Giáo án Lịch sử 8 chân trời bài 22: Trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

Giáo án bài 22: Trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX sách Lịch sử 8 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 8 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử 8 chân trời bài 22: Trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 22: TRÀO LƯU CẢI CÁCH Ở VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX

(1 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

HS học về:

  • Nguyên nhân đề nghị cải cách của quan lại, sĩ phu yêu nước.
  • Một số nội dung chính cải cách các quan lại, sĩ phu yêu nước.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng lược đồ 22.2, tư liệu 22.2 để tìm hiểu về nguyên nhân và một số nội dung chính trong các đề nghị cải cách của các quan lại, sĩ phu yêu nước vào cuối thế kỉ XIX.
  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Nhận biết được nguyên nhân đề nghị cải cách của các quan lại, sĩ phu yêu nước; Nhận biết được một số nội dung chính trong các đề nghị cải cách của các quan lại, sĩ phu yêu nước.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Thông qua việc tìm hiểu trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX, rút ra bài học cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
  1. Phẩm chất
  • Có thái độ phê phán cái cũ đã lỗi thời, lạc hậu, cản trở sự phát triển. Ủng hộ cải cách, đổi mới để phát triển.
  • Trân trọng tình yêu nước, học hỏi tinh thần cải cách và tính tiên phong của các nhà cải cách Việt Nam ở nửa sau thế kỉ XIX.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Lược đồ, hình ảnh có liên quan đến nội dung bài học.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
  3. Nội dung: GV dẫn dắt và yêu cầu HS dựa vào hiểu biết thực tế, trả lời câu hỏi: Nêu một số hiểu biết của em về nhà cải cách Nguyễn Trường Tộ.
  4. Sản phẩm: Một số thông tin, hiểu biết của HS về nhà cải cách Nguyễn Trường Tộ.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu hình ảnh và dẫn dắt:

Năm 1859, có một người Việt Nam đi sang các nước châu Âu. Ông đã nhìn thấy những chiếc đèn không cần thắp dầu vẫn sáng, những chiếc xe chạy mà không cần ngựa, bò kéo đi và tận mắt so sánh được khoảng cách của Việt Nam với những vùng đất xa xôi mà người dân lúc bấy giờ không hề biết đến. Đó chính là nhà cải cách Nguyễn Trường Tộ.

 

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, trả lời câu hỏi: Nêu một số hiểu biết của em về nhà cải cách Nguyễn Trường Tộ.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, vận dụng một số hiểu biết thực tế và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu một số hiểu biết về nhà cải cách Nguyễn Trường Tộ.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:

+ Nguyễn Trường Tộ sinh ra trong một gia đình theo Công giáo từ nhiều đời tại làng Bùi Chu, xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Ông thông minh, học giỏi nên được truyền tụng là “Trạng Tộ”.

+ Với lòng yêu nước và vốn hiểu biết sâu rộng, Nguyễn Trường Tộ đã dồn hết tâm trí vào việc thảo kế hoạch giúp nước về các phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật...Năm 1863, ông đã thảo xong ba bản điều trần gửi lên Triều đình Huế. Một số đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ đến nay vẫn còn giá trị.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Nguyễn Trường Tộ đã đánh lên hồi trống báo động phải duy tân đất nước và trở thành người tiên phong của trào lưu cải cách nửa sau thế kỉ XIX. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến trào lưu cải cách này? Nội dung trong các đề nghị cải cách của quan lại, sĩ phu yêu nước là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 22: Trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Nguyên nhân các quan lại, sĩ phu yêu nước đưa ra đề nghị cải cách

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS lí giải được vì sao các quan lại, sĩ phu yêu nước đưa ra những đề nghị cải cách.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Tư liệu 22.1, thông tin mục 1 SGK tr.88 và trả lời câu hỏi: Vì sao các quan lại, sĩ phu yêu nước đưa ra những đề nghị cải cách?
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nguyên nhân các quan lại, sĩ phu yêu nước đưa ra đề nghị cải cách và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Tư liệu 22.1, và trả lời câu hỏi: Mô tả tranh vẽ Bình văn (Lê Văn Miến).


22.1. Bình văn (tranh vẽ, Lê Văn Miến (1873 – 1943))

- GV yêu cầu HS tiếp tục làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục 1 SGK tr.88 và trả lời câu hỏi: Vì sao các quan lại, sĩ phu yêu nước đưa ra những đề nghị cải cách?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS mô tả bức tranh vẽ Bình văn:

+ Bình văn là một bức tranh sinh hoạt lấy chủ đề là một buổi bình văn của thầy đồ với tám người học trò nhỏ xung quanh. Trung tâm bức tranh là thầy đồ đang ngồi trên ghế, tay trái cầm sách, tay phải cầm bút chỉ vào trang sách. Tám người học trò ngồi phía dưới hướng về phía thầy giáo, phần lớn các em mặc áo dài chít khăn, trừ một em nhỏ còn để tóc trái đào.

Lớp học của thầy đồ nho vẫn giữ được vị trí trọng yếu trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX.

+ Bức tranh Bình văn được coi là tác phẩm có giá trị trong bộ sưu tập tranh cận đại của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lí giải vì sao các quan lại, sĩ phu yêu nước đưa ra những đề nghị cải cách.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Nguyên nhân các quan lại, sĩ phu yêu nước đưa ra đề nghị cải cách

- Nửa sau thế kỉ XIX, Triều Nguyễn lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, đất nước suy yếu, lo đối phó với cuộc xâm lược của thực dân Pháp.

Một số quan lại, sĩ phu thức thời nhận thấy sự bảo thủ của triều đình (lấy Nho giáo làm trọng, quay lưng lại với những tiến bộ khoa học kĩ thuật đương thời.

- Các nhà cải cách mạnh dạn đem kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân xây dựng các bản điều trần gửi lên triều đình Huế đề nghị thực hiện cải cách.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Phong trào Cần vương bùng nổ

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS làm việc ở nhà, sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet, tìm hiểu về nhân vật Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, thiết kế thẻ nhân vật theo gợi ý (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1).

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 1 SGK tr.85, 86 và trả lời câu hỏi: Hãy cho biết nguyên nhân bùng nổ của phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX?

- GV cung cấp thêm thông tin, hình ảnh về vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, video (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1).

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh và đọc  đoạn trong Dụ Cần vương do Tôn Thất Thuyết thay mặt vua soạn thảo:

Toàn văn Chiếu Cần Vương

Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương

 ở Tân Sở (Quảng Trị)

“Trẫm đức mỏng, gặp phải biến cố này, không thể hết sức chống giữ, để Kinh thành bị hãm, Từ cung phải lên xe lánh nạn, tội ở mình trẫm cả, hổ thẹn vô cùng. Nhưng mối luân thường quan hệ, trăm quan khanh sĩ không kể lớn nhỏ, chắc không nỡ xa bỏ trẫm, người trí giúp mưu, người dũng giúp sức, người giàu xuất của để giúp quân nhu, cùng nhau đoàn kết, chẳng ngại gian hiểm, làm cách gì mà có thể cứu nguy đỡ ngã, gỡ chỗ khó, giúp khi bí, thảy đều hết lòng hết sức...”.

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS làm việc cặp đôi và trả lời câu hỏi: Tại sao gọi là “Phong trào Cần vương”?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, video, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS nêu nguyên nhân bùng nổ của phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng:

+ Thuật ngữ lịch sử định nghĩa về Dụ Cần vương: một mệnh lệnh của nhà vua có giá trị như một đạo luật, một sắc lệnh, bắt buộc đối tượng nhận dụ (tiếp dụ) phải thi hành. Mở đầu bản dụ là hai chữ “dụ rằng” và kết thúc bằng hai chữ “khâm thử”. Đại Nam Thực lục chính biên đã đề cập đến Dụ Cần vương hay Dụ Thiên hạ Cần vương, một mệnh lệnh của vua Hàm Nghi ban ra từ Tân Sở, gửi cho toàn dân để mọi người thi hành nghĩa vụ “cứu vua, giúp nước”.

+ Bản chất của phong trào: là phong trào đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân dưới ngọn cờ của một vị vua yêu nước.

Tinh thần cơ bản của Dụ Cần vương thể hiện việc cố gắng gắn quyền lợi của triều đình với quyền lợi của dân tộc. Do đó, đã thúc đẩy, cổ vũ nhân dân tham gia kháng chiến trong những năm tiếp theo.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

1. Phong trào Cần vương (1885 – 1896)

* Phong trào Cần vương bùng nổ

- Sau Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, Nam Kì trở thành thuộc địa của Pháp; Bắc Kì, Trung Kì là “xứ bảo hộ”.

- Nhân dân và phái chủ chiến trong triều đình tiếp tục chống Pháp.

Ngày 5/7/1885, phái chủ chiến tiến hành phản công quân Pháp tại kinh thành Huế nhưng thất bại.

- Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở (Quảng Trị).

- Ngày 13/7/1885: Tôn Thất Thuyết thay mặt vua ban Dụ Cần vương, lệnh toàn dân khởi nghĩa giúp vua cứu nước.

→ Phong trào Cần vương ra đời. 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CTST CHƯƠNG 1. CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THÉ KỈ XVIII

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CTST CHƯƠNG 2. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XIX

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CTST CHƯƠNG 3. VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CTST CHƯƠNG 4. CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CTST CHƯƠNG 5. CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐÊN ĐẦU THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CTST CHƯƠNG 6. VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CTST CHƯƠNG 1. CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THÉ KỈ XVIII

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CTST CHƯƠNG 2. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XIX

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CTST CHƯƠNG 3. VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CTST CHƯƠNG 4. CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CTST CHƯƠNG 5. CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐÊN ĐẦU THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CTST CHƯƠNG 6. VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

Chat hỗ trợ
Chat ngay