Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 cánh diều Bài 2: Thực hành tiếng Việt

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 2: Thực hành tiếng Việt. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 cánh diều

TL: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

NHẬN BIẾT

Câu 1 Chỉ ra và sửa lại lỗi về trật tự từ trong các câu sau:

  • a. Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (AFF Cup) chỉ có duy nhất ở Việt Nam trên kênh VTC.
  • b. Tên trộm khai nhận đã thực hiện nhiều vụ trộm ở trụ sở công an.
  • c. Họ úp cái nón lên mặt, nằm xuống ngủ một giấc cho đến chiều. (Dẫn theo Nguyễn Đức Dân)
    • a.
    • b.
    • c.
  • a. Nhà thơ Cô-ba-y-a-si Ít-sa là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thơ hai-cư Nhật Bản.
  • b. Đề tài, chủ đề, cảm hứng cũng như nội dung của các bài thơ hai-cư rất đa dạng, khác nhau.
  • c. Bài thơ “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử kết lại bằng hình ảnh của nhân vật trữ tình – người phụ nữ nhọc nhằn gánh thóc trên bãi cát trắng.
  • d. Hình ảnh hoa triêu nhan vướng dây gàu khiến nhân vật trữ tình trong bài
  • a. Một bộ phận độc giả đông đảo đã không cảm nhận được cái mới ngay trong thơ Hàn Mặc Tử.
  • b. Là thể thơ ngắn nhất thế giới, hai-cư được xem như một “đặc sản” của văn chương Nhật Bản.
  • c. Nói chung, người đọc thơ trữ tình cần quan tâm đến mạch sự kiện hơn là mạch cảm xúc của bài thơ.
  • d. Rất nhiều hình ảnh đời thường xuất hiện trong thơ hai-cư Nhật Bản.

Câu 5: Lí do của việc lựa chọn trật tự từ trong câu : “Sáu đồng bạc với ba đồng của thầy các cháu cho, ba mẹ con ăn không đủ” là gì?

Trả lời:

Thu hút sự chú ý của người nghe (người đọc) vào cụm từ “Sáu đồng bạc với ba đồng của thầy các cháu cho ”. Và nhấn mạnh tầm quan trọng của “Sáu đồng bạc với ba đồng của thầy các cháu cho” .

Câu 6: Hiệu quả diễn đạt của việc sắp xếp trật tự các cụm từ in đậm trong câu văn “Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập - Cùng Hán, Đường, tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương” là gì ?

Trả lời:

Nhằm thể hiện trình tự theo thời gian và mối quan hệ không gian của các sự việc được nói đến.

Câu 7: Việc sắp xếp trật tự từ trong câu gạch chân ở ví dụ sau có tác dụng gì ?

…. “ Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.”

Trả lời:

Sắp xếp trật tự thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng từ tổng thể đến chi tiết.

Câu 8: Thử sắp xếp lại trật tự các từ gạch chân nhằn nhấm mạnh những phẩm chất của cây xe theo trình tự miêu tả ?

“Cây tre Việt Nam ! Cây tre can đảm, ngay thẳng, xanh, chung thủy, nhũn nhặn. Cây tre xanh mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quí của dân tộc Việt Nam.”

Trả lời:

“Cây tre Việt Nam ! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, cam đảm . Cây tre xanh mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quí của dân tộc Việt Nam.”

VẬN DỤNG

Câu 9: Trật tự trong mỗi cặp câu dưới đây thể hiện những khác biệt về nghĩa như thế nào?

1. Bài thơ đã nói lên sự cảm thông sâu sắc với những người lính của ông.

2. Bài thơ đã nói lên sự cảm thông sâu sắc của ông với những người lính.

Trả lời:

1. Nhấn mạnh đối tượng "những người lính".

2. Nhấn mạnh tác giả.

Câu 10: Phân tích và sửa lỗi về trật tự từ trong các trường hợp sau:
a, Đến năm 2000, phải thanh toán hết các trang thiết bị cũ kĩ, lạc hậu, phải đầu tư một số dụng cụ chuyên khoa cần thiết cho các trạm y tế như răng, mắt.
b, Họ úp cái nón lên mặt, nằm xuống ngủ một giấc cho đến chiều.

Trả lời:

-  -  Sửa "phải thanh toán hết các trang thiết bị cũ kĩ, lạc hậu"  thành"các trang thiết bị cũ kĩ, lạc hậu phải thanh toán hết".

-  -  Sửa "úp cái nón lên mặt" thành "úp lên mặt cái nón".

Câu 11: Hãy thay từ dùng sai trong các câu dưới đây bằng những từ khác. Theo em, nguyên nhân chủ yếu của việc dùng sai đó là gì?

   a, Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động mọi trạng thái tình cảm của con người.

   b, Có một số bạn còn bàng quang với lớp.

   c, Vùng này còn khá nhiều thủ tục như: ma chay, cưới xin đều cỗ bàn linh đình; ốm không đi bệnh viện mà ở nhà cúng thôi.

Trả lời:

CâuTừ bị dùng saiCần thay bằng từ
alinh độnglinh hoạt
bbàng quangbàng quan
cthủ tụchủ tục

Câu 12. Chỉ ra các lỗi dùng từ trong những câu dưới đây. Chữa lại các lỗi sai về dùng từ trong các câu đó.

a, Nghe phong phanh hình như hôm nay được nghỉ.

b, Anh ấy là một người kiên cố.

c, Anh ấy rất cao ráo.

Trả lời:

   - Lỗi dùng từ trong:

    + Câu a: phong phanh

    + Câu b: kiên cố

    + Câu c: cao ráo

   - Chữa lại các câu đã cho như sau:

    + Câu a: Nghe phong thanh hình như hôm nay được nghỉ

    + Câu b: Anh ấy là một người rất kiên cường

    + Câu c: Anh ấy rất cao

Câu 13. Giải thích nghĩa các từ sau: rung chuyển, rung rinh. Đặt câu với mỗi từ đó.

Trả lời:

TừNghĩa của từ
rung chuyểnChỉ sự chuyển động mạnh mẽ của sự vật khi có một lực lớn tác động
rung rinhChỉ sự chuyển động nhỏ, không đáng kể của sự vật, thường là những sự vật nhỏ, mỏng manh

Đặt câu:

   - Câu chứa từ rung chuyển: Trận động đất đã làm cả mặt đất rung chuyển.

   - Câu chứa từ rung rinh: Cơn gió nhẹ của mùa thu thoáng qua, làm rung rinh những cành lá non.

Câu 14: Phát hiện, phân tích lỗi và sửa lỗi dùng từ trong các câu sau

a) Lượng mưa năm nay kéo dài đã gây nhiều thiệt hại cho mùa màng

b) Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt, được khoa Dược tích cực pha chế, điều trị bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt

c) Những chứng minh về một nền văn hóa cổ ở vùng này còn rất nhiều

d) Trước lối chơi lực lượng của hàng phòng thủ đối phương, đội bóng của chúng tôi không thể ghi bàn được

Trả lời:

a) Lỗi dùng từ không đúng nghĩa

Lượng mưa không thể đi với kéo dài được -> Sửa “lượng mưa” thành “mùa mưa”

=> Mùa mưa năm nay kéo dài đã gây ra nhiều thiệt hại cho mùa màng

b) Lỗi dùng tư không đúng nghĩa

“bệnh nhân pha chế điều trị” là sai -> sửa: bệnh nhân được điều trị

=> Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt, được điều trị tích cực bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt mà khoa Dược đã pha chế

c) Lỗi dùng từ không đúng nghĩa

“chứng minh” là sai -> Sửa thành “minh chứng”

=> Những minh chứng về một nền văn hóa cổ ở vùng này còn rất nhiều

d) Lỗi dùng từ không đúng nghĩa

“lực lượng” là sai -> Sửa thành “tấn công”

=> Trước lối chơi tấn công của hàng phòng thủ đối phương, đội bóng của chúng tôi không thể ghi bàn được

VẬN DỤNG CAO

Câu 15: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) với câu chủ đề: Phân tích một đoạn thơ em yêu thích và chú ý đến trình tự sắp xếp câu của em.

Gợi ý:

Hai câu đề  bài thơ tự tình 2 của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương đã mở ra thời gian và không gian nghệ thuật rất đặc biệt.

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.”

Đêm đã về khuya, là khi tác giả đang thao thức trong nỗi cô đơn, đợi chờ. Tính từ “văng vẳng” đã được nữ sĩ sử dụng rất tự nhiên, tinh tế, khiến ta cùng lúc nhận ra không gian vừa mênh mông vừa vắng lặng lúc nửa đêm. Ở đây, Xuân Hương đã khéo léo sử dụng bút pháp nghệ thuật quen thuộc của thi pháp cổ điển là lấy động tả tĩnh. “Trống canh dồn”, tiếng trống canh thôi thúc, gấp gáp, liên hồi thể hiện bước đi dồn dập của thời gian. Tiếng trống của tâm trạng – tâm trạng rối bời vì thời gian trôi qua nhanh có nghĩa là tuổi xuân của nhà thơ cũng qua mau. Cách cảm nhận bước đi của thời gian qua tiếng trống điểm canh là cách cảm nhận rất đỗi Á Đông. Đó là thời gian tâm lí thấm đậm chất trữ tình. Đêm khuya là lúc vạn vật chìm trong giấc ngủ, đó lại cũng là lúc lòng người sâu lắng nhất, là lúc con người đối diện với chính bản thân mình. Mở đầu bài thơ, ta đã cảm nhận được cái buồn man mác len lỏi trong từng câu chữ được gợi ra từ sự tĩnh lặng của đêm khuya. Tiếng trống văng vẳng không quá gần mà lại nghe thấy cái nhịp “dồn” vội vàng , gấp gáp… Bởi, đó là tiếng trống gợi sự bước đi của thời gian, gợi sự tàn phá và nó được nghe bằng tâm trạng của người phụ nữ mang tâm thức cô đơn, ám ảnh trước thời gian. Không gian và thời gian đã được mở ra như thế, rất tài tình và tinh tế. Nhà thơ đã cảm nhận sự bẽ bàng của duyên phận qua câu thơ “Trơ cái hồng nhan với nước non”. Từ “trơ” được đảo lên đầu câu gây ấn tượng mạnh mẽ. “Trơ” là tủi hổ, là bẽ bàng. Thêm vào đó là hai từ “hồng nhan” là để chỉ sắc đẹp của người con gái, mà lại đi với từ “cái” thì thật rẻ rúng, mỉa mai. Cái hồng nhan “trơ” ra với nước non, với không gian, thời gian. Câu thơ đã gợi lên sự hồng nhan bạc phận. Vì vậy, nỗi xót xa càng thấm thía, đau xót. Nhịp điệu 1/3/3 cũng là để nhấn mạnh sự bẽ bàng. Trong văn cảnh này, chữ “trơ” không chỉ là tủi hổ, bẽ bàng mà còn là thách thức. “Từ “trơ” kết hợp với nước non thể hiện sự bền gan, thanh đố. Như vậy ở đây ra thấy được bên cạnh nỗi đau Xuân Hương là bản lĩnh Xuân Hương.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay