Câu hỏi tự luận lịch sử 7 cánh diều Bài 6: Khái quát tiến trình lịch sử Trung Quốc

Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 6: Khái quát tiến trình lịch sử Trung Quốc.  Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 7 cánh diều.

CHƯƠNG 2: TRUNG QUỐC TỪ THẾ KỈ VII

ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

BÀI 6: KHÁI QUÁT TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ TRUNG QUỐC

I. NHẬN BIẾT

Câu 1: Từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX, có bao nhiêu vương triều lớn cầm quyền ở Trung Quốc? Kể tên.

Trả lời:

Từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX, có 5 vương triều lớn cầm quyền ở Trung Quốc là Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Các vương triều này được xác lập bởi cả người Hán và các nhóm dân cư xâm nhập từ bên ngoài.

Câu 2: Bằng việc kết nối tri thức lịch sử đã học và những kiến thức trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 7, hãy trình bày sự hình thành xã hội phong kiến Trung Quốc?

Trả lời:

Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc:

- Năm 221 TCN, nhà Tần đã thống nhất Trung Quốc, vua Tần tự xưng là Tần Thủy Hoàng. Dưới thời nhà Tần các giai cấp mới được hình thành:

+ Những quan lại và một số nông dân giàu đã tập trung trong tay nhiều của cải. Bằng quyền lực của mình, họ còn tước đoạt thêm nhiều ruộng đất công. Do đó, một giai cấp mới được hình thành, bao gồm những kẻ có ruộng tư, vốn là những quan lại và những nông dân giàu có, gọi là giai cấp địa chủ.

+ Giai cấp nông dân cũng bị phân hóa: Nông dân giàu có trở thành địa chủ. Nông dân giữ được một số ruộng đất gọi là nông dân tự canh. Số còn lại là nông dân công xã, rất nghèo, không có hoặc quá ít ruộng đất trở thành nông dân lĩnh canh.

- Quan hệ bóc lột giữa địa chủ với nông dân lĩnh canh – quan hệ phong kiến xuất hiện.

- Nông dân nhận ruộng của địa chủ để cày cấy nhưng phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ gọi là tô ruộng đất, chế độ phong kiến Trung Quốc được xác lập.

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Hoàn thành bảng thể hiện các triều đại của Trung Quốc từ thế kỉ VII-XIX?

Thời gian

Triều đại

618 - 907

 

907 - 960

 

960 - 1279

 

1271 - 1368

 

1368 - 1644

 

1644 - 1911

 

Trả lời:

Thời gian

Triều đại

618 - 907

Nhà Đường

907 - 960

Thời Ngũ đại

960 - 1279

Nhà Tống

1271 - 1368

Nhà Nguyên

1368 - 1644

Nhà Minh

1644 - 1911

Nhà Thanh

 

Câu 2: Nhà Đường được thành lập trong hoàn cảnh nào? Em có nhận xét gì về Trung Quốc dưới thời nhà Đường?

Trả lời:

- Hoàn cảnh: nhân lúc nhà Tùy khủng hoảng, năm 618 Lý Uyên đã khởi binh lập ra nhà Đường

- Trung Quốc dưới thời nhà Đường đạt đến sự thịnh vượng, phát triển.

Câu 3: Hãy nêu những biểu hiện cho thấy sự phát triển thịnh vượng về kinh tế của Trung Quốc thời Đường?

Trả lời:

Sự phát triển thịnh vượng về kinh tế của Trung Quốc thời Đường:

- Về nông nghiệp:

+ Nhà nước thực hiện chính sách giảm thuế cho nông dân.

+ Nhà nước thực hiện chính sách quân điền, tức là lấy ruộng đất công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân.

+ Nhiều kĩ thuật canh tác mới được áp dụng nhằm tăng năng suất lao động.

- Về thủ công nghiệp:

+ Nhiều xưởng thủ công luyện sắt, đóng thuyền,... với hàng chục người làm việc xuất hiện.

+ Nhiều thành thị ngày càng phồn thịnh như Trường An, Lạc Dương,...

- Về ngoại thương được mở rộng:

+ Nhà Đường có quan hệ buôn bán với hầu hết các nước châu Á.

+ Thời Đường, “Con đường Tơ lụa” nổi tiếng trong lịch sử hình thành.

 

Câu 4: Em có nhận xét gì về tình hình Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX qua các triều đại phong kiến?

Trả lời:

Nhận xét chung

- Các triều đại phong kiến thời Đường, Tống, Nguyên, Minh – Thanh

- Thời Đường: Xã hội phong kiến Trung Quốc đạt đến đỉnh cao, thịnh vượng.

- Thời Tống: Đất nước thống nhất sau hơn nửa thế kỉ chia cắt, xã hội không còn phát triển như thời Đường. – Thời Minh – Thanh: Là thời kì có nhiều thăng trầm, biến động ở Trung Quốc, đánh dấu sự suy vong của chế độ phong kiến.

Câu 5: Tổ chức bộ máy Nhà nước dưới thời Đường như thế nào?

Trả lời:

Tổ chức bộ máy Nhà nước dưới thời Đường:

- Tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa phương.

- Luật pháp được hoàn thiện

- Nhà nước mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài làm quan

 

  1. VẬN DỤNG

Câu 1: Chính sách đối ngoại của Trung Quốc thời Đường là gì?

Trả lời:

Chính sách đối ngoại của Trung Quốc thời Đường:

- Sau khi ổn định trong nước nhà Đường đem quân chiếm Nội Mông chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố chế độ cai trị ở An Nam…

- Từ cuối thế kỉ VII, nhà Đường tiến hành các cuộc viễn chinh quân sự dọc theo “con đường Tơ lụa” xâm nhập vào vùng sa mạc phía Tây.

- Năm 751, quân đội nhà Đường đã đụng độ với các đạo quân Hồi giáo tại khu vực Trung Á. Đây là tham vọng lớn nhất của nhà Đường để mở rộng lãnh thổ về phía Tây.

Câu 2: Kinh tế Trung Quốc thời Minh, Thanh phát triển như thế nào?

Trả lời:

Sự phát triển kinh tế dưới thời Minh-Thanh:

- Nông nghiệp:

+ Gia tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng.

+ Các vua đầu triều Minh-Thanh thường giảm thuế khóa, chia ruộng đất cho nông dân, chú trọng thủy lợi.

+ Luân canh cây trồng, nhập nhiều giống mới, xây nhiều đồn điền chuyên trồng ngũ cốc, chè, bông…

- Thủ công nghiệp:

+ Phát triển. Nhiều mặt hàng nổi tiếng: tơ lụa, đồ sứ, đóng thuyền, làm giấy,...

+ Xưởng thủ công xuất hiện khắp nơi, chủ yếu ở thành thị, hình thành khu vực chuyên môn hóa sản xuất

- Thương mại:

+ Buôn bán trong và ngoài nước phát triển mạnh.

+ Thương nhân Trung Quốc đen hàng hóa, trao đổi buôn bán với thế giới.

+ Cuối triều Minh, sang triều Thanh, hoạt động buôn bán với bên ngoài bị hạn chế

Hoạt động thương mại ở Trung Quốc thời Thanh bị cấm đoán. Mầm mống Tư bản chủ nghĩa xuất hiện nhưng không phát triển được.

 

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Em có nhận xét gì về diện tích đất canh tác dưới thời vua Càn Long (nhà Thanh)?

Trả lời:

Dưới thời vua Càn Long (nhà Thanh) diện tích đất canh tác của Trung Quốc đạt 7,35 triệu khoảnh ruộng (diện tích đất mỗi khoảnh gần 100 mẫu). Đây là thời kì có quy mô đất nông nghiệp lớn nhất trong các triều đại phong kiến ở Trung Quốc.

 

Câu 2: Điểm khác biệt nổi bật nhất của kinh tế thời Minh – Thanh so với thời Đường là gì?

Trả lời:

Điểm khác biệt nhất của kinh tế thời Minh – Thanh so với kinh tế thời Đường đó là: mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện.

 

 

 

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay