Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Ôn tập bài 6 (P3)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 6. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo

ÔN TẬP BÀI 6

NÂNG NIU KỈ NIỆM

Câu 1: Hình ảnh thiên nhiên Tây Tiến hiện lên như thế nào qua ngòi bút của Quang Dũng?

Trả lời:

Qua những vần thơ được tác giả khắc họa thì thiên nhiên Tây Tiến hiện lên vô cùng hiểm trở: dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm, ngàn thước lên cao >< ngàn thước xuống, thác gầm thét, cọp trêu người…. Thế nhưng bên cạnh sự khắc nghiệt đó còn toát lên sự  mỹ lệ, hùng vĩ, trữ tình và huyền ảo thể hiện qua các hình ảnh:  sương lấp, hoa về, đêm hơi, cồn mây, mưa xa khơi, heo hút cồn mây….

Thiên nhiên Tây Bắc hiện lên qua ngòi bút của tác giả vô cùng khắc nghiệt, dữ dội nhưng không kém phần huyền ảo, mỹ lệ và trữ tình.

Câu 2: Em hiểu như thế nào về 2 hình ảnh rất đặc biệt xuất hiện trong bài thơ: “gục trên súng mũ bỏ quên đời” và “ súng ngửi trời”

Trả lời:

Người lính Tây Tiến “gục lên súng mũ bỏ quên đời” không hề bi lụy mà nó trở nên vô cùng lãng mạn. Họ coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, cái bi đã được nâng đỡ bằng đôi cánh của sự lãng mạn giúp cho vần thơ của ông trở nên tinh tế và đặc biệt.

Hình ảnh “súng ngửi trời” được xem là một sự sáng tạo. Ta đã từng bắt gặp nó ở những vần thơ trong bài Đồng chí của nhà thơ Hữu Chính với hình ảnh “đầu súng trăng treo”, nét đặc sắc mà nhà thơ Quang Dũng mang đến cho người đọc đó là sự lãng mạn. Không chỉ diễn tả sự hóm hỉnh của những người lính Tây Tiến mà hơn hết nó diễn tả độ cao cùng cuộc hành quân đầy gian nan của đoàn binh Tây Tiến. Ở một vị trí nào đó rất cao đến nỗi có cảm giác “súng ngửi trời.

Câu 3: Hình ảnh người chiến sĩ trong đoạn một của bài thơ Tây Tiến hiện lên như thế nào?

Trả lời:

Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hùng dũng trên nền thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội:

- Sự tinh nghịch, dí dỏm của các chàng trai Hà Nội, chiến thắng thiên nhiên, chạm tới đỉnh cao của chiến trường miền Tây. - Sự tinh nghịch, dí dỏm của các chàng trai Hà Nội, chiến thắng thiên nhiên, chạm tới đỉnh cao của chiến trường miền Tây.

- Dũng cảm, gan góc, kiên cường của những người lính trên sự dữ dội và bí ẩn của thiên nhiên. - Dũng cảm, gan góc, kiên cường của những người lính trên sự dữ dội và bí ẩn của thiên nhiên.

- Hình ảnh bi tráng của người lính Tây Tiến trên chiến trường, coi cái chết nhẹ tựa giấc ngủ. - Hình ảnh bi tráng của người lính Tây Tiến trên chiến trường, coi cái chết nhẹ tựa giấc ngủ.

- Có sự hòa hợp thật đáng yêu trong tình quân dân kháng chiến. - Có sự hòa hợp thật đáng yêu trong tình quân dân kháng chiến.

=> Bằng bút pháp hiện thực và trữ tình đan xen, đoạn thơ đã dựng lại con đường hành quân giữa núi rừng Tây Bắc hiểm trở. Ở đó đoàn quân Tây Tiến đã trải qua cuộc hành quân đầy gian khổ nhưng cũng ấm áp tình người. Qua đó, ta thấy được sự dũng cảm, kiên trung của thế hệ trẻ thời kì kháng chiến.

Câu 4: Theo văn bản, bài thơ Tây Tiến có bốn đoạn. Nêu ý chính của mỗi đoạn và chỉ ra mạch liên kết giữa các đoạn.

Trả lời:

Bài thơ chia làm 4 đoạn sau:

Đoạn 1 (14 câu thơ đầu): cảm hứng từ cuộc hành trình đầy gian khổ của đoàn quân Tây Tiến.

Đoạn 2 (8 câu thơ tiếp theo):kỉ niệm về tình quân dân và khung cảnh sông nước miền tây.

Đoạn 3 (Tiếp đến khúc độc hành):hình tượng người lính Tây Tiến,  đây là đoạn nói về nỗi nhớ đồng đội da diết của tác giả đối với những người chiến sĩ đồng đội của mình.

 Đoạn 4: Còn lại là lời thề gắn bó với Tây Tiến.

== > Bài thơ được sáng tác trong nỗi nhớ da diết của nhà thơ Quang Dũng với đồng đội và đơn vị cũ. Nỗi nhớ ấy gắn liền với thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ thơ mộng.

Câu 5: Ở đoạn thơ thứ tư, nỗi nhớ Tây Tiến được diễn tả như thế nào? Vì sao nhà thơ viết “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”?

Trả lời:

Sông Mã xa rồi. Tây Tiến xa rồi. Ngồi ở Phù Lưu Chanh, Quang Dũng nhớ về chiến trường xưa và những người đồng đội cũ một thời chiến đấu vô cùng gian khổ mà rực lửa anh hùng. Giữa nhà thơ và những ngày Tây Tiến có cả một khoảng cách thời gian và không gian thăm thẳm

4 câu thơ kết thúc bài thơ như một lời thề của người chiến sĩ Tây Tiến đi là không hẹn ngày về, hồn về Sầm Nứa để tiếp tục cuộc chiến đấu với quân giặc chứ chưa muốn về xuôi khi chưa hoàn thành nhiệm vụ.

==> Hình ảnh người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng cò có sức hấp dẫn lâu dài đối với người đọc.

Câu 6: Văn bản Tây Tiến có sử dụng rất nhiều từ Hán Việt, em hãy liệt kê những từ ngữ đó và nêu tác dụng của chúng.

Trả lời:

Văn bản có sử dụng rất nhiều từ Hán Việt đó là: đoàn binh, biên giới, chiến trường, biên cương, viễn xứ, áo bào, độc hành

- Tác dụng của chúng là: tạo ra sắc thái trang trọng, mang ý nghĩa khái quát, làm tôn thêm vẻ đẹp của người lính Tây Tiến, góp phần tạo ra vẻ đẹp hào hùng cho hình tượng. - Tác dụng của chúng là: tạo ra sắc thái trang trọng, mang ý nghĩa khái quát, làm tôn thêm vẻ đẹp của người lính Tây Tiến, góp phần tạo ra vẻ đẹp hào hùng cho hình tượng.

Câu 7: Vẻ đẹp tâm hồn của người lính Tây Tiến được thể hiện như thế nào qua từ “mộng”,“mơ”trong đoạn thơ?

Trả lời:

Qua từ “mộng”,“mơ”trong đoạn thơ, vẻ đẹp tâm hồn của người lính Tây Tiến được thể hiện là:

- Hình ảnh lạ, sáng tạo độc đáo - Hình ảnh lạ, sáng tạo độc đáo

“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” .

Mộng lập công danh: có ý chí, khát vọng lớn lao.

Bên trong cái dữ dằn, oai hùng của người lính là những tâm hồn, những trái tim rạo rực, khao khát yêu thương:Trong khổ cực, gian khó vẫn giữ được cái mơ mộng, lãng mạn của đất Hà Thành thanh lịch. Họ sống với cả những giấc mộng “dáng kiều thơm”, sống với nỗi nhớ da diết cái đẹp trong cuộc sống thanh bình.

Câu 8: Bài thơ Nắng mới gợi liên tưởng cho em đến tác phẩm văn học nào? Vì sao?

Trả lời:

- Các văn bản có cùng đề tài người mẹ: người mẹ vườn cau - Các văn bản có cùng đề tài người mẹ: người mẹ vườn cau

- Các văn bản có cùng thể loại - Các văn bản có cùng thể loại

- Các văn bản có cùng cách tổ chức mạch cảm xúc: một tín hiệu nghệ thuật khơi gợi cảm hứng đưa tâm hồn con người từ hiện tại trở về ký ức,.... - Các văn bản có cùng cách tổ chức mạch cảm xúc: một tín hiệu nghệ thuật khơi gợi cảm hứng đưa tâm hồn con người từ hiện tại trở về ký ức,....

Câu 9: Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) ghi lại cảm nhận về một chi tiết mà em ấn tượng nhất trong bài thơ Nắng mới

Trả lời:

“Nét cười đen nhánh sau tay áo

Câu thơ rất tạo hình. Chân dung bà mẹ hiện lên chỉ nội dung hình ảnh ấy: nét cười đen nhánh, hàm răng nhuộm đen, đều đặn và bóng, một nét đẹp của phụ nữ xưa. Hình ảnh ấy của bà mẹ đã đọng lại và lưu giữ mãi trong tâm trí người đọc khi bài thơ đã hết, tạo một nỗi bùi ngùi thương cảm. Nắng mới dẫn đến áo đỏ, áo đỏ đưa đến nét cười đen nhánh, mạch tâm trạng ấy rất dễ gợi sự đồng điệu ở người đọc. Chi tiết đời sống là riêng của mỗi người, nhưng tiến triển của lòng người là phổ biến. Người đọc, từ những cảnh ngộ riêng, cũng có được cái bâng khuâng chập chờn cùng tác giả.”

Câu 10: Nêu tác dụng của việc sử dụng các từ Hán Việt trong văn viết.

Trả lời:

+ Tạo sắc thái trang trọng, nghiêm trang, biểu thị thái độ tôn kính, trân trọng, làm nổi bật ý nghĩ lớn lao của sự vật, sự việc. + Tạo sắc thái trang trọng, nghiêm trang, biểu thị thái độ tôn kính, trân trọng, làm nổi bật ý nghĩ lớn lao của sự vật, sự việc.

+ Tạo sắc thái tao nhã, tránh thô tục, tránh gây cảm giác ghê sợ hoặc đau buồn + Tạo sắc thái tao nhã, tránh thô tục, tránh gây cảm giác ghê sợ hoặc đau buồn

+ Tạo sắc thái cổ xưa, làm cho người đọc nhưi được sống trong bầu không khí xã hội xa xưa + Tạo sắc thái cổ xưa, làm cho người đọc nhưi được sống trong bầu không khí xã hội xa xưa

Câu 11: Thay thế các câu sau đây bằng các câu có dùng từ Hán Việt sao cho tương đồng về ý nghĩa và trang nhã hơn:

  • a.  Anh ấy bảo tôi thay anh ấy làm hết những giấy tờ này.
  • b. Nền kinh tế nước ấy đã mạnh trở lại và từ chỗ đi sau dần trở thành đi trước.
  • c. Các nghĩa sĩ Cần Giuộc đã bạo dạn đánh vào đồn giặc Pháp, không sợ chết chóc.
  • d. Những điều ông ấy nói trong cuộc họp đã bị nhiều người chống lại.

Trả lời:

a. Anh ấy bảo tôi thay anh ấy làm hết những thủ tục này.

b. Nền kinh tế nước ấy đã phục hồi mạnh mẽ và từ chỗ tụt hậu dần trở thành tiên phong.

c. Các nghĩa sĩ Cần Giuộc đã dũng cảm đánh vào đồn giặc Pháp, không sợ hy sinh.

d. Những điều ông ấy nói trong cuộc họp đã bị nhiều người phản đối.

Câu 12: Chủ thể trữ tình đã thể hiện tình cảm như thế nào trong 2 khổ cuối của bài thơ “Chiếc lá đầu tiên”

Trả lời:

Cảm xúc chủ đạo chủ thể trữ tình thể hiện ở 2 khổ thơ cuối đó là sự ngậm ngùi, nuối tiếc về một thời đã qua. Hình ảnh “bím tóc ngủ quên”, “quả ngọt”, “hoa mướp”, “cây bàng hẹn hò”… chứa đựng cả một miền ký ức gắn với tuổi học trò của chủ thể trữ tình. Những hình ảnh tưởng chừng đơn giản, bình dị nhưng chứa đựng biết bao nhiêu nỗi niềm hoài niệm của nhà thơ.

Câu 13: Bút pháp của Quang Dũng trong bài thơ “Tây Tiến” là bút pháp hiện thực hay lãng mạn? So sánh “Tây Tiến” với “Đồng chí” (Chính Hữu) để làm rõ.

Trả lời:

Bài thơ Tây Tiến, nhà thơ Quang Dũng đã dùng cảm hứng lãng mạn với bút pháp lãng mạn nhằm tô đậm cái đặc biệt, cái phi thường, cái đẹp ở xứ lại phương xa…đã xây dựng nên hình ảnh người lính tiểu tư sản học sinh Hà Nội kiêu hùng hào hoa ở chiến trường Tây Tiến ác liệt

Câu 14: Phân tích tác dụng và hiệu quả diễn đạt của việc sắp xếp trật tự từ trong các trường hợp sau:

a) Của ta trời đất đêm ngày

Núi kia, đồi nọ, sông này của ta (Tố Hữu)

b) Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh,

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. (Ca dao)

c) Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

Này đây lá của cành tơ phơ phất;

Của yến anh này đây khúc tình si. (Xuân Diệu)

Trả lời:

a)

- Trật tự từ khác nhau của câu thơ được thể hiện ở từ ngữ “của ta” đảm nhận chức vụ cú pháp và ngữ nghĩa khác nhau. Trong câu thơ thứ nhất, vị ngữ “của ta” đặt trước chủ ngữ (trời, đất, đêm, ngày); còn trong câu thơ thứ hai, vị ngữ “của ta” đặt sau chủ ngữ (núi kia, đồi nọ, sông này). - Trật tự từ khác nhau của câu thơ được thể hiện ở từ ngữ “của ta” đảm nhận chức vụ cú pháp và ngữ nghĩa khác nhau. Trong câu thơ thứ nhất, vị ngữ “của ta” đặt trước chủ ngữ (trời, đất, đêm, ngày); còn trong câu thơ thứ hai, vị ngữ “của ta” đặt sau chủ ngữ (núi kia, đồi nọ, sông này).

- Tác dụng tu từ: Bằng việc sắp xếp trật tự từ khác nhau, tác giả có dụng ý diễn đạt khẳng định chủ quyền và sở hữu “của ta” đối với mọi vật trong không gian và thời gian. Sự khẳng định “của ta” lúc ở đầu câu thơ, lúc ở cuối câu thơ đã thể hiện được sự khác nhau của sự việc và thời điểm được nói đến trong các câu thơ. - Tác dụng tu từ: Bằng việc sắp xếp trật tự từ khác nhau, tác giả có dụng ý diễn đạt khẳng định chủ quyền và sở hữu “của ta” đối với mọi vật trong không gian và thời gian. Sự khẳng định “của ta” lúc ở đầu câu thơ, lúc ở cuối câu thơ đã thể hiện được sự khác nhau của sự việc và thời điểm được nói đến trong các câu thơ.

b)- Bài ca dao gồm bốn câu thơ nhưng trật tự từ được sắp xếp ở những vị trí rất khác nhau. Đó là sự thay đổi trật tự của các từ ngữ: lá xanh, bông trắng, nhị vàng.

- Tác dụng tu từ: Dụng ý tu từ của việc thay đổi vị trí các từ ngữ này trong mỗi câu thơ, một mặt để phù hợp với sự hài hoà của vần điệu, nhịp điệu câu thơ, mặt khác miêu tả được chân thực và sinh động trạng thái, tính chất của con người trong sự quan sát vẻ đẹp của loài hoa sen từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong một cách kĩ lưỡng. - Tác dụng tu từ: Dụng ý tu từ của việc thay đổi vị trí các từ ngữ này trong mỗi câu thơ, một mặt để phù hợp với sự hài hoà của vần điệu, nhịp điệu câu thơ, mặt khác miêu tả được chân thực và sinh động trạng thái, tính chất của con người trong sự quan sát vẻ đẹp của loài hoa sen từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong một cách kĩ lưỡng.

c)

- Đoạn trích của Xuân Diệu gồm bốn câu thơ, mỗi câu thơ, về nội dung đều gồm ba bộ phận: phần chỉ định vị trí (này đây), phần nêu sự vật và phần nêu kẻ sở hữu chứa quan hệ từ “của” (của yến anh); trong đó, hai câu có trật tự cú pháp thông thường (câu 2 và câu 3), còn hai câu có sự thay đổi trật tự so với cú pháp thông thường (câu 1 và câu 4). - Đoạn trích của Xuân Diệu gồm bốn câu thơ, mỗi câu thơ, về nội dung đều gồm ba bộ phận: phần chỉ định vị trí (này đây), phần nêu sự vật và phần nêu kẻ sở hữu chứa quan hệ từ “của” (của yến anh); trong đó, hai câu có trật tự cú pháp thông thường (câu 2 và câu 3), còn hai câu có sự thay đổi trật tự so với cú pháp thông thường (câu 1 và câu 4).

Tác dụng tu từ: Cách sắp xếp khác nhau này tạo tính nhạc, tính sinh động và vần điệu cho câu thơ, phù hợp với sự nhộn nhịp của cuộc sống. Có thể viết lại câu 1 và câu 4 theo trật tự cú pháp thông thường như sau: “Này đây tuần tháng mật của ong bướm / Này đây khúc tình si của yến anh”.

Câu 15: Tinh thần chung của một thời Tây Tiến được thể hiện như thế nào thông qua bài thơ, đặc biệt là khổ thơ cuối cùng?

Trả lời:

Tinh thần, lí tưởng của người lính: chiến đấu tự nguyện, quả cảm, xả thân vì lí tưởng độc lập, tự do.

+ Người đi không hẹn ước, ra đi không ước hẹn ngày trở về, tinh thần hi sinh vì nước, xả thân vì nước. Dù khó khăn, gian khổ, học vẫn quyết chiến đấu đến cùng và hẹn ước rằng, sẽ cống hiến hết sức mình: “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. + Người đi không hẹn ước, ra đi không ước hẹn ngày trở về, tinh thần hi sinh vì nước, xả thân vì nước. Dù khó khăn, gian khổ, học vẫn quyết chiến đấu đến cùng và hẹn ước rằng, sẽ cống hiến hết sức mình: “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.

+ Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi, chiến đấu hết mình, ngay cả khi hi sinh cũng mong muốn tan vào với hồn thiêng sông núi để lí tưởng, tình yêu ấy sẽ bất tử với thời gian. + Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi, chiến đấu hết mình, ngay cả khi hi sinh cũng mong muốn tan vào với hồn thiêng sông núi để lí tưởng, tình yêu ấy sẽ bất tử với thời gian.

Câu 16: Phân tích những chi tiết chứng tỏ sự tiến triển tình cảm giữa hai nhân vật Thanh và Nga.

Trả lời:

+ Thanh và Nga là hai người bạn quen thân từ nhỏ, cả hai từng cùng nhau nhặt hoa ở gốc hoàng lan. + Thanh và Nga là hai người bạn quen thân từ nhỏ, cả hai từng cùng nhau nhặt hoa ở gốc hoàng lan.

+ Đối với Thanh, thì Nga là người thân, sẽ gặp mỗi lúc đi xa về + Đối với Thanh, thì Nga là người thân, sẽ gặp mỗi lúc đi xa về

+ Những câu chuyện vụn vặt giữa anh và cô ( “anh chóng nhơn quá”, “ tôi vẫn thế chứ chứ”) => Thanh lầm tưởng Nga là em ruột của mình + Những câu chuyện vụn vặt giữa anh và cô ( “anh chóng nhơn quá”, “ tôi vẫn thế chứ chứ”) => Thanh lầm tưởng Nga là em ruột của mình

Sự biến đổi trong tình cảm cảm xúc của hai nhân vật:

Từ thân mật đến mức Thanh lầm tưởng Nga là em gái ruột của mình. Thanh bắt đầu nhìn đôi môi thắm của Nga, nhớ đến đôi chân nhỏ xinh của Nga. Còn Ngày đã biểu thị trực tiếp của minh thông qua cách xưng hô trực tiếp “anh – em” và câu biểu thị “ em nhớ anh quá”....

Những biểu hiện tình cảm của hai nhân vật có sự gắn liền với hình ảnh hoàng lan:

 Khi trông thấy bóng cây hoàng lan Thanh nghĩ ngay đến Nga và gọi vui vẻ “cô Nga”. Nga cũng ngẩng đầu và nở nụ cười “ Anh Thanh! Anh đã về đấy à?”

 Kỷ niệm đáng nhớ nhất là ngày cả hai cùng nhặt hoàng lan rơi. Thanh hỏi Nga có còn đi nhặt hoàng lan rơi nữa không. Nga đáp “Vẫn nhặt đấy chứ. Nhưng không còn ai tranh nữa”

Hai người dẫn nhau đi xem cây hoàng lan. Thanh như thoảng ngửi thấy mùi hoàng lan rơi trên mái tóc của Nga.

Trong mùi hoàng lan thoang thoảng Thanh cầm lấy tay Nga.

Câu chuyện khép lại khi Thanh phải quay về tỉnh và không biết bao giờ quay trở lại nhưng đã hé lộ những tiến triển trong tình cảm của cả hai. Thanh nhờ người gửi lời chào đến Nga.

Câu 17: Đọc lại văn bản Dưới bóng hoàng lan trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr.50 –51), đoạn từ "Bữa ăn xong" đến "tưởng nhớ mùi hương” và trả lời các câu hỏi: Ở đoạn trích, hình ảnh cây hoàng lan, hoa hoàng lan đóng vai trò như thế nào trong việc thể hiện mối quan hệ giữa hai nhân vật Thanh và Nga?

Trả lời:

Ở đoạn trích này, cây hoàng lan xuất hiện nhiều chỗ, đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện mối quan hệ tình cảm giữa hai nhân vật Thanh và Nga: chứng kiến Thanh và Nga bên nhau từ thuở ấu thơ; kết nối tình cảm giữa đôi trai gái; giúp nhân vật bộc lộ tình cảm của mình;...

Câu 18: Bạn hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu “Có cái gì dịu ngọt chăng tơ ở đâu đây, khiến chàng vương phải”?

Trả lời:

“Có cái gì dịu ngọt chăng tơ ở đâu đây, khiến chàng vương phải.” là câu văn miêu tả trạng thái tình cảm của Thanh. Đó là một trạng thái mơ hồ, không rõ hình rõ nét, nhân vật cũng chưa thể ý thức đầy đủ. Nó vấn vương, thoang thoảng như mùi hương, dịu dàng nhưng ngọt ngào, trở nên ám ảnh trong tâm hồn nhân vật.

Câu 19: Em hãy cho biết mạch liên kết giữa các đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến.

Trả lời:

Mạch liên kết giữa các đoạn văn chính là nỗi nhớ rất tự nhiên của nhà thơ về một chiến trường và những đồng đội một thời đánh giặc vô cùng gian khổ mà rất đỗi hào hùng. Nỗi nhớ ấy đã tạo thành mạch cảm xúc của bài thơ: mở đầu là nỗi nhớ, tiếp là kỉ niệm, nỗi nhớ về Tây Tiến và cuối cùng là lời khẳng định mãi gắn bó lòng với Tây Tiến.

Câu 20: Hình ảnh mái tóc hiện lên 2 lần trong bài thơ “Chiếc lá đầu tiên” có liên hệ gì với nhau không?

Trả lời:

Hình ảnh mái tóc xuất hiện 2 lần trong bài. Lần đầu trong câu thơ “Trên trán thầy tóc chớ bạc thêm” và lần thứ 2 “Thôi hết thời bím tóc trắng ngủ quên”. Mái tóc của thầy bạc màu thời gian, chở theo biết bao nhiêu chuyến học trò. “bím tóc trắng ngủ quên” là mái tóc của lũ học trò ngây thơ, hồn nhiên. Một mái đầu bạc màu thời gian và một mái đầu biểu trưng cho sự kế tiếp. Tưởng chừng không có sự liên quan nhưng nó lại có sự kết nối kế tiếp từ thế hệ này đến thế hệ khác.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay