Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Ôn tập bài 5 (P2)
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 5. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo
Xem: => Giáo án ngữ văn 10 chân trời sáng tạo (bản word)
ÔN TẬP BÀI 5
NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG
Câu 1: Trình bày thể loại và bố cục của văn bản “Xã trưởng – Mẹ Đốp”
Trả lời:
- Thể loại: chèo - Thể loại: chèo
- Bố cục: 2 phần: - Bố cục: 2 phần:
+ Phần 1 (Từ đầu ... xã ngồi): Thái độ xã trưởng + Phần 1 (Từ đầu ... xã ngồi): Thái độ xã trưởng
+ Phần 2 (Còn lại): Thái độ của mẹ Đốp + Phần 2 (Còn lại): Thái độ của mẹ Đốp
Câu 2: Em hãy viết một đoạn văn ngắn để tóm tắt nội dung chính của đoạn trích “Xã trưởng – Mẹ Đốp”
Trả lời:
Đoạn trích được trích từ vở chèo Quan m Thị Kính, nội dung xoay quanh cuộc trao đổi giữa xã trưởng và mẹ Đốp về việc đi rao mõ. Qua lời thoại, giọng điệu, hai nhân vật đã bộc lộ tính cách của mình: nếu Xã trưởng là người kênh kiệu, coi thường người thấp kém hơn mình thì mẹ Đốp là nhân vật tạo nên yếu tố hài hước cho vở chèo qua lời nói châm chọc, đả kích xã trưởng. Đoạn trích cho thấy sự phê phán đối với những tầng lớp chức dịch như xã trưởng nhưng lại có tính trêu ghẹo, đùa cợt người khác, ham sắc và khinh người đồng thời thể hiện xã hội cổ hủ, lạc hậu xưa với những giáo điều, quy định khắt khe qua hình phạt gõ mõ đối với Thị Mầu.
Câu 3: Qua văn bản, em hãy phân tích nhân vật xã trưởng
Trả lời:
- Xã trưởng: khinh bỉ ra mặt, coi thường những người thấp kém hơn mình: - Xã trưởng: khinh bỉ ra mặt, coi thường những người thấp kém hơn mình:
+ Đi rao mõ + Đi rao mõ
"Làm cái thứ mõ thì bằng với sắc cái gì?"
Tại dân vi tổng lí.
- Xã trưởng là người kênh kiệu, tự hào mà nói mình được chọn làm lí trưởng là do người dân đều đồng ý chọn, coi mình như là vua ở đây - Xã trưởng là người kênh kiệu, tự hào mà nói mình được chọn làm lí trưởng là do người dân đều đồng ý chọn, coi mình như là vua ở đây
Câu 4: Từ việc đọc hiểu văn bản trên, cho biết: khi đọc, phân tích một kịch bản tuồng, chèo nói riêng, văn bản kịch nói chung, ta cần lưu ý những điều gì ?
Trả lời:
Xác định được đề tài, nội dung chính của văn bản
Xác định các nhân vật, những lời đối thoại, độc thoại, bàng thoại
Hiểu được ý nghĩa, quan điểm mà tác giả muốn gửi gắm đến
Xác định được thể loại văn bản
Câu 5: Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết Xã trưởng -Mẹ Đốp là một văn bản chèo?
Trả lời:
- Đề tài: văn bản xoay quanh vấn đề giáo dục cách sống, cách ứng xử giữa người với người theo dân gian. - Đề tài: văn bản xoay quanh vấn đề giáo dục cách sống, cách ứng xử giữa người với người theo dân gian.
- Tích truyện (cốt truyện): được trích từ vở chèo Quan - Tích truyện (cốt truyện): được trích từ vở chèo Quan m Thị Kính.
- Nhân vật: có đào thương và đào lệch (đào lẳng). - Nhân vật: có đào thương và đào lệch (đào lẳng).
- Cấu trúc: cấu trúc của văn bản bao gồm nhiều màn và cảnh, mỗi cảnh đóng một vài trò khác nhau. - Cấu trúc: cấu trúc của văn bản bao gồm nhiều màn và cảnh, mỗi cảnh đóng một vài trò khác nhau.
- Lời thoại: có bao gồm cả lời thoại của nhân vật và tiếng đế cùng 3 hình thức: đối thoại, độc thoại, bàng thoại. Đồng thời, lời thoại của các nhân vật trong văn bản bao gồm cả lời nói và lời hát. - Lời thoại: có bao gồm cả lời thoại của nhân vật và tiếng đế cùng 3 hình thức: đối thoại, độc thoại, bàng thoại. Đồng thời, lời thoại của các nhân vật trong văn bản bao gồm cả lời nói và lời hát.
Câu 6: Hãy phân tích câu nhận định: ““Xã Trưởng-Mẹ Đốp”là trích đoạn hài đặc trưng của sân khấu chèo về hề áo ngắn và hề áo dài”. Em hiểu câu trên như thế nào?
Trả lời:
- Các loại hình nhân vật phổ biến của chèo bao gồm kép, đào, hề, mụ, lão. Kép thường là các sĩ tử chân chính, hiếu học; đào (nữ chính) bao gồm đào thương, đào lệch hay còn gọi là đào lẳng, đào pha; hề; mụ lão. Nhân vật trong chèo thường mang tính ước lệ với tính cách không thay đổi.Trong đó nhân vật hề là khá phổ biến. - Các loại hình nhân vật phổ biến của chèo bao gồm kép, đào, hề, mụ, lão. Kép thường là các sĩ tử chân chính, hiếu học; đào (nữ chính) bao gồm đào thương, đào lệch hay còn gọi là đào lẳng, đào pha; hề; mụ lão. Nhân vật trong chèo thường mang tính ước lệ với tính cách không thay đổi.Trong đó nhân vật hề là khá phổ biến.
- Trong “Xã Trưởng-Mẹ Đốp” Hề áo ngắn là Mẹ Đốp, đại diện cho tầng lớp nhân dân bị trị luôn luôn tìm cách đả kích, châm chọc, chửi khéo giai cấp thống trị là Xã Trưởng, gây tiếng cười hóm hỉnh, sâu cay, chua chát, sảng khoái , hể hả qua những việc làm ngu dốt, vô nhân đạo của chúng diễn ra hàng ngày. - Trong “Xã Trưởng-Mẹ Đốp” Hề áo ngắn là Mẹ Đốp, đại diện cho tầng lớp nhân dân bị trị luôn luôn tìm cách đả kích, châm chọc, chửi khéo giai cấp thống trị là Xã Trưởng, gây tiếng cười hóm hỉnh, sâu cay, chua chát, sảng khoái , hể hả qua những việc làm ngu dốt, vô nhân đạo của chúng diễn ra hàng ngày.
- Nhân vật thứ hai là hề áo dài, cụ thể là Xã Trưởng, một chức quan mua tại hương thôn, ngu dốt nhưng lại háo sắc, tham lam, dối trên gạt dưới, hà hiếp dân lành, thường bị người nông dân chơi xỏ. Nhân vật hề áo dài trên sân khấu chèo truyền thống, bản thân nhân vật không làm hài nhưng qua phong cách biểu diễn thể hiện, nhân vật tự bộc lộ cái hài rất thâm thúy, gây tiếng cười chua chát, cười ra nước mắt. - Nhân vật thứ hai là hề áo dài, cụ thể là Xã Trưởng, một chức quan mua tại hương thôn, ngu dốt nhưng lại háo sắc, tham lam, dối trên gạt dưới, hà hiếp dân lành, thường bị người nông dân chơi xỏ. Nhân vật hề áo dài trên sân khấu chèo truyền thống, bản thân nhân vật không làm hài nhưng qua phong cách biểu diễn thể hiện, nhân vật tự bộc lộ cái hài rất thâm thúy, gây tiếng cười chua chát, cười ra nước mắt.
Câu 7: Phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong tác phẩm kịch Xã trưởng - Mẹ Đốp
Trả lời:
Xã trưởng - Mẹ Đốp là đoạn trích được trích từ vở chèo Quan m Thị Kính, bằng ngôn ngữ đặc trưng của chèo và các vai nhân vật, người đọc thấy được cuộc trao đổi giữa xã trưởng (người quản lý xã) với mẹ Đốp (vợ của người mõ làng) về việc đi rao mõ, thông báo cho cả làng biết tin Thị Mầu mang thai khi chưa có chồng. Qua đó thấy sự phê phán đối với những tầng lớp chức dịch như xã trưởng nhưng lại có tính trêu ghẹo, đùa cợt người khác, ham sắc và khinh người, tự cao và không có đạo đức.
Mở đầu đoạn trích là thông tin Thị Mầu mang thai khi chưa có chồng, bị rêu rao khắp làng xóm và bị phạt. Thông tin hết sức ngắn gọn được xã trưởng nêu lên để triệu tập bố Đốp ra làm việc. Thông tin ấy phần nào thể hiện xã hội cổ hủ, lạc hậu xưa với những giáo điều, quy định khắt khe.
Tiếp theo là màn đối đáp giữa xã trưởng (người quản lý xã) với mẹ Đốp (vợ của người mõ làng) về việc đi rao mõ, các màn kịch lần lượt được hiện lên. Đầu tiên là màn kịch phơi bày bộ mặt gian trá, dốt nát, kém hiểu biết của xã trưởng, sự tinh lanh, nhanh nhẹn hoạt ngôn của mẹ Đốp: “Một mình tôi cả xã ngóng trông/ Điều phải trái tôi nay trước bảo”. Rồi khi mẹ Đốp đọc thơ, xã trưởng cũng lấy làm hay thì mẹ Đốp bảo thầy chép về mà treo…
Tiếp đó là màn kịch của một tên háo sắc, nhũng nhiễu dân lành. Đường đường là người đứng đầu một làng một xã, lẽ ra phải là người ăn nói chỉn chu, lịch sự nhã nhặn với dân. Nhưng không, xã trưởng ở đây ngang nhiên gạ gẫm dân lành “nhà Đốp lớp này coi ra dễ coi lắm nhỉ… hôm nào mát trời tao sang gửi một đứa nhỉ”. Những ngôn ngữ “bảnh gái, gửi đứa” chỉ phù hợp với lứa trẻ đang tán tỉnh, trêu đùa nhau, không hề phù hợp với người cán bộ, người đứng đầu.
Và màn kịch cuối là màn kịch sử dụng ngôn ngữ đối thoại của hài kịch để khắc hoạ nổi bật tính cách của các nhân vật, cùng với sự dẫn dắt mâu thuẫn khéo léo, bất ngờ, hành động giàu kịch tính. Yếu tố hài hước được tạo nên từ những thủ pháp như sử dụng từ đồng âm ''bằng'' (“Bố cháu trẩy tỉnh lĩnh bằng rồi ạ/ Làm cái thứ mõ thì bằng với sắc cái gì/ Bố cháu cắp tráp theo hầu cụ Bá lên tỉnh lĩnh bằng rồi”); sử dụng âm vận “ôi” (Thánh đế lên ngôi/Chẳng giấu gì mẹ đốp là tôi; giấy quan về là phải báo với tôi/ tôi chưa ra là làng chửa được ngồi)… cùng những từ ngữ dân dã, xưng hô suồng sã: con mẹ Đốp, con này, bảnh gái, mộc đạc… Qua đó nhân vật hiện lên rõ nét: mẹ Đốp là nhân vật nhân vật hài hước, gây cười, là người nhanh nhẹn, hoạt bát, mồm năm miệng mười. Còn xã trưởng là người tự hào khi mình được chọn làm lý trưởng, ra oai với dân làng, khinh bỉ, coi thường những người có địa vị thấp kém hơn mình. Sự xuất hiện hai nhân vật đối lập trong kịch bản chèo: giúp thể hiện rõ tư tưởng, triết lí dân gian bởi lời nói cử chỉ của nhân vật vừa gây cười nhưng rất thâm thúy, sâu sa, thể hiện rõ tư tưởng của tác giả dân gian.
Đoạn trích tiêu biểu cho nghệ thuật chèo truyền thống. Xây dựng xung đột kịch lôi cuốn, hấp dẫn. Xây dựng nhân vật tiêu biểu, đại diện cho giai cấp tầng lớp trong xã hội (xã trưởng- quan lại kém hiểu biết, lố lăng háo sắc; mẹ Đốp- nông dân khéo ăn khéo nói). Những làn điệu chèo phù hợp, giúp diễn tả tâm trạng, tính cách nhân vật. Nhân vật mang tính quy ước, thiện – ác phân chia làm hai tuyến rõ ràng. Qua việc xây dựng nhân vật và xung đột kịch hấp dẫn góp phần thể hiện văn hóa dân gian, thể hiện rõ tư tưởng của tác giả dân gian.
Câu 8: Em hãy cho biết phương tiện phi ngôn ngữ được dùng trong văn bản có tác dụng gì?
Trả lời:
- Mỗi loại phương tiện phi ngôn ngữ có chức năng biểu đạt nghĩa khác nhau. - Mỗi loại phương tiện phi ngôn ngữ có chức năng biểu đạt nghĩa khác nhau.
+ Các số liệu thường được sử dụng đề cung cấp những thông tin cụ thể, chinh xác. + Các số liệu thường được sử dụng đề cung cấp những thông tin cụ thể, chinh xác.
+ Các đường nối giữa các hình vẽ thường được dùng để biểu đạt mối quan hệ giữa các thông tin. + Các đường nối giữa các hình vẽ thường được dùng để biểu đạt mối quan hệ giữa các thông tin.
+ Các biểu đồ, sơ đồ giúp trình bày thông tin một cách hệ thống. + Các biểu đồ, sơ đồ giúp trình bày thông tin một cách hệ thống.
+ Các hình ảnh làm tăng tính hấp dẫn và trực quan của thông tin,.. + Các hình ảnh làm tăng tính hấp dẫn và trực quan của thông tin,..
Tùy theo mục đích sử dụng mà người viết lựa chọn loại phương tiện phi ngôn ngữ phù hợp.
Câu 9: Tìm phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản “Phục hồi tầng Ozone..” và cho biết tác dụng của chúng.
Trả lời:
Phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản là:
- Hình ảnh: Giúp cho người đọc dễ dàng hình dung được lỗ thủng tầng ozone thay đổi qua các năm - Hình ảnh: Giúp cho người đọc dễ dàng hình dung được lỗ thủng tầng ozone thay đổi qua các năm
- Số liệu: Giúp cho độ chính xác và tin cậy của văn bản cao hơn đối với người đọc và người nghe. - Số liệu: Giúp cho độ chính xác và tin cậy của văn bản cao hơn đối với người đọc và người nghe.
Câu 10: Quan sát văn bản thông tin vừa trình chiếu trên, em hãy cho biết văn bản trên cung cấp thông tin gì?
Trả lời:
Văn bản trên cung cấp thông tin ở Việt Nam đang đối mặt với tình trạng dân số già.
Câu 11: Nêu tác dụng, hiệu quả của việc sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ nhằm biểu đạt thông tin?
Trả lời:
Tác dụng, hiệu quả: Thông tin chính xác, khách quan, sinh động về diễn tiến tình hình dịch bệnh…
Câu 12: Chỉ ra các số liệu được sử dụng trong những câu dưới đây (trích từ văn bản Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI). Cho biết các số liệu đó có tác dụng như thế nào đối với việc phản ánh sự việc được đề cập trong mỗi câu.
a) Liên hợp quốc ước tính có chừng 40% dân số cư ngụ gần biển, với 600 triệu người sinh sống trong khu vực cao hơn mực nước biển từ 10 mét trở xuống.
b) Việt Nam có 28 trên tổng số 64 tỉnh thành ven biển, với đường bờ biển dài hơn 3000 ki-lô-mét
c) Về diện tích, biển và đại dương bao phủ 72% bề mặt Trái Đất.
d) Dự kiến vào cuối thế kỉ tới, mực nước biển sẽ tăng lên trong khoảng 35 – 85 xăng-ti-mét ...
Trả lời:
a) 40% dân số cư ngụ gần biển - 600 triệu người sinh sống trong khu vực cao hơn mực nước biển từ 10 mét trở xuống.
b) 28 trên tổng 64 tỉnh thành ven biển - đường bờ biển dài hơn 3000 ki-lô-mét.
c) Bao phủ 72% bề mặt Trái Đất
d) Khoảng 35 – 85 xăng-ti-mét.
→ Tác dụng: Việc trích dẫn những số liệu cụ thể nhằm nhấn mạnh, khẳng định sự ảnh hưởng của hiện tượng nước biển dâng đến cuộc sống của con người. Từ đó, làm tăng tính xác thực, sức thuyết phục, tính khách quan cho lập luận của người viết giúp người đọc, người nghe tin tưởng hơn vào dẫn chứng bài viết.
Câu 13: Trình bày nội dung chính của văn bản Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương?
Trả lời:
Văn bản "Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương" là văn bản cung cấp cho người đọc những thông tin, vị trí của đàn ghi ta phím lõm trong cuộc sống ngày nay và tầm quan trọng cũng như sự đón nhận của dàn nhạc cải lương đối với đàn ghi ta phím lõm. Qua văn bản, tác giả đã ca ngợi âm thanh của đàn ghi ta phím lõm và vị trí không thể thay thế được của loại đàn này cho tới ngày nay.
Câu 14: Em hãy trình bày lịch sử hình thành của đàn ghi ta phím lõm.
Trả lời:
+ Đàn guitar có lịch sử lâu đời với nhiều thiết kế khác nhau, nhưng đã được người Tây Ban Nha cải tiến lại để có hình dáng và cấu trúc như ngày nay. + Đàn guitar có lịch sử lâu đời với nhiều thiết kế khác nhau, nhưng đã được người Tây Ban Nha cải tiến lại để có hình dáng và cấu trúc như ngày nay.
+ Người Việt Nam biết đến đàn ghi-ta đầu thế kỉ XX. Cảm nhận được âm vực rộng và âm sắc phong phú của cây ghi-ta, các nghệ nhân Việt Nam đã khai thác và cải tiến cây đàn, khoét lõm các cung đàn trên cần để tạo nên hiệu ứng ngân rung đặc biệt, phù hợp với thang âm của âm nhạc Việt. + Người Việt Nam biết đến đàn ghi-ta đầu thế kỉ XX. Cảm nhận được âm vực rộng và âm sắc phong phú của cây ghi-ta, các nghệ nhân Việt Nam đã khai thác và cải tiến cây đàn, khoét lõm các cung đàn trên cần để tạo nên hiệu ứng ngân rung đặc biệt, phù hợp với thang âm của âm nhạc Việt. Trở thành cây ghi-ta phím lõm, nghĩa là cây ghi-ta Việt Nam đã xướng lên bằng ngôn ngữ âm nhạc Việt (hò, sự, xang, xê, cống)
Câu 15: Qua văn bản, em hiểu thêm gì về ưu thế của đàn ghi ta và vai trò của đàn guitar trong dàn nhạc cải lương
Trả lời:
Ưu thế: đảm bảo được âm độ rộng, từ thấp, trung đến cao, âm sắc phong phú, phím cung sâu nhấn nhá rất đa dạng. Ớ loại hơi và thể điệu nào, đàn cũng thể hiện một cách xuất sắc, điều này không phải nhạc cụ nào cũng làm được. Từ khi được Việt Nam hóa đến nay, cây ghi-ta phím lõm vẫn luôn đóng vai trò chủ chốt, trở thành nhạc cụ trụ cột không thể thay thế của dàn nhac tài tử và cải lương.
Câu 16: Qua văn bản, em hãy giới thiệu vị trí của ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương
Trả lời:
Đàn ghi ta phím lõm có một vị trí đặc biệt quan trọng trong dàn nhạc cải lương
Guitar là nhạc cụ chính, giữ song loan và bao sân cho cả dàn nhạc
Ghi ta phím lõm là hiện thân của sự kết hợp tinh hoa âm nhạc phương Tây và Việt Nam, để tạo nên một yếu tố nghệ thuật thể thiếu của cải lương
Câu 17: Nhận xét về sức sống của các tác phẩm cải lương trong xã hội hiện đại ngày nay.
Trả lời:
Có thể nhận thấy, đề tài hiện đại đang là “khoảng trống” trên sân khấu kịch hát nói chung và sân khấu cải lương nói riêng. Dẫu biết rằng, đề tài quá khứ cũng vô cùng quan trọng và các nghệ sĩ đều lồng vào chuyện xưa những vấn đề đương đại để phục vụ khán giả đương thời. Tuy nhiên, khán giả vẫn cần đến những vở diễn phản ánh trực tiếp cuộc sống của chính họ trên sân khấu và việc đi vào đề tài hiện đại cũng là cách để làm mới sân khấu kịch hát, thu hút khán giả, nhất là khán giả trẻ đến với di sản văn hóa nghệ thuật của cha ông để lại. Chưa kể, bản chất của cải lương là thể loại “cải cách hát ca theo tiến bộ, lương truyền tuồng tích sánh văn minh”, đòi hỏi phải không ngừng đổi mới, coi đó như là một nhu cầu tự thân để tồn tại và phát triển.
Có bốn nguyên nhân cơ bản dẫn đến điều này, trong đó có việc những người làm sân khấu kịch hát nói chung và sân khấu cải lương nói riêng còn lúng túng trong việc sáng tạo các vở diễn đề tài hiện đại. Bởi lẽ sân khấu kịch hát vốn đã được định hình về phong cách thể loại (tĩnh), trong khi đó, cuộc sống đương đại luôn thay đổi từng ngày, từng giờ với muôn hình vạn trạng của hiện thực lẫn con người (động). Do đó, để đưa đề tài hiện đại vào sân khấu kịch hát nói chung và sân khấu cải lương nói riêng mà vẫn giữ được tinh hoa giá trị truyền thống của thể loại... là điều không đơn giản đối với những người làm nghề. Chính sự khó khăn đó đã khiến các đoàn nghệ thuật, các nhà hát nương vào đề tài lịch sử, dã sử, dân gian vì các đề tài này dễ “vào cải lương”, các nghệ sĩ khi ca, múa, diễn đỡ mất công tìm tòi, thử nghiệm. Thứ nữa là việc lựa chọn đề tài liên quan đến hợp đồng biểu diễn, doanh thu của các đơn vị biểu diễn. Đây cũng là nguyên nhân chủ chốt dẫn đến sân khấu kịch hát nói chung và sân khấu cải lương nói riêng thiếu vắng đề tài hiện đại, bởi nguồn doanh thu đáng kể của nhiều đơn vị phải dựa vào các lễ hội và những vở diễn đề tài quá khứ lại phù hợp với không gian hội hè đình đám ở các địa phương.
Câu 18: Em hãy tổng kết giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Huyện Trìa xử án
Trả lời:
1. Nội dung:
- Văn bản phơi bày bộ mặt xấu xa thối nát của những kẻ quan lại, chức dịch tham ô, nhũng nhiễu dân chúng và đam mê tửu sắc, những góc khuất đen tối, xấu xa của xã hội với những mặt trái, những điều tiêu cực còn tồn tại chốn cửa quan - nơi mà người ta tìm đến để đòi lại công bằng. Qua đó bộc lộ niềm cảm thông, thương xót cho thân phận của những người dân thấp cổ bé họng. - Văn bản phơi bày bộ mặt xấu xa thối nát của những kẻ quan lại, chức dịch tham ô, nhũng nhiễu dân chúng và đam mê tửu sắc, những góc khuất đen tối, xấu xa của xã hội với những mặt trái, những điều tiêu cực còn tồn tại chốn cửa quan - nơi mà người ta tìm đến để đòi lại công bằng. Qua đó bộc lộ niềm cảm thông, thương xót cho thân phận của những người dân thấp cổ bé họng.
2. Nghệ thuật
- Thể hiện được những đặc trưng của tuồng: ngôn ngữ, nhân vật, lời thoại, cử chỉ, hành động. - Thể hiện được những đặc trưng của tuồng: ngôn ngữ, nhân vật, lời thoại, cử chỉ, hành động.
- Nghệ thuật châm biếm hóm hỉnh. - Nghệ thuật châm biếm hóm hỉnh.
- Ngôn từ dễ hiểu, mộc mạc - Ngôn từ dễ hiểu, mộc mạc
Câu 19: Kết quả của buổi xử án ra sao? Từ lời phán cuối cùng của Huyện Trìa, lời than của Trùm Sò, lời tri ân của Thị hến, bạn có nhận xét gì về kết quả của phiên tòa.
Trả lời:
- Thị Hến được tha bổng trong khi Trùm Sò không lấy lại được của cải đã mất. - Thị Hến được tha bổng trong khi Trùm Sò không lấy lại được của cải đã mất.
- Huyện Trìa xử án dựa vào thăm mê, dục vọng với Thị Hến còn Trùm Sò chỉ biết than trời trong sự bất lực tuân theo phán quyết “Trời cao kêu chẳng thấu/ Quan lớn dạy phải vâng” - Huyện Trìa xử án dựa vào thăm mê, dục vọng với Thị Hến còn Trùm Sò chỉ biết than trời trong sự bất lực tuân theo phán quyết “Trời cao kêu chẳng thấu/ Quan lớn dạy phải vâng”
Một kết quả không hề có sự công bằng, liêm chính mà chỉ có ham mê, cảm tính, tự ý quyết định.
Câu 20: Em hãy phân tích nguyên nhân làm nảy sinh các mâu thuẫn trong văn bản Huyện Trìa xử án
Trả lời:
Nguyên nhân làm nảy sinh mâu thuẫn: Các mâu thuẫn nảy sinh trước phiên toà xuất phát từ vụ trộm và việc tàng trữ đồ ăn cắp bị phát giác. Từ các mâu thuẫn đó, khi vụ việc được đưa đến cho quan toà (Huyện Trìa) xử lại nảy sinh những mâu thuẫn mới. Nguyên nhân là do Đề Hầu và Huyện Tria đều mê nhan sắc Thị Hến, đều muốn lấy lòng, ban ơn cho Thị Hến để tán tỉnh Thị và xử ép Trùm Sò.
=> Giáo án ngữ văn 10 chân trời tiết: Ôn tập bài 5- Nghệ thuật truyền thống (tuồng/ chèo)