Câu hỏi tự luận lịch sử 7 cánh diều Bài 7: Văn hóa Trung Quốc

Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 7: Văn hóa Trung Quốc.  Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 7 cánh diều.

CHƯƠNG 2: TRUNG QUỐC TỪ THẾ KỈ VII

ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

BÀI 7: VĂN HÓA TRUNG QUỐC

I. NHẬN BIẾT

Câu 1: Theo em tôn giáo nào thống trị đời sống chính trị, xã hội Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX? Nêu biểu hiện.

Trả lời:

- Nho giáo là hệ tư tưởng thống trị trong đời sống chính trị, xã hội Trung Quốc.

- Biểu hiện: Thời Tùy, Đường, hệ thống khoa cử được mở rộng, từng bước đưa các nho sĩ trở thành trụ cột của nền hành chính. Nho giáo cũng thúc đẩy sự phát triển của tri thức và văn hoá Trung Quốc.

Câu 2: Em có nhận xét gì về tư tưởng và tôn giáo chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX?

Trả lời:

- Nho giáo là hệ tư tưởng thống trị trong đời sống chính trị, xã hội Trung Quốc. Thời Tùy, Đường, hệ thống khoa cử được mở rộng, từng bước đưa các nho sĩ trở thành trụ cột của nền hành chính. Nho giáo cũng thúc đẩy sự phát triển của tri thức và văn hoá Trung Quốc.

- Dưới thời Đường, Phật giáo rất thịnh hành và được đông đảo các tầng lớp xã hội tôn sùng. Nhiều vị hoàng đế cho xây chùa, đúc chuông, tạc tượng, in kinh Phật.

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Hoàn thiện bảng thể hiện những thành tựu văn hóa Trung Quốc thời phong kiến:

Lĩnh vực

Thành tựu

Tư tưởng- tôn giáo

 

Sử học

 

Văn học

 

Khoa học kĩ thuật

 

Kiến trúc, điêu khắc

 

Trả lời

Lĩnh vực

Thành tựu

Tư tưởng- tôn giáo

- Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống, giữ vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng phong kiến Trung Quốc. Là công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến. 

- Phật giáo tiếp tục phát triển, thịnh đạt nhất dưới thời Đường. Nhiều vị vua tôn sùng đạo Phật, cho xây chùa, đúc tượng, in kinh,... 

Sử học

Thời Đường, cơ quan ghi chép sử được thành lập. Nhiều bộ sử thi lớn được biên soạn như: Minh sử, Thanh thực lục, Tứ khổ toàn thư,...

Văn học

- Thơ phát triển mạnh dưới thời Đường. Tiêu biểu là các nhà thơ Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,... 

- Tiểu thuyết phát triển mạnh ở thời Nguyên đến thời Thanh. Tiêu biểu là các tác phẩm: Thủy hử của Thi Nại Am, Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng 

của Tào Tuyết Cần,... 

Khoa học kĩ thuật

Đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực hàng hải, nghề in, làm giấy, gốm, dệt, luyện sắt,... và kĩ thuật xây dựng các cung điện phục vụ cho chế độ phong kiến. 

Kiến trúc, điêu khắc

- Xây dựng nhều cung điện cổ kính, nổi tiếng với phong cách đặc sắc như: Cố Cung Viên Minh Viên, Tử Cấm Thành,... 

- Những bức họa đạt tới đỉnh cao, những bức tượng Phật tinh xảo, sinh động,... đã chứng tỏ sự tài hoa và sáng tạo của nghệ nhân Trung Quốc. 

 

Câu 2: Trình các phát minh lớn của Trung Quốc thời phong kiến?

Trả lời

- Trung Quốc thời phong kiến có bốn phát minh lớn:

Lĩnh vực

Phát minh

Về giấy

+ Đến thế kỉ I TCN, nhờ sự phát triển của nghề dệt tơ tằm, nhân dân lao động Trung Quốc đã phát minh được cách làm một loại giấy thô sơ bằng tơ. 

+ Đến năm 105, một viên quan hoạn thời Đông Hán là Thái Luân phát minh ra cách dùng vỏ cây, lưới cũ, giẻ rách... để làm giấy. Từ đó nghề sản xuất giấy trở thành một nghề mới, tạo điều kiện cần thiết cho sự phát triển nhanh chóng của nền văn hóa Trung Quốc. 

+ Đến thế kỉ VIII, kĩ thuật làm giấy của Trung Quốc được truyền sang Ả Rập và sau đó truyền đến các nước Tây Âu. 

Về kĩ thuật in

+ Bắt đầu được phát minh từ thời Đường, nhưng bấy giờ người ta chỉ mới biết in bằng bản khắc trên gỗ. 

+ Đến giữa thế kỉ XI (thời Tống), một người dân thường tên là Tất Thăng phát minh ra cách in chữ rời bằng đất sét nung. 

+ Phát minh của Tất Thăng là một tiến bộ nhảy vọt của nghề in, tuy vẫn còn một số nhược điểm. Đến đầu thế kỉ XIV, nhược điểm đó được khắc phục. 

Về la bàn

+ Vào thế kỉ X, người Trung Quốc bắt đầu biết dùng sắt mài lên đá nam châm để thu từ tính rồi dùng miếng sắt đó vào việc làm la bàn. La bàn lúc bấy giờ còn rất thô sơ. 

+ Lúc đầu người ta cắt miếng sắt có từ tính thử để nổi trong bát nước hoặc treo bằng sợi tơ ở chỗ kín gió. 

+ La bàn được phát minh đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc đi biển, bởi vậy từ đó về sau nghề hàng hải của Trung Quốc phát triển rất mạnh mẽ. 

Về phát minh ra thuốc súng

+ Từ xưa, người Trung Quốc vẫn tin rằng người ta có thể luyện được vàng và thuốc trường sinh bất lão. 

+ Đến thời nhà Đường, mục đích chính của họ không đạt được mà lại thường gây nên những vụ nổ, do sự tình cờ đó người ta đã tìm ra được một chất liệu mới, đó là thuốc súng. 

+ Đến đầu thế kỉ X, thuốc súng bắt đầu được dùng để làm vũ khí, và đến đời Tống thì được ứng dụng rộng rãi vào lĩnh vực quân sự. 

 

Câu 3: Em hãy kể tên các công trình kiến trúc nổi tiếng trở thành biểu tượng của văn hóa Trung Quốc? Nêu hiểu biết của em về một trong những công trình kiến trúc đó.

Trả lời

- Các công trình kiến trúc nổi tiếng trở thành biểu tượng của văn hóa Trung Quốc: Vạn Lý Trường Thành, lầu Hoàng Hạc, chùa Thiếu Lâm, Tử Cấm Thành…

- Hiểu biết về Tử Cấm Thành (Bắc Kinh, Trung Quốc): được xây dựng dưới thời Minh, đây là nơi ở của hoàng đế và hoàng gia Trung Quốc trong hơn 5 thế kỉ. Theo một số ghi chép toàn bộ công trình có 9 999 gian phòng gắn với quan niệm Thiên tử là con Trời và chỉ ở Thiên cung mới có 10 000 phòng.

Câu 4: Vì sao Nho giáo lại trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến?

Trả lời

Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc bởi nó giúp ổn định trật tự xã hội trên cơ sở những nguyên tắc mà bắt buộc mọi tầng lớp trong xã hội phải tuân theo.

Câu 5: Văn hóa Trung Quốc đã có những đóng góp quan trọng nào cho lịch sử nhân loại?

Trả lời

Văn hóa Trung Quốc đã có những đóng góp trọng cho lịch sử nhân loại:

- Nho giáo: Tư tưởng Nho giáo ảnh hưởng không chỉ với Trung Quốc mà còn ảnh hưởng đến nhiều nước ở châu Á như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam. Chi phối các lĩnh vực, chính trị, xã hội văn hóa nghệ thuật.

- Tứ đại phát minh: la bàn, nghề in, nghề làm giấy, thuốc súng đã ảnh hưởng quan trọng đến văn minh nhân loại. Thậm chí thuốc súng, la bàn còn được truyền bá sang tận phương Tây.

- Các tác phẩm văn sử học, công trình nghệ thuật ngoài việc có ảnh hưởng đến bên ngoài, còn được giữ gìn đến tận ngày nay.

- Các đóng góp của văn hóa Trung Quốc đã đóng góp thêm tri thức, sự phong phú đa dạng vào nền văn hóa nhân loại.

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Giới thiệu một công trình tiêu biểu của Trung Quốc được UNESCO ghi danh là Di sản Thế giới?

Trả lời

Giới thiệu về tượng Phật Lạc Sơn ở Tứ Xuyên của Trung Quốc: tượng Phật Lạc Sơn được tạc dựng trong hơn 90 năm dưới thời Đường. Với chiếu cao 71m đây là bức tượng Phật lớn nhất trên thế giới và là một trong những thành tựu tiêu biểu về nghệ thuật điêu khắc Phật giáo của văn hóa Trung Quốc. Năm 1996, công trình này được UNESCO ghi danh là Di sản Thế giới.

Câu 2: Nhà thơ nào được mệnh danh là “Thi tiên” của nền văn học Trung Quốc thời phong kiến? Trình bày hiểu biết của em về nhà thơ này.

Trả lời

- Nhà thơ được mệnh danh là “Thi tiên” của nền văn học Trung Quốc thời phong kiếnlà Lý Bạch.

- Hiểu biết về nhà thơ Lý Bạch: Lý Bạch là một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất thời đường tại Trung Hoa. Ông được hậu thế gọi là "Thi tiên" (tức là tiên thơ). Đến nay thì thơ Lý Bạch còn trên dưới 1000 bài với một số tác phẩm tiêu biểu như Tương Tiến Tửu, Hiệp khách hành, Thanh Bình Điệu, Hành lộ nan...Thơ Lý Bạch thích viển vông, phóng túng, ít đụng chạm đến thế sự mà thường vấn vương hoài cổ, tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp, cảm thông cho người chinh phụ, về tình bạn hữu, nhớ quê hương…

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Em hãy nêu những nội dung cơ bản của Nho giáo?

Trả lời

Những nội dung cơ bản của Nho giáo:

– Chủ trương dùng đạo đức để cai trị và duy trì tôn ti trật tự xã hội.

– Duy trì kỉ cương xã hội trên cơ sở phải tuân theo:

+ Tam cương – tức là coi trọng 3 mối quan hệ cơ bản: vua – tôi, cha – con, chồng – vợ

+ Con người phải tuân theo ngũ thường là 5 đức tính của người quân tử, gồm: nhân, lễ, nghĩa, chí, tín

+ Người phụ nữa phải tuân theo Tam tòng: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử và tứ đức là công, dung, ngôn, hạnh.

Câu 2: “Tứ đại danh tác” của Trung Quốc là gì?

Trả lời

Tứ đại danh tác” của văn học Trung Quốc là:

+ Tiểu thuyết Thủy hử (của Thi Nại Am)

+ Tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa (của La Quán trung)

+ Tiểu thuyết Tây du kí (của Ngô Thừa Ân)

+ Tiểu thuyết Hồng lâu mộng (của Tào Tuyết Cần).

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay