Câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 cánh diều Ôn tập Bài 5: Thơ văn Nguyễn Trãi (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 5: Thơ văn Nguyễn Trãi (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 cánh diều.

ÔN TẬP BÀI 5

THƠ VĂN NGUYỄN TRÃI

Câu 1: Em có nhận xét gì về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ ?

Trả lời:

Có thể nhận thấy bức tranh thiên nhiên mùa hè hiện ra một cách hài hòa giữa cảnh vật với nhau, tạo nên điểm nhìn nghệ thuật. Cảnh mùa hè qua tâm hồn, tình cảm của ông bừng bừng sức sống. Cây hòe lớn lên nhanh, tán cây tỏa rộng che rợp mặt đất như một tấm trướng rộng căng ra giữa trời với cành lá xanh tươi. Những cây thạch lựu còn phun thức đỏ, ao sen tỏa hương, màu hồng của những cánh hoa điểm tô sắc thắm. Qua lăng kính của Nguyễn Trãi, sức sống vẫn bừng bừng, tràn đầy, cuộc đời là một vườn hoa, một khu vườn thiên nhiên muôn màu muôn vẻ. Cảnh vật như cổ tích có lẽ bởi nó được nhìn bằng con mắt của một thi sĩ đa cảm, giàu lòng ham sống với đời…

Câu 2: Bức tranh thiên nhiên ngày hè được miêu tả như thế nào trong câu 2,3,4 trong văn bản Gương báu khuyên răn ?

Trả lời:

“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”

+ Cách ngắt nhịp 3/4 làm nổi bật cảnh sắc của mùa hè.

+ Hình ảnh: hòe lục, thạch lựu, hồng liên trì, là những hình ảnh mộc mạc, gần gũi, bình dị chốn thôn quê Việt Nam.

+ Màu sắc: màu xanh của lá hòe, đỏ của hoa lựu, màu hồng của hoa sen. Bức tranh sinh động nhiều màu sắc.

+ Trạng thái của cảnh vật: sử dụng các động từ mạnh, tính từ sắc thái hóa:  đùn đùn, giương, phun, tiễn. Cảnh vật đang tự thôi thúc, ứa căng sự sống, đua nhau trổ dáng, khoe sắc, tỏa hương.

Câu 3: Tìm phép liệt kê  và nêu tác dụng trong các đoạn trích sau:

" Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng

Em đã sống lại rồi, em đã sống!

Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung

Không giết được em, người con gái anh hùng" - Tố Hữu

Trả lời:

Phép liệt kê : Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa lung

=> Đây là biện pháp liệt kê ngang bằng . Phản ảnh những hình thức tra tấn và bạo lực của quân thù đế cho người con gái anh hùng. Khẳng định ý chí kiên cường, bất khuất của người anh hùng Việt Nam dù có chịu bao nhiêu đau đớn nhưng vẫn một lòng vì nước quên mình.

Câu 4: Tác phẩm Gương báu khuyên răn thuộc thể loại gì ?

Trả lời:

Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn.

Câu 5: Nêu vài nét về cuộc đời tác giả Nguyễn Trãi  ?

Trả lời:

- Nguyễn Trãi sinh năm 1380, mất năm 1442, hiệu là Ức Trai, quê ở làng Chi Ngại (Chi Linh, Hải Dương) sau rời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây, nay thuộc Hà Nội).

- Thân phụ là Nguyễn Phi Khanh, đỗ Thái học sinh dưới triều Trần. Thân mẫu là Trần Thị Thái - con quan tư đồ Trần Nguyên Đán.

- 1407 ông làm quân sư cho Lê Lợi, sau một thời gian xin về ở ẩn ở Côn Sơn.

- 1440, Lê Thánh Tông mời ông ra làm quan. 1442 Vua bị chết đột ngột → bị vu oan và bị khép tội tru di tam tộc.

=>  Cuộc đời của một đại anh hùng dân tộc, một nhân vật lịch sử toàn tài hiếm có. Ở ông có một nhà chính trị, một nhà văn, một nhà thơ tầm cỡ kiệt xuất. Cuộc đời của ông là cuộc đời của một con người chịu oan khiên thảm khốc. Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có, một danh nhân văn hóa thế giới. Một con người phải chịu những oan khuất thảm khốc nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam.

+ Sáng tác viết bằng chữ Nôm: Quốc âm thi tập gồm 254 bài thơ viết theo thể Đường luật hoặc Đường luật xen lục ngôn.

+ Ngoài sáng tác văn học, Nguyễn Trãi còn để lại cuốn Dư địa chí, một bộ sách địa lý cổ nhất Việt Nam.

Câu 6: Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm Gương báu khuyên răn ?

Trả lời:

- Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm; hình ảnh thơ gần gũi; câu lục ngôn, dồn nén cảm xúc.

- Cách ngắt nhịp đặc biệt.

- Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn.

Câu 7: Có các kiểu liệt kê nào ?

Trả lời:

*Dựa trên cấu tạo mà phép liệt kê được chia thành hai loại:

- Phép liệt kê theo cặp

Liệt kê theo cặp là phép liệt kê với các cặp đi liền với nhau, chúng được kết nối bằng các từ như : và, cùng, với ,...

- Phép liệt kê không theo cặp

Liệt kê không theo cặp chính là kiểu liệt kê hàng loạt gồm các sự vật, hiện tượng có điểm chung với nhau.

* Dựa trên ý nghĩa thì phép liệt kê được chia thành hai loại sau:

- Phép liệt kê tăng tiến

Liệt kê tăng tiến là kiểu liệt kê theo trình tự nhất định. Chẳng hạn như liệt kê từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, từ gần đến xa.

- Phép liệt kê không tăng tiến

Liệt kê không tăng tiến là việc liệt kê các thành phần sở hữu mối quan hệ bình đẳng. Khi ta đảo vị trí các thành phần sẽ không ảnh hưởng đến nội dung mà ta muốn truyền tải.

Câu 8: Câu thơ dưới đây sử dụng biện pháp tu từ nào ?

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

Trả lời:

Hai câu in đậm dưới đây áp dụng biện pháp tu từ liệt kê.

Tên các triều đại Việt Nam, Trung Hoa được sắp xếp theo thứ tự thời gian từ xa nhất tính đến thời điểm bây giờ.

Câu 9: Cuộc sống và con người “chuyển động” trong các câu thơi 5,6 của nhà thơ Nguyễn Trãi như thế nào?

Trả lời:

“Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”

+ Thời gian: lầu tịch dương, cuối ngày, lúc mặt trời sắp lặn.

+ âm thanh: lao xao gợi sự ồn ào, náo nhiệt nơi chợ cá →âm thanh của cuộc sống hằng ngày. Dắng dỏi: tiếng ve kêu inh ỏi, rộn rã ngân dài → âm thanh đặc trưng của mùa hè.

+ Nghệ thuật đảo ngữ lao xao chợ cá và dắng dỏi cầm ve nhấn mạnh âm thanh đặc trưng ngày hè, không khí nhộn nhịp buổi chiều nơi làng quê.

+ “Chợ” là hình ảnh của sự thái bình trong tâm thức của người Việt. Chợ đông vui thì nước thái bình, thịnh trị, dân giàu đủ ấm no: chợ tan rã thì dễ gợi hình ảnh đất nước có biến, có loạn, có giặc giã, có chiến tranh, đao binh… lại thêm tiếng ve kêu lúc chiều tà gợi lên cuộc sống nơi thôn dã. Chính những màu sắc nơi thôn dã này làm cho tình cảm ông thêm đậm đà sâu sắc và gợi lại ý tưởng mà ông đang đeo đuổi.

Câu 10: Có thể chia bố cục của tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo thành mấy phần ?

Trả lời:

Phần 1(Từ đầu đến …chứng cớ còn ghi)

Luận đề chính nghĩa (tiền đề lí luận).

Phần 2 (Tiếp đó đến …Ai bảo thần dân chịu được)

Bản cáo trạng hùng hồn, đẫm máu về tội ác của kẻ thù (soi chiếu lý luận vào thực tiễn).

Phần 3 (Tiếp đó đến …Cũng là chưa thấy xưa nay)

 Bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Phần 4 (Còn lại)

Lời tuyên bố độc lập

Câu 11: Nêu phương thức biểu đạt của tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo ?

Trả lời:

Phương thức biểu đạt: Nghị luận

Câu 12: Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo ?

Trả lời:

- Lí luận chặt chẽ, hợp lý lời lẽ hùng hồn

- Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và yếu tố văn chương

- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật: liệt kể, phóng đại, so sánh, đối lập…

Câu 13: Tác phẩm đã phân tích những hậu quả mà tội ác của giặc minh xâm lược như thế nào ?

Trả lời:

- Bại nhân nghĩa nát cả đất trời.

- Gây ra cho dân ta bao thảm cảnh: Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc/ Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng.

- Kết tội giặc Minh: Độc ác thay…..…Ai bảo thần dân chịu được → Lời kết tội chất chứa khối căm hờn của nhân dân ta với kẻ thù.

- Nghệ thuật cáo trạng: Dùng hình ảnh để tố cáo tội ác kẻ thù và khối căm hờn chất chứa của nhân dân.

“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ

..Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ

..Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán”

→ Hình ảnh diễn tả chân thực bộ mặt tàn bạo của kẻ thù

Câu 14: Điều đặc biệt gì đã làm cho áng văn trở thành một bản cáo trạng hùng hồn và đanh thép về tội ác của giặc Minh xâm lược nước ta ?

Trả lời:

+ Khi vạch rõ những âm mưu xâm lược của giặc Minh. Nguyễn Trãi đứng trên lập trường dân tộc.

+ Khi tố cáo tội ác của giặc, tác giả đứng trên lập trường nhân bản, nghĩa là đứng về quyền sống của người dân để tố cáo.

→ Bởi thế, phần nói về chủ quyền dân tộc đã như một bản tuyên ngôn độc lập, và bản cáo trạng tội ác của giặc Minh đã chứa các yếu tố của bản tuyên ngôn nhân quyền.

Câu 15: Trận diệt vong cuối cùng đã diễn ra như thế nào ?

Trả lời:

- Tác giả thể hiện sự coi khinh đối với tên vua nhà Minh và 2 tên tướng giặc thống lĩnh viện binh: thằng nhãi con Tuyên Đức, đồ nhút nhát Thạnh, Thăng.

- Bốn câu văn dài kể về việc điều binh khiển tướng của đôi bên, hai câu trên kể về giặc, hai câu dưới kể về ta (Đinh Mùi tháng chín….tuyệt nguồn lương thực).

- Những thắng lợi liên tiếp, giòn giã, được kể với giọng hả hê, tự hào (Ngày mười tám…/Ngày hai mươi…/ Ngày hai mươi nhăm…cùng kế tự vẫn).

- Sức mạnh tấn công của quân ta với thế long trời lở đất: Sĩ tốt kén người hùng hổ…Thông tổ kiến phá toang đê vỡ.

Câu 16: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn văn dưới đây:

“Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ, thông cảm sâu xa với nỗi lòng người dân lúc bấy giờ, suốt đời tận tụy cho một lí tưởng cao quý. Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc.” (Phạm Văn Đồng)

Trả lời:

 Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ.

=> Có thể sắp xếp khác: Nguyễn Trãi là người đầu đội trời Việt Nam, chân đạp đất Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ.

Câu 17: Kết cục của quân giặc xâm lược nước ta như thế nào sau trận chiến ?

Trả lời:

-  Tướng giặc thì: Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội/ Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng/ Tướng giặc bị cầm tù như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng.

-  Quân lính thì: khiếp vía vỡ mật, xéo lên nhau để chạy thoát thân, quay gót chẳng kịp, cởi giáp ra hàng

- Cảnh chiến trường thật là ghê sợ và cũng rất thương tâm: Lạng Giang, Lạng Sơn thây chất đầy nội….cỏ nội đầm đìa máu đen

-  Tướng giặc thì: Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội/ Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng/ Tướng giặc bị cầm tù như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng.

- Quân lính thì: khiếp vía vỡ mật, xéo lên nhau để chạy thoát thân, quay gót chẳng kịp, cởi giáp ra hàng

-  Cảnh chiến trường thật là ghê sợ và cũng rất thương tâm: Lạng Giang, Lạng Sơn thây chất đầy nội….cỏ nội đầm đìa máu đen.

Câu 18: Sử dụng phép liệt kê để đặt câu miêu tả cảnh sinh hoạt trên sân trường trong giờ ra chơi ?

Trả lời:

Trên sân trường, học sinh đang chơi bóng đá, nhảy dây, đùa giỡn vui vẻ và hòa mình vào niềm vui sôi động của giờ ra chơi.

Câu 19: Văn hóa nửa đầu thế kỉ XV diễn ra như thế nào ?

Trả lời:

- Nền văn hóa Thăng Long thời Lý, Trần, Lê phát triển rực rỡ trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội (Văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc chủ yếu về mặt tư tưởng, Chăm-pa chủ yếu về kiến thức).

- Văn hóa Thăng Long thời Lý, Trần, Lê mang tính dân tộc sâu sắc, là sự tiếp nối văn minh Văn Lang -  u Lạc. Nhiều giá trị văn hóa Văn  Lang -  u Lạc tiếp tục được khẳng định và phát triển.

- Nó phản ánh sức sống mãnh liệt của dân tộc, trải qua nhiều cuộc chiến tranh không bị mất đi mà vẫn giữ gìn, nuôi dưỡng trong nền văn hóa của dân tộc.

- Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm đều phát triển với nhiều tác phẩm nổi tiếng.

- Giáo dục phát triển mạnh mẽ qua các thời kì, do nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển giáo dục và các triều đại đều tuyển chọn quan lại, nhân tài bằng khoa cử.

Câu 20: Nêu những thông tin về cuộc đời của Nguyễn Trãi có trong văn bản ?

Trả lời:

-  Nguyễn Trãi(1830 -1442), hiệu Ức Trai, quê Hải Dương.

- Xuất thân trong gia đình có truyền thống yêu nước và văn hóa.

- Nguyễn Trãi thi đỗ làm quan Ngự sử đài chính chưởng, nhưng không bao lâu sau đó nhà Minh sang xâm lược với danh nghĩa phù Trần diệt Hồ, lật đổ nhà Hồ.

- Cha Nguyễn Trãi, Nguyễn Phi Khanh bị bắt sang Trung Quốc

- Nguyễn Trãi gia nhập khởi nghĩa Lam Sơn, hiến kế đánh giặc cùng ngoại giao với kẻ thù

- Sau khi đánh bại quân Minh, mở ra triều đại Hậu Lê, Nguyễn Trãi làm quan dưới hai thời vua

- Năm 1442, Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc vì vụ án Lệ Chi Viên

- Năm 1464, Nguyễn Trãi được vua Lê Thánh Tông xuống chiếu ân xá

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay