Câu hỏi tự luận lịch sử 7 cánh diều Bài 20: Việt Nam thời Lê Sơ (1428-1527)
Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 20: Việt Nam thời Lê Sơ (1428-1527). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 7 cánh diều.
Xem: => Giáo án lịch sử 7 cánh diều (bản word)
CHƯƠNG 6: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XV ĐẾN
ĐẦU THẾ KỈ XVI
BÀI 20: VIỆT NAM THỜI LÊ SƠ (1428-1527)
I. NHẬN BIẾT
Câu 1: Dưới thời Lê Sơ, sự kiện nào đã khôi phục lại quốc hiệu của nước ta?
Trả lời:
Sự kiện đã khôi phục lại quốc hiệu của nước ta dưới thời Lê Sơ: năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, thành lập nhà Lê sơ, đặt niên hiệu Thuận Thiên, khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt.
Câu 2: Bộ “Quốc triều hình luật” (còn gọi là: “Luật Hồng Đức”) được biên soạn và ban hành dưới thời vua nào?
Trả lời:
Bộ “Quốc triều hình luật” (còn gọi là: “Luật Hồng Đức”) được biên soạn và ban hành dưới thời vua Lê Thánh Tông (Hồng Đức là niên hiệu của vua Lê Thánh Tông).
II. THÔNG HIỂU
Câu 1: Mục đích của nhà nước phong kiến Đại Việt khi dựng bia Tiến sĩ trong Văn Miếu?
Trả lời:
- Mục đích của việc lập bia tiến sĩ là để:
+ Vinh danh những người đỗ đạt cao trong các kì thi do nhà nước tổ chức.
+ Khuyến khích, cổ vũ tinh thần học tập, thi cử của quần chúng nhân dân.
+ Răn đe quan lại phải có trách nhiệm với với dân cho xứng với bảng vàng.
Câu 2: Những điểm mới về kinh tế, xã hội thời Lê Sơ là gì?
Trả lời:
- Kinh tế:
- Nhà Lê đã cho quân về quê làm ruộng, kêu gọi dân phiêu tán trở lại làng quê của mình, khôi phục xóm làng, sản xuất…
- Nhà nước ban hành chính sách quân điền (lấy ruộng đất công làng xã chia cho nông dân)
- Đặt các chức quan: khuyến nông sứ, Đồn điền sứ, Hà đê sứ trông coi sản xuất nông nghiệp
- Ngoại thương phát triển ở các cảng biển như: Vân Đồn, Vạn Ninh, Hội Thống.
- Xã hội:
- Sự phân hóa xã hội thành hai giai cấp ngày càng rõ rệt: vua quan, địa chủ và nông dân (tự do và phụ thuộc)
- Số thợ thủ công, thương dân đông đảo hơn trước số nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội giảm dần.
Câu 3: Trình bày tình hình văn hóa giáo dục thời Lê Sơ?
Trả lời:
Lĩnh vực | Nội dung |
1. Tôn giáo | - Nho giáo được đề cao, chiếm địa vị độc tôn trong xã hội. - Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế. |
2. Văn học | – Văn học chữ Hán tiếp tục phát triển và giữ ưu thế, có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Quỳnh Uyển cửu ca của Hội Tao Đàn,... – Văn học chữ Hán có những tác phẩm nổi tiếng: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quỳnh uyển cửu ca,... – Văn học chữ Nôm có Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, Thập giới cô hồn quốc ngữ văn,... - Văn học thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc. |
3. Sử học và địa lí | – Lam Sơn thực lục của Nguyễn Trãi, Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sỹ Liên, Dư địa chỉ của Nguyễn Trãi, Hồng Đức bản đồ, An Nam bình thăng đồ,... |
4. Toán học | Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp. |
5. Y học | Bản thảo thực vật toát yếu. |
6. Nghệ thuật sân khấu | Ca, múa, nhạc, chèo, tuồng. Nhã nhạc cung đình ngày càng phát triển. |
7. Kiến trúc | – Kiến trúc tiêu biểu được xây dựng ở kinh đô Thăng Long, Lam Kinh (Thanh Hóa). – Nghệ thuật điêu khắc trên đá, gỗ, đồ gốm,... tinh xảo với nhiều tác phẩm được lưu truyền đến ngày nay. |
8. Giáo dục | – Xây dựng lại Quốc Tử Giám ở kinh thành Thăng Long. – Tổ chức đều đặn các khoa thi Tiến sĩ để tuyển chọn quan lại. – Cho lập bia Văn Miếu – Quốc Tử Giám để tôn vinh những người đỗ đạt. |
Câu 4: Nhận xét về sự hoàn thiện nhà nước phong kiến Việt Nam thời Lê Sơ?
Trả lời:
- Trong thời gian xây dựng và phát triển đất nước, nhà Lê Sơ củng cố bộ máy chính quyền ổn định tình hình xã hội ban hành chính sách luật pháp, phát huy vai trò tích cực của giai cấp phong kiến ở thời kì đang đi lên.
- Nhà Lê có tổ chức bộ máy chính quyền nhà nước hoàn chỉnh hơn, dễ cai quản hơn
- Việc ban hành Bộ Luật Hồng Đức nhằm bảo vệ quyền thống trị của nhà nước phong kiến tập quyền, bảo vệ tôn ti trật tự phong kiến theo tinh thần Nho giáo
- Đối với nước ngoài nhà Lê sơ thực hiện chính sách mềm mỏng nhưng kiên quyết trên lập trường toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền đất nước.
Câu 5: Vua Lê Thánh Tông bãi bỏ một số chức vụ cao cấp như tể tướng, đại tổng quản, đại hành khiển nhằm mục đích gì?
Trả lời:
Vua Lê Thánh Tông bãi bỏ một số chức vụ cao cấp như tể tướng, đại tổng quản, đại hành khiển nhằm mục đích tập trung mọi quyền hành vào tay vua.
III. VẬN DỤNG
Câu 1: Hãy kể tên một số danh nhân văn hóa tiêu biểu thời Lê sơ và những đóng góp của họ đối với sự phát triển của văn hóa dân tộc?
Trả lời:
Nhân vật | Đóng góp |
Nguyễn Trãi | -Tư tưởng nhân nghĩa, thương dân - Tác phẩm: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú,… |
Lê Thánh Tông | - Hoàng đế anh minh, tài năng, tiến hành cải cách để đưa thời kì ông cai trị đạt đến đỉnh cao của chế độ quân chủ chuyên chế. - Sáng lập hội Tao Đàn, để lại 300 bài thơ chữ Hán, Hồng Đức quốc âm thi tập bằng chữ Nôm |
Ngô Sỹ Liên | Đại Việt sử kí toàn thư |
Lương Thế Vinh | Đại Thành toán pháp, Thiển môn giáo khoa… |
Câu 2: Kể tên một số tác phẩm văn học nổi tiếng được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm của Đại Việt thời Lê Sơ?
Trả lời:
- Tác phẩm văn học nổi tiếng bằng chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo…
- Tác phẩm văn học nổi tiếng bằng chữ Nôm: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập…
Câu 3: Em hiểu phép quân điền là gì?
Trả lời:
Dưới thời Lê sơ, việc định kì chia đều ruộng công làng xã được gọi là phép quân điền.
IV. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Hãy cho biết tình hình thủ công nghiệp, thương nghiệp của Đại Việt thời Lê Sơ?
Trả lời:
Thủ công nghiệp | Thương nghiệp |
- Phát triển nhiều ngành nghề thủ công truyền thống ở làng xã, kinh đô Thăng Long. - Nhiều làng nghề thủ công chuyên nghiệp ra đời. | – Trong nước: khuyến khích lập chợ, họp chợ. - Ngoại thương: buôn bán với nước ngoài được duy trì, tuy nhiên được kiểm soát chặt chẽ. |
Câu 2: Khái quát luật pháp nước ta qua các triều đại Lý, Trần, Lê Sơ?
Trả lời:
- Thời Lý, năm 1402 vua Lý Thái Tông ban hành bộ Hình thư. Đây là bộ luật thành văn đầu tiên của Đại Việt.
- Thời Trần, năm 1230 vua Trần Thái Tông cho soạn bộ Hình luật.
- Thời Lê sơ, năm 1483 với sự ra đời của Quốc triều hình luật, luật pháp trở thành hệ thống chuẩn mực nhằm duy trì và bảo vệ quyền lợi cho tầng lớp thống trị cũng như trật tự xã hội.
=> Giáo án lịch sử 7 cánh diều bài 20: Việt Nam thời Lê sơ (1428-1527)