Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 1: Bắt nạt

Dưới đây là giáo án ôn tập bài 1: Bắt nạt . Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo

Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP: BẮT NẠT

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

Củng cố khắc sâu kiến thức về văn bản Bắt nạt mà các em đã được học thông qua các hệ thống câu hỏi và các phiếu học tập để ôn luyện…

  1. Năng lực

Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về văn bản đã học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề  để hiểu về văn bản đã học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Bắt nạt.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Bắt nạt.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật thơ với các văn bản thơ có cùng chủ đề.

  1. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

- Trách nhiệm: Có ý thức  tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.

- Nhân ái: Biết yêu thương, chan hòa, nhân ái với bạn bè.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Học liệu: Ngữ liệu/ Sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
  3. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ.
  5. Tổ chức hoạt động:

- GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Chúng ta mong muốn một môi trường học tập như thế nào? GV gợi ý: Nhân ái, thân thiện hay bạo lực, ức hiếp, bắt nạt?

- HS trả lời.

- GV dẫn dắt vào bài.

  1. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC: Ôn tập văn bản “Bắt nạt
  2. a. Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững những nội dung chính của văn bản “Bắt nạt”.
  3. b. Nội dung: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  4. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  5. d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1: Tổng quan về tác giả, tác phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm nhỏ, trả lời các câu hỏi:

+ Tác giả của văn bản “Bắt nạt” là ai? Hãy nêu một số nét về tác giả?

+ Văn bản thuộc thể loại gì? Bố cục chia làm mấy phần, đó là những phần nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- HS trả lời câu hỏi. Cả lớp thảo luận.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV đánh giá, nhận xét, chốt kiến thức.

 

 

NV2: Nhắc lại kiến thức trọng tâm của VB

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận:

+ Nhóm 1: Quan điểm của tác giả về bắt nạt.

+ Nhóm 2: Tác giả đã nêu những việc làm tốt nào thay cho việc bắt nạt?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận nhóm.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Cả lớp thảo luận.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NV3: Tổng kết nghệ thuật và nội dung của văn bản

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi:

+ Em hãy nêu nghệ thuật của bài thơ “Bắt nạt”.

+ Bài thơ “Bắt nạt” mang nội dung và thông điệp gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- HS trả lời câu hỏi trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.

I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN

1. Tác giả

- Nguyễn Hoàng Thế Linh (1982), Hà Nội.

- Viết cho trẻ em rất hồn nhiên, ngộ nghĩnh, trong trẻo, tươi vui.

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ:

- Trích từ tập thơ Ra vườn nhặt nắng (2017).

b. Thể loại: thơ 5 chữ.

c. Bố cục:

- Khổ 1: Nêu vấn đề.

- Khổ 2, 3, 4: Hướng dẫn làm những việc tốt thay vì bắt nạt

- Khổ 5, 6: Phân loại đối tượng bắt nạt

- Khổ 7, 8: Thách thức, liên hệ bản thân.

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Khổ 1: Nêu vấn đề

- Nêu vấn đề trực tiếp cùng thái độ của tác giả: Bắt nạt là xấu lắm.

- Nêu ý kiến, lời khuyên:

+ “Đừng bắt nạt, bạn ơi”  Dấu phẩy ngăn cách, tách đối tượng, nhấn mạnh lời kêu gọi.

+ Bất cứ ai đều không cần bắt nạt.

2. Khổ 2, 3, 4: Hướng dẫn làm những việc làm tốt thay vì bắt nạt

- Nêu những việc làm tốt:

+ Học hát, nhảy híp-hóp.

+ Thử mù tạt, đối mặt thử thách.

- Nhấn mạnh việc không nên dành thời gian bắt nạt, chèn kép kẻ yếu  Tốn thời gian, hèn nhát.

- Đứng về phe kẻ yếu:

+ Nhút nhát giống thỏ con, đáng yêu.

+ Sao không yêu, lại còn...?

 Nghệ thuật:

+ Câu hỏi tu từ.

+ Điệp: Tại sao, sao không...

+ Ẩn dụ: ăn mù tạt = thử thách.

3. Khổ 5, 6: Phân loại đối tượng bắt nạt

- Điệp từ, điệp ngữ “Đừng bắt nạt”  Nhấn mạnh quan điểm, ý kiến tác giả.

- Đối tượng:

+ Con người: trẻ con - người lớn - ai.

4. Khổ 7, 8: Thách thức, liên hệ bản thân

- Tác giả đã liên hệ với chính “tôi”, những chú thỏ, những chú chim  Trực tiếp xưng “tôi” khi nhắc đến việc bắt nạt bạn của mình.

- Thách thức nhẹ nhàng, bảo vệ kẻ yếu:

Cứ đưa bài thơ này

Bảo nếu cần bắt nạt

Thì đến gặp tớ ngay.

- So sánh với chính mình: Bị bắt nạt quen rồi.

- Khẳng định lần nữa ý kiến bản thân: Vẫn không thích bắt nạt/ Vì bắt nạt rất hôi!  Từ “hôi” là một từ lạ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.  Thể hiện sự xấu xa, tiêu cực của việc bắt nạt.

+ Sự vật: mèo, chó.

+ Đất nước: nước khác.

- Lí do: Vì bắt nạt dễ lây  Bắt nạt có thể ảnh hưởng đến người khác, khiến xã hội hỗn loạn.

5. Nghệ thuật và nội dung

a. Nghệ thuật

- Thể thơ 5 chữ.

- Giọng điệu: hồn nhiên, dí dỏm, thân thiện, khiến câu chuyện dễ tiếp nhận mà còn mang đến một cách nhìn thân thiện, bao dung.

b. Nội dung

- Bài thơ nói về hiện tượng bắt nạt – một thói xấu cần phê bình và loại bỏ. Qua đó, mỗi người cần có thái độ đúng đắn trước hiện tượng bắt nạt, xây dựng môi trường học đường lành mạnh, an toàn, hạnh phúc.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập trắc nghiệm.
  3. b) Nội dung: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập
  4. c) Sản phẩm: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

- GV phát đề luyện tập theo từng bàn, các bạn trong cùng bàn thảo luận, khoanh vào đáp án đúng:

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 1

Khoanh tròn đáp án đúng trước mỗi câu hỏi sau đây:

Câu 1. Ai là tác giả của bài thơ Bắt nạt?

A. Tô Hoài

B. Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pê-ri

C. Nguyễn Thế Hoàng Linh

D. Nguyễn Nhật Ánh

Câu 2. Bài thơ Bắt nạt ở trong tập thơ nào?

A. Ra vườn nhặt nắng

B. Mật thư

C. Em giấu gì ở trong lòng thế?

D. Lẽ giản đơn

Câu 3. Theo tác giả, những bạn nhút nhát là gì?

A. Cừu non

B. Hươu non

C. Thỏ non

D. Gà con

Câu 4. Thể thơ của Bắt nạt là...

A. Thơ 4 chữ

B. Thơ 5 chữ

C. Thơ 7 chữ

D. Thơ 8 chữ

Câu 5. Trong bài thơ, cụm từ đừng bắt nạt xuất hiện bao nhiêu lần?

A. 4 lần

B. 5 lần

C. 6 lần

D. 7 lần

- HS thảo luận, tìm ra câu trả lời.

- GV thu phiếu bài tập, cùng cả lớp chữa bài, đưa ra đáp án:

1

2

3

4

5

C

A

C

B

D

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a. Mục tiêu: Giúp HS khắc sâu kiến thức đã học, vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày.
  3. b. Nội dung: GV ra câu hỏi, HS hoạt động cá nhân, suy nghĩ trả lời.
  4. c. Sản phẩm: Ý kiến, suy nghĩ của HS.
  5. d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: GV chia lớp thành 3 nhóm, thảo luận và nêu ý kiến của mình trong các tình huống:

Tình huống 1: Nếu em bị bắt nạt, em im lặng chịu đựng, chống lại kẻ bắt nạt hay chia sử, tìm sự trợ giúp từ bạn bè, thầy cô, gia đình?

Tình huống 2: Nếu chứng kiến chuyện bắt nạt: em thờ ơ, không quan tâm vì đó là chuyện không liên quan đến mình, có thể gây nguy hiểm cho mình hoặc  “vào hùa” để cổ vũ hay can ngăn kẻ bắt nạt và bênh vực nạn nhân bị bắt nạt?

Tình huống 3:  Nếu mình là kẻ bắt nạt, em coi đó là chuyện bình thường, thậm chí là cách khẳng định bản thân hay nhận ra đó hành vi xấu cần từ bỏ, cảm thấy ân hận và xin lỗi người bị mình bắt nạt.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án word lớp 6 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint 6 kết nối tri thức

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo: 0386 168 725

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 1. TÔI VÀ CÁC BẠN

Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 kết nối tri thức Bài 1: Bài học đường đời đầu tiên
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 1: Nếu cậu muốn có một người bạn
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 1: Bắt nạt
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 1: Thực hành tiếng việt - Ôn tập cấu tạo từ, nghĩa của từ, các biện pháp tu từ
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 1: Viết - Kể lại một trải nghiệm của bản thân
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 1: Nói và nghe - Ôn tập kể lại một trải nghiệm của bản thân

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 2. GÕ CỬA TRÁI TIM

Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 2: Văn bản "Truyện cổ tích về loài người"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 2: Văn bản "Mây và sóng"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 2: Văn bản "Bức tranh của em gái tôi"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 2: Thực hành tiếng việt - Ôn tập các biện phép tu từ, dấu ngoặc kép, đại từ
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 2: Viết - Ôn tập cách viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 2: Nghe và nói - Ôn tập cách trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 3. YÊU THƯƠNG VÀ CHIA SẺ

Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 3: Cô bé bán diêm
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 3: Gió lạnh đầu mùa
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 3: Con chào mào
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 3: Thực hành tiếng việt - Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 3: Viết - Ôn tập kể lại một trải nghiệm của em
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 3: Nói và nghe - Ôn tập kể lại một trải nghiệm của em

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 4. QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU

Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 4: Chùm ca dao về quê hương đất nước
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 4: Chuyện cổ nước mình
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 4: Cây tre Việt Nam
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 4: Từ đồng âm, từ đa nghĩa và biện pháp tu từ hoán dụ
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 4: Viết - Tập làm thơ lục bát và viết một đoạn văn thể hiện cảm xúc về thơ lục bát
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 4: Nói và nghe - Cách trình bày suy nghĩ về tình cảm con người với quê hương

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 5. NHỮNG NẺO ĐƯỜNG XỨ SỞ

Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 5: Văn bản "Cô Tô"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 5: Văn bản "Hang én"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 5: Văn bản "Cửu Long Giang ta ơi!"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 5: Dấu ngoặc kép, biện pháp tu từ
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 5: Viết - Viết một bài văn tả cảnh sinh hoạt
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 5: Nói và nghe - Chia sẻ về một trải nghiệm nơi em sống hoặc từng đến
 
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài: Luyện đề tổng hợp

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 6. CHUYỆN KỂ VỀ NHỮNG NGƯỜI ANH HÙNG

Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 6: Văn bản "Thánh Gióng"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 6: Sơn tinh, Thuỷ tinh
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 6: Ai ơi mồng 9 tháng 4
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 6: Thực hành tiếng việt - Từ ghép, từ láy, nghĩa của từ, các biện pháp tu từ, dấu chấm phẩy
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 6: Viết - Cách viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (một sinh hoạt văn hoá)
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 6: Nói và nghe - Kể lại một truyền thuyết

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 7. THẾ GIỚI CỔ TÍCH

Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 7: Văn bản "Thạch Sanh"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 6: Văn bản "Cây khế"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức 6: Văn bản " Vua chích choè"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 7: Các biện pháp tu từ, nghĩa của từ
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 7: Viết - Cách viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 7: Nghe và nói - Kể lại một truyện cổ tích bằng lời nhân vật

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 8. KHÁC BIỆT VÀ GẦN GŨI

Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 8: Văn bản "Xem người ta kìa!"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 8: Hai loại khác biệt
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 8: Bài tập làm văn
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 8: Thực hành tiếng việt
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 8: Viết đoạn văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 8: Nói và nghe - Trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 9. TRÁI ĐẤT – NGÔI NHÀ CHUNG

Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 9: Văn bản "Trái Đất - Cái nôi của sự sống"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 9: Văn bản "Các loài chung sống với nhau như thế nào?"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 9: Văn bản "Trái Đất"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 9: Thực hành tiếng việt
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 9: Viết bản một cuộc họp, cuộc thảo luận tóm tắt sơ đồ nội dung một biên bản đơn giản
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 9: Nói và nghe - Thảo luận về giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 10. CUỐN SÁCH TÔI YÊU

Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 10: Văn bản " Nhà thơ Lò Ngân Sò - Người con của núi"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 10: Cuốn sách yêu thích và gặp gỡ tác giả
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 10: Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc

Chat hỗ trợ
Chat ngay