Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Bài 8: Văn bản. Buổi học cuối cùng
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 8: Văn bản. Buổi học cuối cùng. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo
Xem: => Giáo án ngữ văn 10 chân trời sáng tạo (bản word)
VĂN BẢN. BUỔI HỌC CUỐI CÙNG
( 17 câu)
1. NHẬN BIẾT ( 5 câu)
Câu 1: Em hãy trình bày tác giả và tác phẩm của văn bản “Buổi học cuối cùng”
Trả lời:
1. Tác giả
- An-phông- xơ Đô- đê (1840-1897), nhà văn Pháp
- Tác giả của nhiều tập truyện nổi tiếng.
2. Tác phẩm Buổi học cuối cùng
- Kết thúc chiến tranh Pháp - Phổ (1870 - 1871), nước Pháp thua trận, hai vùng An-dát và Lo-ren của Pháp bị nhập vào nước Phổ. Các trường học thuộc hai vùng này bị bắt bỏ tiếng Pháp, chuyển sang học tiếng Đức. Truyện viết về buổi học tiếng Pháp cuối cùng của các em học sinh vùng An-dát.
Câu 2: Văn bản “Buổi học cuối cùng” được kể theo ngôi thứ mấy? Em hãy nêu tác dụng của ngôi kể này.
Trả lời:
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất (theo lời kể của cậu bé Phrăng)
\ Cách kể theo ngôi thứ nhất làm tăng tính chân thực của câu chuyện. Vì nhân vật kể chuyện là người trong cuộc, trực tiếp chứng kiến từ đầu đến cuối. Tâm trạng của nhân vật Phrăng qua đó cũng được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc.
Câu 3: Em hãy trình bày bố cục của văn bản và nội dung chính từng phần
Trả lời:
- Bố cục: 3 phần
+ Phần 1 (Từ đầu tới mà “vắng mặt em”): Khung cảnh trước buổi học
+ Phần 2 (Tiếp đến “cuối cùng này”): Diễn biến buổi học cuối cùng
+ Phần 3 (còn lại): Khung cảnh kết thúc buổi học
Câu 4: Em hãy trình bày giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản “Buổi học cuối cùng”
Trả lời:
1. Nội dung
- Thầy Ha-men: Thầy giáo yêu nước: nghiêm khắc nhưng mẫu mực, truyền đạt cho hs tình yêu nước và tiếng nói dt
- Phrăng: Ham chơi nhưng cuối cùng đã hiểu được ý nghĩa, giá trị của tiếng nói dân tộc minh.
2. Nghệ thuật:
- Kể chuyện bằng ngôi thứ nhất
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo
- Miêu tả tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ, hành động, ngoại hình
Câu 5: Tóm tắt nội dung chính của văn bản “Buổi học cuối cùng” bằng một đoạn văn ngắn.
Trả lời:
Văn bản là câu chuyện kể về buổi học tiếng Pháp cuối cùng của người dân vùng An –đát qua lời kể của cậu bé Phrăng. Sáng hôm ấy, cậu bé Phrăng đến lớp hơi muộn và ngạc nhiên khi thấy lớp học có vẻ khác thường, cậu được thông báo đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng, điều này khiến cậu cảm thấy choáng váng. Trong lòng cậu tiếc nuối và ân hận vì thời gian qua không cố gắng học tập. Buổi học cuối cùng đó diễn ra trong không khí trang nghiêm, một buổi học đầy ý nghĩa và cảm động về lòng yêu và bảo vệ ngôn ngữ dân tộc, đồng thời là tấm lòng tự tôn, yêu hòa bình nước nước thiết tha mà thầy Ha-men muốn truyền thụ cho học trò của mình.
2. THÔNG HIỂU ( 7 câu)
Câu 1: Em hãy tìm những chi tiết miêu tả quang cảnh thiên nhiên trong văn bản
Trả lời:
- Khung cảnh:
+ Trời ấm áp.
+ Sáo hót ven rừng.
Câu 2: Cậu bé Phrăng cảm nhận thấy sự khác lạ ở người dân và không khí lớp học như thế nào? Điều đó gợi ra cho em suy nghĩ gì?
Trả lời:
- Có nhiều người đang tập trung trước bảng cáo thị ở trụ sở xã – nơi truyền đi những tin tức chẳng lành
=> Dấu hiệu báo một điều không mong muốn sắp xảy đến.
- Không khí lớp học:
+ Thông thường: ồn ào tiếng đọc bài, tiếng gõ thước của thầy giáo.
+ Hôm đó: lặng im, mọi người ngồi vào chỗ, thầy Ha-men thật dịu dàng.
=> Sự khác thường ở trụ sở xã và không khí lớp học báo hiệu những biến cố sắp xảy ra.
Câu 3: Trong buổi học cuối cùng thầy Ha Men được miêu tả như thế nào? Tại sao thầy lại ăn mặc đẹp như vậy?
Trả lời:
- Trang phục:
+ Mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn.
+ Đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu.
Trang phục đẹp đẽ, trang trọng nhằm tôn vinh buổi học cuối cùng.
- Thái độ: không giận dữ như mọi hôm, hiền từ, dịu dàng.
- Lời nói:
+ Ân cần, dịu dàng
+ Kiên nhẫn giảng bài
+ Giảng giải về ý nghĩa của tiếng Pháp.
=> Đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới. Thầy Ha-men nói về ngôn ngữ dân tộc với sự tự hào, ngợi ca.
Câu 4: Em hiểu câu nói của thầy Ha-men như thế nào? Thầy viết “ Nước Pháp muôn năm” tô đậm trên bảng thể hiện điều gì?
Trả lời:
- Giảng giải về ý nghĩa của tiếng Pháp.
=> Đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới. Thầy Ha-men nói về ngôn ngữ dân tộc với sự tự hào, ngợi ca.
- Thầy Ha-men là người thầy đáng kính có tình cảm nồng nàn yêu nước, yêu tiếng mẹ đẻ.
⇨ Cần phải giữ gìn ngôn ngữ dân tộc vì “khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…”
Câu 5: Cảnh vật chú bé Phrăng đến trường được miêu tả như thế nào? Phrăng quan sát, cảm nhận bằng những giác quan nào? Nhận xét về nghệ thuật miêu tả ở đoạn này?
Trả lời:
- Trước đây: Vốn lười học, ham chơi, không ý thức được trách nhiệm của bản thân.
* Trên đường tới trường:
+ Trời ấm, trong trẻo
+ Tiếng sáo hót ven rừng trên đồng cỏ… lính Phổ đang tập…
- Nghệ thuật: Miêu tả tâm lí nhân vật qua tâm trạng, suy nghĩ, ngoại hình.
- Tâm trạng: Chán học ham chơi nhưng đã ý thức được việc đến trường.
* Khi đến trường:
- Lớp học:
+ Thông thường: ồn ào như vỡ chợ
+ Hôm nay: Lặng ngắt, y như buổi sáng chủ nhật.
- Mọi người:
+ Thầy mặc lễ phục, trang trọng, dịu dàng
+ Dân làng lặng lẽ buồn rầu.
- Nghệ thuật quan sát, miêu tả, so sánh.
Quang cảnh sân trường và không khí lớp học trang trọng khác thường
Câu 6: Trong buổi học cuối cùng này tâm trạng của chú bé Phrăng có thay đổi không? Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó?
Trả lời:
+ Ngạc nhiên:
+ Choáng váng, sững sờ
+ Tự giận mình , đau lòng
+ Lúng túng, lòng rầu rĩ không dám ngẩng đầu lên.
+ Nuối tiếc, ân hận về sự lười nhác học tập, ham chơi của mình lâu nay.
Câu 7: Tại sao thầy Ha-men lại nói: "... con bị trừng phạt thế là đủ rồi..."?
Trả lời:
- Thầy Ha-men lại nói: "... con bị trừng phạt thế là đủ rồi..." vì:
+Phrăng đã nhiều lần chịu phạt
+ Với thầy Ha-men hiện tại, hình phạt không phải là cách dạy dỗ tốt với học sinh của mình
+ Việc không được tiếp tục học tiếng Pháp đã là một hình phạt quá nặng nề không chỉ với riêng Phrăng.
3. VẬN DỤNG ( 4 câu)
Câu 1: Phân tích một số chi tiết cụ thể (suy nghĩ, cách nhìn nhận về thầy Ha-men và thái độ đối với việc học tiếng Pháp) để làm rõ diễn biến tâm trạng của nhân vật "tôi" trong "Buổi học cuối cùng".
Trả lời:
- Thấy thầy Ha-men ăn mặc trang trọng, nói năng dịu dàng.
- Nhận thấy lớp học có cái gì đó khác thường và trang trọng.
- Tiếc nuối vì đã không chăm chỉ học hành.
- Thương, tội nghiệp thầy.
Câu 2: Văn bản Buổi học cuối cùng có nhiều chi tiết miêu tả đặc sắc: thầy Ha-men "người tái nhợt", "nghẹn ngào, không nói được hết câu", "cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to: NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM!" và "đầu dựa vào tường", "chẳng nói", chỉ "giơ tay ra hiệu",... Các chi tiết này đã giúp tác giả khắc họa được tâm trạng gì của thầy Ha-men?
Trả lời:
Các chi tiết này đã giúp tác giả khắc họa được tâm trạng đau buồn, xúc động, thất thần của thầy Ha-men khi buổi học cuối cùng tiếng của "Tổ quốc đang ra đi" đã kết thúc, đã đến lúc thầy phải rời vùng An-dát đã gắn bó từ lâu.
Câu 3: Câu chuyện đã bồi đắp cho em những phẩm chất nào? Em rút ra bài học gì cho bản thân sau khi học xong truyện?
Trả lời:
+ Chăm chỉ, cần cù, việc hôm nay không để ngày mai.
+ Yêu quê hương, đất nước từ những điều bình thường, giản dị, gần gũi.
- Em rút ra bài học: chăm chỉ, cần cù, chịu khó, cố gắng học tập.
Câu 4: Trong truyện Buổi học cuối cùng, em thích nhất là chi tiết gì? Vì sao
Trả lời:
Trong truyện ngắn Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê, để lại trong tôi ấn tượng nhiều hơn cả chính là chi tiết cả lớp học im lặng tập viết, chỉ nghe thấy tiếng ngòi bút sột soạt trên giấy. Lớp học phải tập trung lắm mới có thể im lặng. Cũng phải vì tập trung lắm, im lặng lắm nên những tiếng sột soạt trên giấy vốn nhỏ, lại được nghe thấy rõ mồn một và được miêu tả. Chi tiết cho thấy cái nhìn tinh tế của nhà văn về cuộc sống. Đồng thời cũng cho thấy sự nghiêm trang của một lớp học vùng An-dát trong buổi học Pháp văn - tiếng mẹ đẻ của họ lần cuối cùng. Sự nghiêm trang ấy thể hiện lòng biết ơn, tôn trọng với người thầy đã gắn bó với họ suốt 40 năm, đồng thời cũng thể hiện tình yêu, lòng tôn kính với quê hương, Tổ quốc.
4. VẬN DỤNG CAO ( 1 câu)
Câu 1: Phân tích tác phẩm Buổi học cuối cùng
Trả lời:
An-phông-xơ Đô-đê là nhà văn hiện thực và nhân đạo chủ nghĩa lớn của Pháp, những sáng tác của ông thấm đượm chất đồng dao, dân ca nhẹ nhàng và trong sáng, diễn tả cảm động những nỗi đau và tình yêu thương, đặc biệt là tình yêu quê hương, đất nước. Tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật đó là tập truyện “Chuyện kể ngày thứ hai” với trích đoạn “Buổi học cuối cùng” kể về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng vùng An-dát.
“Buổi học cuối cùng” là truyện ngắn với chủ đề về tinh thần yêu nước, cụ thể là tình yêu ngôn ngữ, tiếng nói dân tộc. Tác phẩm ra đời vào thời điểm đã kết thúc chiến tranh Pháp - Phổ, nước Pháp thua trận, hai vùng đất An-dát và Lo-ren bị nhập vào nước Phổ. Các trường học ở khu vực này buộc phải chuyển sang học tiếng Đức. Câu chuyện kể về buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát qua lời kể của cậu bé Phrăng. Vào buổi sáng hôm ấy, cậu đến lớp hơi muộn và rất ngạc nhiên khi thấy lớp học có vẻ khác thường. Cậu bé choáng váng khi nghe thông tin từ thầy Ha-men, thầy nói đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Phrăng thấy tiếc nuối và ân hận vì bấy lâu đã bỏ phí thời gian, đã trốn học đi chơi và ngay cả trong buổi sáng hôm ấy cậu cũng phải đấu tranh mãi mới quyết định đến trường. Buổi học diễn ra trong không khí trang nghiêm, thầy Ha-men đã nói những điều sâu sắc về tiếng Pháp, giảng bài say sưa đến khi đồng hồ điểm 12 giờ. Kết thúc buổi học, thầy nghẹn ngào không nói lên lời, cố viết thật to lên bảng: “Nước Pháp muôn năm”.
=> Giáo án ngữ văn 10 chân trời tiết: Đọc mở rộng thể loại - Buổi học cuối cùng