Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 cánh diều Bài 1: Thực hành Tiếng Việt
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 1 Thực hành Tiếng Việt. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 cánh diều
Xem: => Giáo án ngữ văn 10 cánh diều (bản word)
TL: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
NHẬN BIẾT
Câu 1: Hãy liệt kê những biện pháp tu từ mà em đã học ?
Trả lời:
- Biện pháp so sánh. ... - Biện pháp so sánh. ...
- Biện pháp ẩn dụ. ... - Biện pháp ẩn dụ. ...
- Biện pháp hoán dụ. ... - Biện pháp hoán dụ. ...
- Biện pháp nhân hóa. ... - Biện pháp nhân hóa. ...
- Biện pháp điệp ngữ. ... - Biện pháp điệp ngữ. ...
- Biện pháp liệt kê. ... - Biện pháp liệt kê. ...
- Nói giảm - Nói tránh. ... - Nói giảm - Nói tránh. ...
- Biện pháp nói quá - Biện pháp nói quá
Câu 2: Liệt kê những lỗi sai thường gặp trong khi viết câu ?
Trả lời:
- Sai ngữ pháp - Sai ngữ pháp
- Sai cách sử dụng câu - Sai cách sử dụng câu
- Thiếu logic - Thiếu logic
- Không hợp với ngữ cảnh của câu - Không hợp với ngữ cảnh của câu
Câu 3 : Xác định lỗi dùng từ trong những câu sau đây và sửa lại cho
Đúng ?
a, Tôi sẵn sàng khuất phục khó khăn .
b, Người thợ săn bị một chú hổ tấn công.
Trả lời:
a, khuất phục -> vượt qua / đương đầu với / khắc phục (Dùng từ sai do không
hiểu chính xác về nôi dung ý nghĩa cơ bản của từ)
b, chú hổ -> con hổ (Dùng từ sai về nghĩa biểu thái) : sai do dùng từ thể hiện thái
độ âu yếm, thân mật.
THÔNG HIỂU
Câu 4: Phát hiện và sửa lỗi dùng từ trong những câu sau :
a, Anh ấy đọc thơ, giọng đầy cảm khoái.
b, Nó có thái độ bàng quang trước thời cuộc.
Trả lời:
a, cảm khái (Dùng từ sai vỏ ngữ âm / Dùng từ không đúng âm / Dùng từ
sai về âm thanh và hình thức cấu tạo từ)
b, bàng quan (Dùng từ sai vỏ ngữ âm / Dùng từ không đúng âm / Dùng từ
sai về âm thanh và hình thức cấu tạo từ)
Câu 5: Đọc câu sau đây và phân tích lỗi sau của câu:
“ Đáp ứng theo yêu cầu của các bạn xem truyền hình, Đài truyền hình Nghệ An đã phát lại bộ phim Tây du kí.”
Trả lời:
Thừa các từ: “ Đáp ứng yêu cầu của các bạn xem truyền hình”
Câu 6: Đọc câu sau đây và phân tích lỗi sau của câu:
“Tuy sống trong một gia đình phong lưu nhưng Thúy Kiều và Thúy Vân là
những người con gái có nhan sắc và tính tình rất dịu dàng”
Trả lời:
- M - Một gia đình phong lưu => trung lưu/ tầng lớp trung lưu / giới trung
lưu… (Dùng từ sai do không hiểu chính xác về nội dung ý nghĩa cơ
bản của từ)
Câu 7: Đọc câu sau đây và phân tích lỗi sau của câu:
“Tỉnh Long An hân hạnh được đón tiếp Chủ tịch nước và người vợ đến tham dự lễ cắt băng khánh thành cầu vượt mới.”
Trả lời:
- người vợ => - người vợ => phu nhân (Dùng từ sai nghĩa biểu thái) : sai do dùng từ không thể hiện thái độ trân trọng.
Câu 8: Đọc câu sau đây và phân tích lỗi sau của câu:
“ Đây là giải pháp tối ưu tốt nhất để giải quyết khó khăn của chúng ta hiện nay.”
Trả lời:
nhất (Thừa từ) : đã tối ưu mang nghĩa là đã tốt nhất. Vậy nnên không cần từ “ tốt nhất”
Câu 9: Đọc câu sau đây và phân tích lỗi sau của câu
- a. Bây giờ tôi sẽ đề cấp đến vấn đề chính: Ban giám đốc cần phải công bố
- b.Yếu điểm của mẫu xe mới là cốp xe quá nhỏ
- a. công khai (Thừa từ )
- b.Điểm yếu => Nhược điểm (Dùng từ sai về hình thức cấu tạo của từ)
Câu 11: Đọc câu sau đây và phân tích lỗi sau của câu
“Tầng lớp của anh ấy có tri thức về công nghệ thông tin và được đào tạo tại nước ngoài rất bài bản.
Trả lời:
Tầng lớp => đội ngũ : người làm việc có chuyên môn, trình độ nhất định về một lĩnh vực nào đó
Câu 12: Tìm lỗi sai trong câu sau:
Sự hi sinh thầm kín của các chiến sĩ áo trắng khiến chúng ta cảm động vô
cùng.
Trả lời:
Thầm kín -> thầm lặng (Dùng từ sai do không hiểu nội dung ý nghĩa cơ bản của từ)
Câu 13: Tìm lỗi sai trong câu sau:
Tên cướp ấy đã hi sinh.
Trả lời:
Hi sinh => bỏ mạng (Dùng từ sai nghĩa biểu thái)
Câu 14: Xác định từ có hình thức ngữ âm, chính tả đúng trong các trường hợp sau đây:
a. xử dụng / sử dụng
b. xán lạn / sáng lạng
c. buôn ba / bôn ba
Trả lời:
- a. sử dụng
- b. xán lạn
- c. bôn ba
Câu 15: Viết một bài văn với chủ đề nêu cảm nghĩ của em về một hình tượng thần thoại mà em yêu thích và trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh ?
Trả lời:
Thầy cô giống như những người lái đò cần mẫn lèo lái những chuyến đò tri thức cập bến sang sông. Là người cha mẹ thứ hai của chúng ta, dạy dỗ, chăm sóc và chỉ bảo ta nên người. Người thầy trong văn bản Tuổi thơ tôi của Nguyễn Nhật Ánh cũng đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về đức tính và phẩm chất cao cả của mình.
Người thầy dưới ngòi bút của tác giả là một người vô cùng nghiêm nghị nhưng cũng rất tâm lý, luôn yêu thương học trò. Thầy luôn dạy bảo học sinh những điều hay, lẽ phải, đứng trước sự nghịch ngợm của học trò thầy đã xử lý rất nghiêm khắc, đúng với bản chất của một người giáo viên. Nghiêm khắc vậy là do thầy khó tính ư? Đó chính là biểu hiện của tình yêu thương học trò vô bờ bến, luôn muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho những cô cậu học trò nghịch ngợm của mình. Sau trò nghịch ngợm của học sinh, thầy đã tịch thu hộp dế của cậu bé Lợi. Sau tiết học, thầy đã định trả lại hộp dế cho Lợi, nhưng chiếc cặp đã vô tình đè lên hộp dế. Điều đó khiến thầy Phu rất áy náy, còn nói lời xin lỗi với học trò của mình. Dù đó chỉ là món trò chơi của trẻ con nhưng thầy làm hỏng thì thầy cũng xin lỗi chứ không hề lảng tránh đi. Cách hành xử của thầy lại khiến cho chúng ta trân trọng, cảm phục. Thầy đã không lấy danh nghĩa giáo viên để cho qua mọi việc mà hành xử thật đẹp. Thậm chí, trong “đám tang” của chú dế xấu số, thầy giáo cũng xuất hiện, còn tặng một chiếc vòng hoa và lời nói động viên cậu học trò “Đừng buồn thầy nghe con!”. Một hành động thật đẹp đẽ, đáng trân trọng biết bao. Hành động đó cùng tấm lòng đầy yêu thương của thầy chính là nguồn động lực lớn cho các bạn học tập và noi theo. Có thể thấy rằng, người thầy giáo ở đây đã dành cho học trò của mình một sự cảm thông, trân trọng sâu sắc. Mỗi học sinh của thầy đều được vun đắp những đức tính tốt đẹp từ người thầy đáng kính của mình. Nhà văn đã rất tinh tế khi xây dựng nhân vật này hiện lên với những nét đẹp trong phẩm chất của nghề giáo.
Nhân vật người thầy đã góp phần rất lớn để tạo nên thành công cho văn bản Tuổi thơ tôi của Nguyễn Nhật Ánh. Thầy đã giáo dục nhân cách, vun đắp thêm tình yêu thương động vật, bạn bè cho những cô cậu học trò trong câu chuyện.
=> Giáo án tiết: Thực hành tiếng việt - bài 1