Câu hỏi tự luận lịch sử 7 cánh diều Bài 10: Khái quát lịch sử Đông Nam Á

Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 10: Khái quát lịch sử Đông Nam Á.  Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 7 cánh diều.

Xem: => Giáo án lịch sử 7 cánh diều (bản word)

CHƯƠNG 4: ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ X

ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI

BÀI 10: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ ĐÔNG NAM Á

I. NHẬN BIẾT

Câu 1: Từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI, tại vùng Đông Nam Á lục địa hình thành các quốc gia Đông Nam Á nào?

Trả lời:

- Tại vùng Đông Nam Á lục địa:

+ Nhà nước độc lập của người Việt được xác lập trên vùng châu thổ sông Hồng.

+ Tại khu vực sông I-ra-oa-đi, vương quốc Pa-gan được thành lập.

+ Dọc theo đồng bằng sông Mê Công và Chao Phray-a, nhiều vương quốc mới của người Thái đã ra đời, như: Lan-na, Xu-khô-thai, Lan Xang…

Câu 2: Từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI, tại vùng Đông Nam Á hải đảo hình thành các quốc gia Đông Nam Á nào?

Trả lời:

- Ở Đông Nam Á hải đảo:

+ Vương quốc Mô-giô-pa-hit ra đời ở thế kỉ XIII trên đảo Gia-va

+ Nhiều vương quốc Hồi giáo được thành lập: Ma-lắc-ca, A-chê…

 

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Em hãy trình bày sự phát triển của các vương quốc Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI?

Trả lời:

Sự phát triển của các vương quốc Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI:

- Bộ máy chính trị được củng cố, phát triển về tổ chức hành chính, bộ máy quan lại, luật pháp…

- Kinh tế phát triển tương đối toàn diện trên các lĩnh vực nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp. Đông Nam Á trở thành một trong những thị trường thương mại sôi động nhất thế giới, nổi tiếng với các hương liệu, gia vị.

Câu 2: Trình bày sự hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á.

Trả lời:

  • Từ nửa sau thế kỉ X đến đầu thế kỉ XIII

- Trên cơ sở các vương quốc phong kiến được hình thành ở giai đoạn trước, các vương quốc Đông Nam Á tiếp tục phát triển. 

- Trên lưu vực sông I-ra-oa-đi, Vương quốc Pa-gan đã mạnh lên và thống nhất lãnh thổ, mở đầu cho quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Mi-an-ma. 

- Ở lưu vực sông Chao Phray-a có sự xuất hiện của Vương quốc Ha-ri-pun-giay-a. 

- Trên bán đảo Đông Dương, ngoài Đại Việt và Chăm-pa, có Vương quốc Cam-pu-chia của người Khơ-me trở nên cường thịnh. Ở đảo Xu-ma-tra có Vương quốc Sri Vi-giay-a trở thành một quốc gia hùng mạnh. 

  • Từ thế kỉ XIII đến nửa đầu thế kỉ XVI 

- Vào thế kỉ XIII, người Mông Cổ mở rộng xâm lược Đông Nam Á. 

- Các quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á gắn kết với nhau để chống Mông Cổ, từ đó hình thành một số vương quốc phong kiến mới và một số vương quốc phong kiến lớn hơn. 

- Ở các vương quốc, bộ máy nhà nước dần được củng cố với sự tăng cường quyền lực của nhà vua và hoàn chỉnh hệ thống quan lại các cấp. Luật pháp ngày càng được hoàn thiện. 

- Kinh tế khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn này phát triển thịnh đạt nhờ sự phát triển của ngành lúa nước cùng với hoạt động giao lưu buôn bán bằng đường biển. 

 

Câu 3: Hoàn thành bảng thể hiện sự thịnh vượng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI?

Lĩnh vực

Thành tựu

Về kinh tế

 

Về chính trị

 

Về văn hóa

 

Trả lời:

Lĩnh vực

Thành tựu

Về kinh tế

Hình thành những vùng kinh tế quan trọng, có khả năng cung cấp một số lượng lớn lương thực, thực phẩm, các sản phẩm thủ công và những sản vật thiên nhiên. 

Về chính trị

Tổ chức bộ máy chặt chẽ, kiện toàn từ trung ương đến địa phương. 

Về văn hóa

Được hình thành gắn liền với quá trình xác lập các “quốc gia dân tộc” Các dân tộc Đông Nam Á đã xây dựng được nền văn hóa riêng của mình và đóng góp vào kho tàng văn hóa loài người những giá trị tinh thần độc đáo. 

 

Câu 4: Tín ngưỡng – tôn giáo của các vương quốc Đông Nam Á thời phong kiến đạt những thành tựu gì?

Trả lời:

Tín ngưỡng – tôn giáo: 

- Từ thế kỉ XIII, Phật giáo Tiểu thừa được truyền bá và phổ biến ở Đông Nam Á như ở Lan Xang Cam-pu-chia,... 

- Nhiều ngôi chùa mới được xây dựng, không chỉ là nơi thờ phụng mà còn là trung tâm văn hóa.

- Hồi giáo theo chân thương nhân Ả Rập, Ấn Độ du nhập vào Đông Nam Á từ thế kỉ XII – XIII. 

Câu 5: Em có nhận xét gì về chữ viết và nền văn học của các quốc gia Đông Nam Á thời phong kiến?

Trả lời:

Chữ viết – văn học: 

- Đầu thế kỉ XIII, chữ Thái được hình thành dựa trên hệ thống chữ Phạn của người Ấn Độ; chữ Lào ra đời khoảng thế kỉ XIV. 

- Thời phong kiến phương Bắc đô hộ Việt Nam, trên cơ sở chữ Hán của Trung Quốc, người Việt đã tạo ra chữ Nôm. 

- Văn học dân gian tiếp tục phát triển ở các vương quốc Đông Nam Á. Đồng thời, dòng văn học chữ viết xuất hiện và phát triển mạnh mẽ. 

 

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Hãy kể tên một số thành tựu văn học sử dụng văn tự để viết bia, ghi chép lịch sử, sáng tác văn chương…của cư dân Đông Nam Á thời phong kiến?

Trả lời:

Một số thành tựu văn học sử dụng văn tự để viết bia, ghi chép lịch sử, sáng tác văn chương…của cư dân Đông Nam Á thời phong kiến:

- Sử thi “Riêm Kê” (Cam-pu-chia)

- Bộ sử “Đại Việt sử ký toàn thư” (Đại Việt)…

Câu 2: Kể tên một số công trình đặc sắc của cư dân Đông Nam Á để lại?

Trả lời:

Một số công trình đặc sắc của cư dân Đông Nam Á để lại:

- Hoàng thành Thăng Long (Đại Việt)

- Đền tháp Ăng-co (Cam-pu-chia)

- Thành cổ Pa-gan, chùa Suê-đa-gon (Mi-an-ma)

- Đền tháp A-giút-thay-a (Thái Lan)…

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Em có nhận xét gì về các thành tựu văn hóa Đông Nam Á?

Trả lời:

Các thành tựu văn hóa Đông Nam Á phản ánh sự kế thừa, phát triển thành tựu văn hóa nhân loại, đồng thời cho thấy sự cần cù, sáng tạo trong xây dựng bản sắc riêng của cư dân khu vực.

Câu 2: Giới thiệu một công trình văn hóa tiêu biểu của Việt Nam có ảnh hưởng tử văn hóa Phật giáo hoặc Hin-đu giáo của Ấn Độ?

Trả lời:

Tại Việt Nam, sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ thể hiện qua các công trình có tính chất tôn giáo như đền, tháp, điêu khắc trên phù điêu. Nền kiến trúc Ấn Độ đã dung hòa, biến đổi cho phù hợp với nền văn hóa của từng nước khác nhau và trở thành điểm nổi bật của chính nước đó như: thánh địa Mỹ Sơn, tháp Po Klong Garai, tháp Chàm Poshanư…

=> Giáo án lịch sử 7 cánh diều bài 10: Khái quát lịch sử đông nam á (1 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay