Câu hỏi tự luận Lịch sử 8 chân trời sáng tạo bài 22: Trào lưu cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 22: Trào lưu cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo.

Xem: => Giáo án lịch sử 8 chân trời sáng tạo

BÀI 22: TRÀO LƯU CẢI CÁCH Ở VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX

 (13 câu)

 

  1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Trình bày tình hình của Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX.

Trả lời:

Tình hình của Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX:

Vào những năm 60 của thế kỉ XIX:

- Thực dân Pháp ráo riết mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Nam Kì, chuẩn bị tấn công đánh chiếm cả nước ta.

- Triều đình Huế vẫn tiếp tục thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu.

à Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.

Cụ thể:

+ Chính trị: bộ máy chính quyền mục mát từ trung ương đến địa phương.

+ Kinh tế: nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ, tài chính cạn kiệt.

+ Xã hội: đời sống nhân dân khốn khổ, mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt.

à Tình hình trên làm cho các cuộc khởi nghĩa của nông dân lại tiếp tục bùng nổ dữ dội trong những năm cuối thế kỉ XIX.

Câu 2: Nguyên nhân nào dẫn đến việc các sĩ phu yêu nước lại đưa ra các đề nghị cải cách.  

Trả lời:

Nguyên nhân các sĩ phu yêu nước đưa ra các đề nghị cải cách:

- Tình trạng đất nước ngày một nguy khốn: kinh tế, chính trị, xã hội ngày càng rối ren.

- Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho đất nước giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công ngày càng dồn dập của kẻ thù.

- Các sĩ phu là những người thông thái, đi nhiều, biết nhiều, đã từng được chứng kiến những thành tựu của nền văn hoá phương Tây và nhận thấy canh tân đất nước là việc làm cấp bách lúc bấy giờ.

Câu 3: Phan Bội Châu đã có những hoạt động yêu nước nào trong những năm đầu thế kỉ XX?

Trả lời:

Những hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu trong những năm đầu thế kỉ XX:

- Năm 1904: Phan Bội Châu cùng các nhà yêu nước khác thành lập Hội Duy tân với mục đích đấu tranh, lập nên nước Việt Nam độc lập.

- Năm 1905:

+ Phan Bội Châu sang Nhật Bản nhờ giúp đỡ về khí giới, tiền bạc để đánh Pháp.

+ Hội Duy tân phát động phong trào Đông du, đưa các thanh niên Việt Nam yêu nước sang Nhật học tập.

- Năm 1909: Phan Bội Châu bị trục xuất khỏi Nhật Bản, phong trào tan rã.

- Năm 1912: Phan Bội Châu đã thành lập Việt Nam Quang phục hội, nhằm “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục Việt Nam, thành lập Cộng hoà Dân quốc Việt Nam”.

- Đầu năm 1913:

+ Quang phục hội đã đưa người về nước nhằm thực hiện một số cuộc ám sát các tên thực dân đầu sỏ và tay sai, nhưng thất bại.

+ Phan Bội Châu bị bắt và bị tù ở Quảng Đông. Giai đoạn hoạt động cách mạng sôi nổi nhất của ông chấm dứt.

Câu 4: Phan Châu Trinh đã có những hoạt động yêu nước nào trong những năm đầu thế kỉ XX?

Trả lời:

Những hoạt động yêu nước của Phan Châu Trinh trong những năm đầu thế kỉ XX:

- Năm 1906: Phan Châu Trinh cùng nhóm sĩ phu tiến bộ mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì với chủ trương dựa vào Pháp để cải cách nhằm “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh“. Cuộc vận động Duy tân diễn ra trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội.

- Ông chủ trương tuyên truyền mở mang công thương nghiệp, phát triển sản xuất, mở trường học kiểu mới, tổ chức diễn thuyết về các đề tài sinh hoạt xã hội, đả phá hủ tục lạc hậu, hô hào cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn, chế giễu bọn quan tham,...

- Cuộc vận động Duy tân đã châm ngòi cho phong trào chống sưu thuế của nhân dân Trung Kì (1908).

- Thực dân Pháp thẳng tay đàn áp, bắt nhiều nhà yêu nước trong đó có Phan Châu Trinh, phong trào tan rã.

Câu 5: Em hãy kể tên những sĩ phu tiêu biểu với ý tưởng cải cách của họ.  

Trả lời:

 

Thời gian

Tên quan lại, sĩ quan

Nội dung cải cách

 

 

1868

Trần Đình Túc

Nguyễn Huy Tế

Xin mở cửa biển Trà Lý (Nam Định)

 

Đinh Văn Điền

Xin đẩy mạnh khẩn khai ruộng hoang, khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.

1872

Viện Thương Bạc

(cơ quan ngoại giao)

Xin mở ba cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để thông thương với bên ngoài.

 

 

1863 – 1871

 

 

Nguyễn Trường Tộ

Gửi lên triều đình 30 văn bản điều chỉnh: chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công, thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục,..

 

1877 – 1882

 

Nguyễn Lộ Trạch

Dâng 2 bản “Thời vụ sách”, đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

 

 

  1. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Vì sao những cải cách của các sĩ phu yêu nước không được thực hiện.

Trả lời:

- Muốn cải cách thành công phải có sự đồng thuận từ trên xuống; quyết tâm của người lãnh đạo; ủng hộ của quần chúng nhân dân.

- Phải có những điều kiện thuận lợi đảm bảo cho công cuộc cải cách giành thắng lợi; những đề nghị cải cách phải phù hợp với đất nước.

- Các đề nghị cải cách nói trên còn mang tính lẻ tẻ, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa đụng chạm tới những vấn đề cơ bản của thời đại; giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt nam là nhân dân ta với thực dân Pháp, nông dân với địa chủ phong kiến.

- Cải cách Duy tân cuối thế kỉ XIX, thiếu sự quyết tâm của triều đình, do triều đình Nguyễn còn bảo thủ, không chịu thích ứng với hoàn cảnh, không chịu thay đỏi trước những biến đổi của thời đại.

- Điều này làm cản trở sự phát triển của những tiền đề mới, khiến xã hội chỉ luẩn quẩn trong vòng bế tắc không có lối ra.

- Hơn nữa, những đề nghị cải cách chưa đủ khả năng thắng tư tưởng bảo thủ.

- Dù không thực hiện được, song những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX đã gây được tiếng vang lớn, ít nhất cũng đã dám tấn công vào những tư tưởng bảo thủ.

- Phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết thức thời.

Câu 2: Trước những bản cải cách do các sĩ phu yêu nước dâng lên, vua Tự Đức đã có những hành động như thế nào, những hành động đó đã được làm một cách triệt để hay chưa?

Trả lời:

Trước những bản cải cách được sĩ phu yêu nước dâng lên triều đình mong để cải tiến đất nước, vua Tự Đức cũng đã triển khai cải cách một số lĩnh vực như khai mỏ, mua tàu máy hơi nước, cử người đi học ngoại ngữ, học nghề, chiêu mộ nhân tài biết kĩ nghệ, biết tiếng nước ngoài,… Tuy nhiên những việc làm của nhà vua lại chỉ mang tính nửa vời, chưa mang lại được các kết quả xác thực.

Câu 3: Nêu những nội dung chính trong cải cánh của nguyễn trường tộ, em có nhận xét gì về những đề nghị cải cách của ông.

Trả lời:

-Nội dung chính trong đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ :

+ Từ năm 1863 - 1871, Nguyễn Trường Tộ đã dâng lên Triều đình 30 bản điều trần, bao gồm những nội dung cơ bản : chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công - nông - thương nghiệp, chỉnh đốn võ bị, đoàn kết lương giáo, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục.

-Nhận xét :

+Những đề nghị của Nguyễn Trường Tộ là sự kết hợp của 3 yếu tố : kính chúa, yêu nước, kiến thức sâu rộng do ông được đi ra nước ngoài từ sớm nên có cái nhìn thức thời, tiến bộ

+Những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ rất toàn diện, đề cập tới những vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục,ngoại giao, tôn giáo.

+Những đề nghị của Nguyễn Trường Tộ, trong đó có những đề nghị có thể thực hiện được.

Ví dụ: Thay đổi chứng kiến, quan niệm, khai thác nguồn lực của các nước, của dân, chấn chỉnh giáo dục ... không đòi hỏi quá nhiều tiền của mà chỉ cần đòi quyết tâm vào sự nghiệp đổi mới đất nước. Tuy nhiên thực tế không diễn ra như vậy.

Câu 4: Mặc dù không được thực hiện nhưng những trào lưu cải cách đã để lại ý nghĩa, tầm ảnh hưởng như thế nào?

Trả lời:

Mặc dù không thực hiện được nhưng những ý tưởng cải cách của các sĩ phu yêu nước đã để lại những ý nghĩa:

+ Đã gây được tiếng vang lớn, đánh vào những tư tưởng bảo thủ của mọi người lúc bấy giờ.

+ Phản ánh trình độ của người Việt Nam lúc bấy giờ, hiểu biết thức thời.

Câu 5: Những hạn chế của những bản cải cách được dâng lên triều đình lúc bấy giờ là gì?

Trả lời:

Những hạn chế của các phong trào cải cách cuối thế kỉ XIX:

+ Các đề nghị cải cách vẫn mang tính lẻ tẻ, rời rạc.

+ Không giải quyết được mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân và địa chủ phong kiến.

  1. VẬN DỤNG (2 câu)

Câu 1: Trình bày suy nghĩ của em về nguyên nhân khách quan dẫn đến sự thất bại của các phong trào cách tân của các sĩ phu yêu nước cuối thế kỉ XIX.  

Trả lời:

Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự thất bại của các phong trào cách tân:

Những nguyên nhân thuộc về truyền thống văn hóa, lịch sử của dân tộc

Truyền thống văn hóa của Việt Nam giai đoạn thế kỉ XIX hầu hết vẫn chìm trong sự khủng hoảng của chế độ phong kiến với các tư tưởng bảo thủ, tư tưởng Nho Giáo hệ tư tưởng để cai trị đất nước đã bị lỗi thời so với thời đại, trong khi các nước tiên tiến đã phát triển và tiến hành các cuộc cải cách sâu rộng để nâng cao được nền văn hóa, quản lí đất nước.

Việc kinh doanh trong nước bị đình trệ, không mở cửa thông thương với các quốc gia lân cận, chợ triều vắng vẻ, người dân chỉ quanh quẩn buôn bán trong nước, chỉ buôn bán các mặt hàng hóa lặt vặt.

Người dân ít nhìn xa trông rộng, không biết được sự phát triển bên ngoài ngư thế nào, cứ hư hư giữ lấy cái của mình là đúng, là hay nhưng không biết rằng những điều đó đã lạc hậu và bị bỏ lại phía sau.

Những suy nghĩ lạc hậu và cố thủ đã khiến cho các nhân tài của đất nước có mà không có được môi trường để phát triển vượt ra khỏi được cái cũ tiến lên cái mới để tiến bộ hơn.

Nguyên nhân thuộc về hoàn cảnh xã hội và lịch sử thời bấy giờ

Cuộc cải cách bùng nổ sau khi Nam Kì đã mất, tiềm lực quốc gia hao mòn quá lớn, nguồn tài chính cạn kiệt, mất mùa đói kém triền miên, dân chúng  nổi lên khắp nơi.

à  Sự đầu tư cho cuộc cách tân không đủ, những hành động tiến hành cải cách thực hiện nửa chừng, tiến hành không đồng bộ.

Vốn tri thức về khoa học kĩ thuật ít, không nắm được cách tổ chức, quản lý, tay nghề còn non nớt,…nên các cải cách làm đến đâu khó đến đấy.

Bị thực dân Pháp ngăn cản, cấm đoán và phá hoại nên gặp nhiều khó khăn.

Nguyên nhân chủ quan

Các ý tưởng về cải cách đặt nặng các ảnh hưởng bên ngoài mà thiếu cơ sở vật chất để tiếp nhận từ bên trong.

Nội dung các cuộc cải cách không hề đả động gì đến các yêu cầu cơ bản của lịch sử Việt Nam è Không giải quyết được các mâu thuận của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ è Không huy động được sức mạnh cải cách của toàn dân, mà chỉ diễn ra ở một bộ phận quan lại ít ỏi trong triều đình.

Tính bảo thủ của nhà vua và các quan lại trong triều đình, lo ngại về việc có người giỏi hơn mình sẽ bị mất đi quyền lợi.

Các ý tưởng cải cách mang tính tư sản nhưng người lãnh đạo và quần chúng bản thân vẫn là giai cấp phong kiến.

è Các ý tưởng cải cách không được thực hiện thành công.

Câu 2: Em hãy cho biết trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc các cải cách không được thực hiện thành công.

Trả lời:

Nguyên nhân thất bại của các ý tưởng cải cách thời đó là kết quả của nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, tuy nhiên không thể không kể đến một phần trách nhiệm thuộc về triều đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ.

Hệ tư tưởng của nhà vua quá gần không thể nhìn xa được, do tư tưởng giai cấp bảo thủ chi phối, tư tưởng Nho Gíao đã ăn sâu vào tiềm thức của những người lạc hậu hiện thời.

Để thực hiện được các cải cách đã được đưa ra điều thì nhà Nguyễn cần phải thay đổi cả hệ thống kiến trúc thượng tầng và hạ tầng cơ sở nên để làm việc gì mà gây ra các ảnh hưởng tới mình thì khó có thể thực hiện được.

è Triều đình nhà Nguyễn chính là đầu tàu nguyên nhân thất bại của các cải cách được đưa ra. Người cầm đầu không muốn thay đổi thì tất yếu các ý tưởng về sự thay đổi đưa ra khó lòng thực hiện được.

  1. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 1: Em hãy giới thiệu khái quát về Nguyễn Trường Tộ và khát vọng cách tân đất nước của ông. 

Trả lời:

Nguyễn Trường Tộ sinh năm 1830 mất năm 1871, xuất thân trong một gia đình Công giáo, cha làm nghề thuốc Đông y tại làng Bùi Chu (nay thuộc xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An). Nhà nghèo, nhưng bản tính thông minh, học hành chăm chỉ, ông sớm được truyền tụng là “Trạng Tộ” nức tiếng trong vùng. Năm 1855, cố đạo người Pháp là Gauthier (tên Việt là Ngô Gia Hậu) đã mời ông dạy chữ Hán cho Tu viện Xã Đoài, đồng thời dạy ông tiếng Pháp, đưa ông đi Xin-ga-po, Hồng Kông, qua Rôm và Pa-ri học các môn khoa học thường thức, thực nghiệm…Đương thời, ông là một trong những trí thức người Việt hiếm hoi được tiếp xúc trực tiếp, mắt thấy tai nghe với nhiều thành tựu văn minh, kỹ nghệ phương Tây. Chính những điều đó đã tác động mạnh mẽ đến Nguyễn Trường Tộ. Khi bước vào tuổi 30, ông đã có một vốn kiến thức rộng và sâu cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật; có hoài bão lớn, khát khao canh tân đất nước.

Những đề nghị cách tân của Nguyễn Trường Tộ khá toàn diện và bao quát toàn bộ các lĩnh vực:

- Về kinh tế, ông quan tâm trước tiên đến việc làm cho dân giàu, nước mạnh, bởi theo ông đó là điều kiện cần thiết để cứu nước, giữ nước. Ông đề nghị với triều đình mua sắm thuyền máy, cử người sang phương Tây học cách điều khiển và sửa chữa. Ông đề nghị bắt tay vào khai thác mỏ và thiết lập các nhà máy sản xuất hàng tiêu dùng để phát triển công nghiệp.

- Về nông nghiệp, coi trọng vấn đề cải tiến kỹ thuật, đặt chức “nông quan” phụ trách về nông nghiệp và thủy lâm tại các địa phương, phổ biến rộng rãi các kiến thức nông nghiệp cho nhân dân.

- Về thương nghiệp, thực hiện giao lưu hàng hóa cả ngoại thương và nội thương. Mở cửa thông thương và đầu tư, khai thác tiềm năng của đất nước. Khuyến khích xuất khẩu nông, lâm, hải và khoáng sản

- Về tài chính, công bằng và hợp lý trong việc thu thuế, đo đạc ruộng đất, kê khai dân số hằng năm để tránh thất thu và gian lận. Tăng thuế và đánh thuế thật nặng vào sòng bạc, rượu, thuốc lá và các hàng xa xỉ ngoại nhập để bảo vệ hàng nội địa, đánh thuế đối với nhà giàu.

- Trên lĩnh vực chính trị ông đề nghị sáp nhập một số tỉnh, huyện để tinh giản biên chế và tăng lương cho các viên chức, vẽ bản đồ cương giới, điều tra dân số và thống kê tất cả các mặt sinh hoạt của đất nước. Đề nghị lập thêm Bộ Nông nghiệp, Bộ Ngoại giao và tòa án phải được độc lập: Nhà vua chỉ có quyền ân xá chứ không kết án.

- Về quốc phòng, đề nghị tạm hòa với Pháp để củng cố lực lượng, xiết chặt hàng ngũ, tổ chức huấn luyện quân đội có mời chuyên gia phương Tây giúp, có chính sách đãi ngộ với quân đội, chế tạo vũ khí mới...

- Về ngoại giao, tạm nhượng bộ Pháp, thiết lập bang giao với các nước khác để tranh thủ tự lực, tự cường, chờ đợi thời cơ đánh đuổi kẻ thù.

- Về giáo dục, chủ trương phát động học tập và phổ biến rộng rãi kinh nghiệm,sáng kiến trong nhân dân, bổ sung một số môn học vào hệ thống giáo dục Gửi học sinh sang các nước học ngoại ngữ, các môn khoa học hiện đại. Dùng quốc âm thống nhất, biên soạn từ điển và phổ biến trong nhân dân cho dễ học, dễ hiểu.

- Về văn hóa, xã hội, lập nhà in, xuất bản sách, báo để nâng cao trình độ dân trí, đồng thời kiểm soát, hạn chế, cấm đoán các loại sách độc hại. xây dựng nếp sống văn hóa mới như vệ sinh đường sá. Ông cũng chống lại luật lệ không cho dân đi xe, đi giày. Đề xuất mỗi tỉnh lập một viện dục anh giao cho các giám mục quản lý...

=> Giáo án Lịch sử 8 chân trời bài 22: Trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Lịch sử 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay