Hạo. Người có công trong việc bảo vệ nền tự chủ là Dương Đình Nghệ.

* Những việc làm của Khúc Hạo:

- Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, Khúc Hạo lên thay cha giữ chức Tiết độ sứ. Khúc Hạo quyết định xây dựng đất nước tự chủ theo đường lối “chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui”.  - Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, Khúc Hạo lên thay cha giữ chức Tiết độ sứ. Khúc Hạo quyết định xây dựng đất nước tự chủ theo đường lối “chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui”.

- Để thực hiện đường lối đó, Khúc Hạo đã:  - Để thực hiện đường lối đó, Khúc Hạo đã:

+ Đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến tận xã. His for t  + Đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến tận xã. His for t

+ Bãi bỏ chính sách bóc lột của quan lại đô hộ.  + Bãi bỏ chính sách bóc lột của quan lại đô hộ.

+ Chiêu mộ thêm binh lính.  + Chiêu mộ thêm binh lính.

+ Chỉnh lại mức thuế. Đặt quan lại mới phụ trách việc thu thuế. 8 sidan for  + Chỉnh lại mức thuế. Đặt quan lại mới phụ trách việc thu thuế. 8 sidan for

- Những việc làm của Khúc Hạo nhằm xóa bỏ chế độ thống trị tàn bạo của nhà Đường, xây dựng một cuộc sống hoàn toàn tự chủ. Cuộc sống của người Việt do người Việt tự cai quản, tự quyết định tương lai của mình.  - Những việc làm của Khúc Hạo nhằm xóa bỏ chế độ thống trị tàn bạo của nhà Đường, xây dựng một cuộc sống hoàn toàn tự chủ. Cuộc sống của người Việt do người Việt tự cai quản, tự quyết định tương lai của mình.

* Những việc làm của Dương Đình Nghệ:

- Năm 930, quân Nam Hán xâm lược nước ta, Dương Đình Nghệ lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống Nam Hán.  - Năm 930, quân Nam Hán xâm lược nước ta, Dương Đình Nghệ lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống Nam Hán.

- Năm 931, Dương Đình Nghệ đem quân tấn công thành Đại La. Sau khi chiếm được thành, đánh tan quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ, khôi phục lại nền tự chủ. - Năm 931, Dương Đình Nghệ đem quân tấn công thành Đại La. Sau khi chiếm được thành, đánh tan quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ, khôi phục lại nền tự chủ.

 

Câu 3: Việc Khúc Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Ý nghĩa:

 - Đất nước giành được quyền tự chủ, xoá bỏ chính quyền đô hộ của nhà Đường.

- Buộc nhà Đường phải công nhận chính quyền của An Nam.  - Buộc nhà Đường phải công nhận chính quyền của An Nam.

- Mở ra bước ngoặt trong cuộc đấu tranh chống phong kiến phương Bắc. - Mở ra bước ngoặt trong cuộc đấu tranh chống phong kiến phương Bắc.

 

Câu 4: Khúc Hạo đã làm gì để tiến hành cải cách, đặt nền móng cho việc xây dựng chính quyền tự chủ của một nhà nước độc lập với phương Bắc.

Trả lời:

* Khúc Hạo đặt nền móng

- Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, Khúc Hạo lên thay cha giữ chức Tiết độ sứ. Khúc Hạo quyết định xây dựng đất nước tự chủ theo đường lối “chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui”.  - Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, Khúc Hạo lên thay cha giữ chức Tiết độ sứ. Khúc Hạo quyết định xây dựng đất nước tự chủ theo đường lối “chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui”.

- Để thực hiện đường lối đó, Khúc Hạo đã:  - Để thực hiện đường lối đó, Khúc Hạo đã:

+ Đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến tận xã. His for t  + Đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến tận xã. His for t

+ Bãi bỏ chính sách bóc lột của quan lại đô hộ.  + Bãi bỏ chính sách bóc lột của quan lại đô hộ.

+ Chiêu mộ thêm binh lính.  + Chiêu mộ thêm binh lính.

+ Chỉnh lại mức thuế. Đặt quan lại mới phụ trách việc thu thuế. + Chỉnh lại mức thuế. Đặt quan lại mới phụ trách việc thu thuế.

Câu 5: Khúc Hạo đặt nền móng cho việc xây dựng chính quyền tự chủ của một nhà nước độc lập phương Bắc có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

- Ý nghĩa: - Ý nghĩa:

+ Củng cố chính quyền tự chủ của người Việt + Củng cố chính quyền tự chủ của người Việt

+ Xây dựng được một chính quyền dân tộc thống nhất, vững mạnh từ trung ương đến các làng xã, khắc phục được tính phân tán quyền lực + Xây dựng được một chính quyền dân tộc thống nhất, vững mạnh từ trung ương đến các làng xã, khắc phục được tính phân tán quyền lực

+ Bồi dưỡng sức dân, thúc đẩy sản xuất đồng thời tập hợp được mọi lực lượng yêu nước để bảo vệ nền tự chủ + Bồi dưỡng sức dân, thúc đẩy sản xuất đồng thời tập hợp được mọi lực lượng yêu nước để bảo vệ nền tự chủ

+ Đời sống nhân dân nhờ đó được cải thiện. Nhân dân phấn khởi tổ chức lại cuộc sống và kiến quyết ủng hộ chính quyền mới, bảo vệ nền tự chủ đã giành được. + Đời sống nhân dân nhờ đó được cải thiện. Nhân dân phấn khởi tổ chức lại cuộc sống và kiến quyết ủng hộ chính quyền mới, bảo vệ nền tự chủ đã giành được.

Câu 6: Những cống hiến của Khúc Thừa Dụ và Ngô Quyền trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tạo ra bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X.

Trả lời:

- Khúc Thừa Dụ:  - Khúc Thừa Dụ:

+ Lãnh đạo nhân dân nổi dậy đánh chiếm thành Đại La và tự xưng Tiết độ sứ, xây dựng một chính quyền tự chủ.  + Lãnh đạo nhân dân nổi dậy đánh chiếm thành Đại La và tự xưng Tiết độ sứ, xây dựng một chính quyền tự chủ.

+ Thắng lợi đó đã đánh dấu sự thắng lợi về cơ bản của cuộc đấu tranh vũ trang trong nghìn năm Bắc thuộc, đặt cơ sở cho nền độc lập lâu bền của dân tộc.  + Thắng lợi đó đã đánh dấu sự thắng lợi về cơ bản của cuộc đấu tranh vũ trang trong nghìn năm Bắc thuộc, đặt cơ sở cho nền độc lập lâu bền của dân tộc.

- Ngô Quyền:  - Ngô Quyền:

+ Trừ khử tên phản động Kiều Công Tiễn vừa trả thù cho chủ tướng vừa thủ tiêu nội ứng lợi hại của Nam Hán.  + Trừ khử tên phản động Kiều Công Tiễn vừa trả thù cho chủ tướng vừa thủ tiêu nội ứng lợi hại của Nam Hán.

+ Thiết kế và chỉ huy trận đánh ở sông Bạch Đằng đập tan cuộc xâm lược của quân Nam Hán.  + Thiết kế và chỉ huy trận đánh ở sông Bạch Đằng đập tan cuộc xâm lược của quân Nam Hán.

+ Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 đã kết thúc vĩnh viễn ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc, mở ra một bước ngoặt mới, thời đại mới - thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta.  + Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 đã kết thúc vĩnh viễn ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc, mở ra một bước ngoặt mới, thời đại mới - thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta.

 

Câu 7: Hãy cho biết những chuyển biến về kinh tế của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc.

Trả lời:

Những chuyển biến về kinh tế của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc

●     Sử dụng công cụ bằng sắt, sức kéo của trâu bò, kỹ thuật chiết cành... vào trong trồng trọt và chăn nuôi.

●     Nghề thủ công truyền thống như đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, làm mộc.. phát triển với kỹ thuật sản xuất cao hơn.

●     Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện: làm giấy, làm đường, làm mật mía...

Câu 8: Hãy cho biết sự chuyển biến của xã hội Việt Nam thời Bắc thuộc.

Trả lời:

Sự chuyển biến của xã hội Việt Nam thời Bắc thuộc: Quan lại đô hộ -> Địa chủ Hán và Hào trưởng Việt -> nông dân công xã -> nông dân lệ thuộc -> nô tì.

=> So với thời Văn Lang, Âu Lạc, xã hội thời Bắc thuộc có sự chuyển biến rõ rệt.

 

Câu 9: Nêu một số nét trong chính sách cai trị về chính trị, kinh tế, văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với người dân Việt Nam thời Bắc thuộc.

Trả lời:

Một số nét trong chính sách cai trị về chính trị, kinh tế, văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với người dân Việt Nam thời Bắc thuộc:

* Về chính trị:

●     Chia Âu Lạc thành các quận, huyện và sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc

●     Đưa người Hán sang cai trị người Việt theo luật pháp hà khắc.

* Về kinh tế:

●     Sử dụng chế độ tô thuế

●     Bắt cống nạp sản vật quý (ngọc minh cơ, sừng tê, ngà voi, đồi mồi...)

●     Nắm độc quyền về sắt và muối đối với người Việt

* Về văn hóa:

●     Mở trường lớp dạy chữ Hán

●     Áp dụng luật Hán

●     Tìm cách truyền bá văn hóa, phong tục phương Bắc.

Câu 10: Nêu những chuyển biến về kinh tế, xã hội và văn hóa của Việt Nam trong thời Bắc thuộc.

Trả lời:

Những chuyển biến về kinh tế, xã hội và văn hóa của Việt Nam trong thời Bắc thuộc:

* Về kinh tế:

●     Sử dụng công cụ bằng sắt, sức kéo của trâu bò, kỹ thuật chiết cành... vào trong trồng trọt và chăn nuôi.

●     Nghề thủ công truyền thống như đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, làm mộc.. phát triển với kỹ thuật sản xuất cao hơn.

●     Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện: làm giấy, làm đường, làm mật mía...

* Về văn hóa, xã hội:

●     Tổ chức xã hội thay đổi rõ rệt: Quan lại đô hộ -> Địa chủ Hán và Hào trưởng Việt -> nông dân công xã -> nông dân lệ thuộc -> nô tì.

●     Truyền bá tư tưởng Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo và phong tục của người Hán vào ngày càng nhiều.

 

Câu 11: Hãy cho biết những cách thức canh tác, nghề thủ công nào trong thời Bắc thuộc vẫn được duy trì, phát triển cho đến ngày nay

Trả lời:

Những cách thức canh tác, nghề thủ công nào trong thời Bắc thuộc vẫn được duy trì, phát triển cho đến ngày nay:

●     Hình thức canh tác: Công cụ sản xuất làm bằng sắt, dùng trâu bò làm sức kéo, chiết cành...

●     Nghề thủ công: nghề làm gốm, làm mộc, làm thủy tinh, làm mật, làm đường

Câu 12: Trình bày nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu?

Trả lời:

Nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu:

●     Nguyên nhân: Nhà Ngô cai trị nước ta, áp đặt nhiều thứ thuế, bắt thợ thủ công giỏi của nước ta đưa về Trung Quốc => Mâu thuẫn người Việt với chính quyền xảy ra ngày càng gay gắt dẫn đến các cuộc đấu tranh tự chủ diễn ra trong đó có cuộc khởi nghĩa do Bà Triệu lãnh đạo.

●     Kết quả: Trước sự đàn áp của 8000 quân nhà Ngô, Bà Triệu và nghĩa quân buộc phải di chuyển về vùng Phú Điền, ít lâu sau Bà Triệu hi sinh trên đỉnh núi Tùng, cuộc khởi nghĩa thất bại.

●     Ý nghĩa: Dù thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa đã tô đậm truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc nói chung và của phụ nữ Việt Nam nói riêng.

 

Câu 13: Trình bày nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan và khởi nghĩa Phùng Hưng.

Trả lời:

Nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan và khởi nghĩa Phùng Hưng:

●     Nguyên nhân: Nhà Đường cai trị hà khắc, áp đặt thuế khóa, lao dịch nặng nề => Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan và khởi nghĩa Phùng Hưng

●     Kết quả: Cả hai cuộc khởi nghĩa đều bị đàn áp, thất bại.

●     Ý nghĩa: Các cuộc khởi nghĩa là sự tiếp nối truyền thống đấu tranh kiên cường cho người Việt. Đồng thời, cổ vũ trực tiếp cho tình thần đấu tranh giành độc lập của người Việt.

Câu 14: Trong các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của người Việt từ đầu Công nguyên đến trước thế kỉ X, em hãy trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa lịch sử của một cuộc khởi nghĩa mà em thấy ấn tượng nhất.

Trả lời:

Nguyên nhân:

●     Do chính sách áp bức, bóc lột tàn bạo của nhà Hán

●     Thi sách là chồng của Trưng Trắc bị quân Hán giết hại

Diễn biến:

●     Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Tây)

●     Nghĩa quân làm chủ Mê Linh rồi tiến xuống Cổ Loa và Luy Lân

●     Tô Định phải bỏ trốn về Trung Quốc.

Kết quả: Khởi nghĩa giành được thắng lợi, độc lập, dân tộc được khôi phục.

Ý nghĩa:

●     Mở đầu thời kỳ đấu tranh giành độc lập, tự chủ lâu dài, bền bỉ của người Việt.

●     Thể hiện tinh thần yêu nước, đoàn kết, quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm của nhân dân ta.

Câu 15: Hãy nêu tên một số nét văn hóa của người Việt Vẫn được giữ gìn và phát triển trong thời kì Bắc thuộc.

Trả lời:

Một số nét văn hóa của người Việt Vẫn được giữ gìn và phát triển trong thời kì Bắc thuộc là:

●     Tục thờ cúng tổ tiên

●     Tổ chức các lễ hội làng

 

Câu 16: Những thành quả trong cuộc đấu tranh bảo vệ và phát triển văn hóa truyền thống của người Việt thời Bắc thuộc có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Những thành quả trong cuộc đấu tranh bảo vệ và phát triển văn hóa truyền thống của người Việt thời Bắc thuộc đã giữ vững bản sắc văn hóa, để giữ gìn tiếng nói, phong tục tập quán của mình, đồng thời tranh thủ tiếp thụ những yếu tố tiến bộ, hợp lý của văn hóa Hán nhằm hoàn thiện và nâng cao nền văn hóa, văn minh của người Việt, củng cố tinh thần tự lực tự cường, tăng thêm ý chí đấu tranh giành độc lập tự chủ. Đây là giá trị to lớn nhất của sự nghiệp chuẩn bị cho công cuộc dựng nước sau khi giành được quyền tự chủ.

Câu 17: Trong vai hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu về một trong những điểm di tích liên quan đến các nhân vật lịch sử: Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền.

Trả lời:

Ví dụ - Giới thiệu di tích lịch sử đền và lăng Ngô Quyền

Xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây là nơi được mệnh danh là vùng đất “địa linh nhân kiệt”. Đến làng quê yên ả này, du khách sẽ được thăm đền thờ và lăng Ngô Quyền, di tích đã được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, nơi thờ vị vua lừng danh trong lịch sử dân tộc, người nổi tiếng với chiến thắng Bạch Đằng lịch sử năm 938, đánh đuổi quân Nam Hán ra khỏi bờ cõi, mở ra một thời đại mới, độc lập, tự chủ cho dân tộc Việt Nam.

Đền và lăng Ngô Quyền được xây dựng trên một đồi đất cao, có tên là đồi Cấm, mặt hướng về phía đông. Đền thờ được xây ở phía trên, cách lăng khoảng 100m. Phía trước lăng là một cánh đồng rộng nằm giữa 2 sườn đồi; một nguồn nước gọi là vũng Hùm chảy ra sông Tích; bên cạnh đó là đồi Hổ Gầm, tương truyền xưa là nơi thuở nhỏ Ngô Quyền thường cùng bạn chăn trâu, cắt cỏ và tập luyện võ nghệ. Đây có lẽ là vị trí đẹp nhất của ấp Đường Lâm xưa.

Đền thờ Ngô Quyền được xây dựng từ lâu đời và đã qua nhiều lần trùng tu. Lần tu sửa gần đây nhất là vào thời Vua Tự Đức (1848 – 1883). Đền có quy mô khá khiêm tốn, gồm: Nghi Môn, Tả Mạc, Hữu Mạc, Đại Bái (Tiền Đường) và Hậu Cung. Đền được xây bằng gạch, lợp ngói mũi hài, có tường bao quanh. Đại Bái đền thờ là một nếp nhà 5 gian, bộ khung bằng gỗ, được thể hiện chủ yếu thiên về sự bền chắc, tôn nghiêm; gian giữa có treo bức hoành phi đề bốn chữ Hán "Tiền vương bất vong" (Vua Ngô Quyền sống mãi). Hiện nay, Đại Bái còn được dùng làm phòng trưng bày về trận chiến thắng trên sông Bạch Đằng và thân thế, sự nghiệp của Ngô Quyền. Hậu Cung là một ngôi nhà dọc 3 gian, bộ khung nhà bằng gỗ được trang trí hình rồng, hoa, lá... Gian giữa có đặt tượng thờ Ngô Quyền.

Lăng mộ Vua Ngô Quyền được xây dựng năm Tự Đức thứ 27 (1874) và trùng tu năm Minh Mệnh thứ 2 (1821). Lăng được xây kiểu nhà bia có mái che, cao khoảng 1,5m. Giữa lăng là ngai, trong có bia đá ghi bốn chữ Hán "Tiền Ngô Vương Lăng" (Lăng mộ Vua Ngô Quyền). Đặc biệt, trong quần thể đền và lăng Ngô Quyền, 18 cây duối cổ - tương truyền là nơi Ngô Quyền buộc voi, ngựa - đã được công nhận là "Cây di sản" cấp quốc gia.

Hàng năm cứ đến ngày 14 tháng 8 âm lịch (ngày giỗ Vua Ngô Quyền) nhân dân trong vùng lại về đây để tưởng nhớ công ơn của ông - vị vua "đã mở nước xưng vương", kết thúc hơn 1.000 năm Bắc thuộc, mở đầu một thời đại mới, độc lập, tự chủ cho lịch sử dân tộc.

Câu 18: Trong các sự kiện lịch sử Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ năm 905, Dương Đình Nghệ đánh tan quân Nam Hán năm 931, chiến thắng Bạch Đằng năm 938, sự kiện nào đã tạo nên bước ngoặt của lịch sử dân tộc đầu thế kỉ X? Vì sao?

Trả lời:

Trong các sự kiện lịch sử Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ năm 905, Dương Đình Nghệ đánh tan quân Nam Hán năm 931, chiến thắng Bạch Đằng năm 938. Theo em, sự kiện chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã tạo nên bước ngoặt của lịch sử dân tộc đầu thế kỉ X vì nhờ chiến thắng trận Bạch Đằng đã giúp đất nước chúng ta chấm dứt thời Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc.

Câu 19: Sự kiện lịch sử nào ở thế kỉ X đã chấm dứt thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc, đưa Việt Nam bước vào thời kì độc lập, tự chủ lâu dài?

Trả lời:

Chiến thắng Bạch Đằng (938) đã chấm dứt vĩnh viễn thời kì Bắc thuộc và mở ra kỷ nguyên độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Câu 20: Vì sao nói trận thủy chiến sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta?

Trả lời:

- Giải thích: - Giải thích:

+ Đây là lần thứ hai nhà Nam Hán đem quân sang xâm lược nước ta, mặc dù sau trận này nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian nữa nhưng không dám đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ ba + Đây là lần thứ hai nhà Nam Hán đem quân sang xâm lược nước ta, mặc dù sau trận này nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian nữa nhưng không dám đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ ba

+ Với chiến thắng này nhân dân ta đã đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến phương Bắc, khẳng định nền độc lập của dân tộc, chiến thắng Bạch Đằng mở ra thời kì độc lập lâu dài của Tổ Quốc. + Với chiến thắng này nhân dân ta đã đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến phương Bắc, khẳng định nền độc lập của dân tộc, chiến thắng Bạch Đằng mở ra thời kì độc lập lâu dài của Tổ Quốc.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay