Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 cánh diều Bài 1: Văn bản Thần trụ trời

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 1 Văn bản Thần trụ trời. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 cánh diều

TL. THẦN TRỤ TRỜI

NHẬN BIẾT

Câu 1: Thể loại của tác phẩm là gì ?

Trả lời:

Thể loại: Thần thoại suy nguyên

Câu 2: Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm ?

Trả lời:

- Tác giả dân gian. - Tác giả dân gian.

- Theo Nguyễn Đổng Chi trong “Lược Khảo về thần thoại Việt Nam”. - Theo Nguyễn Đổng Chi trong “Lược Khảo về thần thoại Việt Nam”.

Câu 3: Nêu bố cục của văn bản ?

Trả lời:

- Phần 1: (từ đầu ... sang núi kia): Bối cảnh thần trụ trời xuất hiện - Phần 1: (từ đầu ... sang núi kia): Bối cảnh thần trụ trời xuất hiện

- Phần 2 (tiếp theo ... biển cả mênh mông): Lí giải sự hình thành trời và đất - Phần 2 (tiếp theo ... biển cả mênh mông): Lí giải sự hình thành trời và đất

- Phần 3 (còn lại): Nguồn gốc của di tích núi Thạch Môn - Phần 3 (còn lại): Nguồn gốc của di tích núi Thạch Môn

Câu 4: Hãy tóm tắt lại tác phẩm theo cách hiểu của em ?

Trả lời:

Thần trụ trời là truyện thần thoại được lưu truyền khá sớm trong dân gian Việt Nam giải thích sự hình thành trời đất tự nhiên: biển, hồ, sông, núi,… Thuở ấy, chưa có sự xuất hiện của loài người và muôn vật. Trời và đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm chưa được phân chia rõ ràng. dân gian đã ghi công của các vị thần này trong câu hát được lưu truyền từ đời này sang đời khác và còn truyền đến ngày hôm nay.

Câu 5: Nêu phương thức biểu đạt của tác phẩm ?

Trả lời:

Phương thức biểu đạt: Tự sự 

Câu 6: Truyện được kể theo ngôi thứ mấy ?

Trả lời:

 Người kể chuyện: Người kể chuyện ngôi thứ 3

THÔNG HIỂU

Câu 7: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm ?

Trả lời:

Sự lí giải của con người dựa vào yếu tố tâm linh, thần kì để giải mã các hiện tượng xung quanh cuộc sống.

Câu 8: Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm ?

Trả lời:

- Sử dụng thành công yếu tố kỳ ảo hoang đường. - Sử dụng thành công yếu tố kỳ ảo hoang đường.

Câu 9: Thần trụ trời xuất hiện trong bối cảnh nào ?\

Trả lời:

- Trời đất hỗn độn, tăm tối, tự nhiên xuất hiện một ông thần to lớn, “bước một bước từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác” - Trời đất hỗn độn, tăm tối, tự nhiên xuất hiện một ông thần to lớn, “bước một bước từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác”

=> Sự xuất hiện hoang đường, kì ảo, đầy liên tưởng, tưởng tượng phong phú.

VẬN DỤNG

Câu 10: Lý giải xuất hiện giữa trời và đất ?

Trả lời:

- Công cụ: Dùng đầu đội trời lên, tay đào đất đá, đắp thành một cái cột to để chống trời - Công cụ: Dùng đầu đội trời lên, tay đào đất đá, đắp thành một cái cột to để chống trời

+ “Cột được đắp cao lên chừng nào thì trời tựa như một tấm màn lớn được dâng cao lên chừng nấy.” + “Cột được đắp cao lên chừng nào thì trời tựa như một tấm màn lớn được dâng cao lên chừng nấy.”

=> Trời đất được phân chia làm hai. “Đất phẳng như cái mâm vuông, trời ở trên như cái bát úp, chỗ giáp ranh giữa trời và đất là chân trời.”

- Sự thay đổi: Thần phá cốt đá đi, ném vung đá và đất. Hòn đá văng ra tạo thành một hòn đảo -> Chỗ cao chỗ thấp không bằng phẳng -> Tạo thành biển - Sự thay đổi: Thần phá cốt đá đi, ném vung đá và đất. Hòn đá văng ra tạo thành một hòn đảo -> Chỗ cao chỗ thấp không bằng phẳng -> Tạo thành biển

=> Sự lý giải phong phú, giáu tính tưởng tượng

Câu 11: Núi Thạch Môn được hình thành như thế nào ?

Trả lời:

Từ những núi đá đó tạo thành núi Thạch Môn và trở thành di tích lịch sử, lưu truyền đến tận ngày nay.

Câu 12: Trong chuyện các hiện tượng nào đã được lý giải ?

Trả lời:

 - Thần dùng đầu đội trời lên, tay đào đất, đá, đắp thành một cái cột vừa to, vừa cao để chống trời.

 - Khi trời đã cao vừa ý và khô cứng, thần lại phá cột đi. Thần ném vung đá và đất khắp mọi nơi. Đất tung tóe mọi nơi thành cồn đồi, cao nguyên, chỗ thần đào lên để lấy đất đá đắp cột bây giờ là biển cả.

=> Sự tác biệt giữa trời đất.

Câu 13: Có những câu chuyện thần thoại nào có chủ đề tương tự như vậy, em hãy liệt kê ra ?

Trả lời:

- Sơn tinh - Thủy tinh; Sự tích Hồ Gươm, Thánh Gióng,.... - Sơn tinh - Thủy tinh; Sự tích Hồ Gươm, Thánh Gióng,....

Câu 14: Chi tiết “kì ảo” nào có đặc điểm thần thoại của câu chuyện ?

Trả lời:

 - Dùng đầu đội trời lên, tay đào đất, đá; đắp thành một cái cột cao, to để trống trời.

 - Mỗi hòn đá vung ra tạo thành một hòn núi hay đảo.

 - Đất tung tóe ra tạo thành cồn đồi, cao nguyên.

 - Chỗ được đào lên lấy đất đá đắp cột thì thành biển cả.

 - Có một vị thần có tên là Ngọc Hoàng hay ông Trời quản lãnh tất cả mọi việc trên trời dưới đất.

 - Thần làm sao, thần đào sông, thần tát biển, thần nghiền cát, nghiền sỏi, thần trồng cây,..

VẬN DỤNG CAO

Câu 15: Nêu cảm nhận của em về truyện Thần trụ trời ?

Trả lời:

Từ trước đến nay em đã được học nhiều truyện thần thoại rất hay và hấp dẫn, nhưng truyện mà em thích nhất vẫn là Thần Trụ Trời. Đọc truyện ấy em không thể không suy nghĩ và ngăn được cảm xúc. Truyện kể rằng vào thời kì trời đất còn hỗn độn, tối tăm, có một vị thần khổng lồ. Thần đội trời lên rồi đào đất, khuôn đá, xây thành cột chống trời, khi trời đất đã được phân đôi, thần liền phá tan cột đi. Xong công việc, thân bay về trời để các vị thần khác tiếp tục xây dựng thế giới. Chao ôi! Em khoái cái thân hình khổng lồ của thần hết sức vì em thì lùn tịt, lại ốm tong teo. Em đã được nhìn thấy những người to và cao, nhưng chẳng ai như thần cả. Em cứ ước, giá mà em có thân hình, đôi tay như thần thì em sẽ là cầu thủ bóng đá xuất sắc, chi bước một cái là có thể sút bóng vào khung thành của đối phương. Thú vị biết chừng nào! Chẳng những thế, em còn cảm phục thần vô cùng. Thần có biết bao đức tính tốt mà em chưa có. Trước hết thần thương yêu mọi loài. Nếu không có tình thương thì chắc thần không nhọc công ngẩng đầu đội trời lên, rồi cần cù nhẫn nại đào đất để và đắp cột chống trời. Làm công việc ấy, thần vừa biểu lộ tình thương muôn loài, vừa biểu hiện quyết tâm, siêng năng, chăm chỉ. Khi làm xong công việc, thần không chờ muôn loài trả ơn, lẳng lặng bay về trời, để những công việc còn lại cho các vị thần khác tiếp tục xây dựng cho thế giới, cho muôn loài có cuộc sống tốt đẹp hơn. Em nghĩ trên đời chẳng có ai có những đức tính tốt như thần. Truyện Thần Trụ Trời là một thần thoại mà em thích, giúp em hiểu được quan niệm của người xưa về sự hình thành trời đất.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay