Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối bài 4: Chuyện cổ nước mình

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 4: Chuyện cổ nước mình. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 Kết nối tri thức.

 TL: CHUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH

NHẬN BIẾT

 

Câu 1: Tìm hiểu về tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ

Trả lời

Lâm Thị Mỹ Dạ sinh năm 1949  quê ở Quảng Bình. Thơ của bà thường nhẹ nhàng, đằn thắm trong trẻo , thể hiện một tâm hồn tinh tế và giàu yêu thương

Câu 2: Theo em hiểu chuyện cổ tích là gì? Nước ta có những chuyện cổ tích nào mà em biết?

Trả lời

Truyện cổ tích là thể loại văn học dân gian tập hợp những câu chuyện hư cấu, được kể dưới dạng truyện ngắn xảy ra trong đời sống thường ngày của con người, kết hợp với màu sắc huyền ảo kết hợp với trí tưởng tượng nhằm thể hiện ước nguyện có được cuộc sống an vui, công bằng của con người. Đặc điểm của truyện cổ tích chính là sự xuất hiện của các yếu tố kì ảo như phép màu, thần linh nhằm phản ánh niềm tin của con người vào luật nhân quả, rằng ở hiền thì sẽ gặp lành, và kẻ ác sẽ bị trừng trị.

Các chuyển cổ tích em biết:

+ Trong nước: Tấm Cám, Sọ Dừa, Ăn khế trả vàng, cây tre trăm đốt,...

+ Nước ngoài: Cô bé Quàng Khăn Đỏ, Bạch Tuyết và Bảy chú lùn, Cô lé lọ lem, Jack và Cây đậu thần,...

Câu 3: Bố cục bài thơ có thể chia là mấy phần?

Trả lời

+ Phần 1: Từ đầu đến “đa mang”: Tình cảm của tác giả đối với chuyện cổ, ca ngợi tinh thần nhân hậu, ăn ở hiền lành mà chuyện cổ chứa đựng. 

+ Phần 2: Đoạn còn lại: Những bài học mà ông cha để lại trong chuyện cổ.  

Câu 4: Đọc tên bài thơ em có hiểu gì về nội dung bài thơ muốn truyền tải?

Trả lời

Tác giả muốn truyền tải tình yêu  chuyện cổ của nước mình tới mọi người và cho đọc giả thấy được cách nhìn mới mẻ về chuyện cổ tích thông qua bài thơ

Câu 5: Thể thơ của Chuyện cổ tích nước mình là gì?

Trả lời

Thể thơ lục bát mang âm hưởng ca dao, dân ca 

THÔNG HIỂU

Câu 6: Có những biện pháp tư từ nào được sử dụng trong bài thơ? Nêu tác dụng của biện pháp đó?

Trả lời

Sử dụng từ láy: hỗ trợ nhấn mạnh ý nghĩa cho câu.

Biện pháp tu từ so sánh: làm nổi bật lên các khía cạnh nào đó của sự vật hay sự việc cụ thể trong từng hoàn cảnh khác nhau.

Biện pháo tu từ điệp từ, điệp cấu trúc: Mang các mục đích nhấn mạnh, thể hiện đặc điểm, tính chất hay mức độ của cảm xúc. Giúp khắc hoạ rõ nét hình ảnh và cảm xúc mà tác giả muốn gửi gắm vào tác phẩm

Câu 7: Giải thích từ ngữ : Độ trì, độ lượng, đa tình, đa mang?

Trả lời

- Độ trì: cứu giúp, hỗ trợ người khác

- Độ lượng: là đức tính tốt , giàu lòng khoan dung , rộng lượng dễ tha thứ

- Đa tình: giàu tình cảm

- Đa mang: ràng buộc mình với nhiều bận tâm và lo lắng

Câu 8: Trong bài thơ có gợi lên bóng dáng cuả những câu chuyện cổ tích nào?

Trả lời

Tấm Cám (Thị thơm… áo cơm cửa nhà)

Đèo cãy giữa đường (Đèo cày… chẳng ra việc gì)

Sự tích trầu cau (Đậm đà… nặng sâu tình người)

Cây tre trăm đốtCây khếThạch Sanh,… (Ở hiền… tiên độ trì)

Câu 9:  Cảm nhận của em về tình người đẹp đẽ mà bài thơ đã bộc lộ là gì?

Trả lời

Đó là đức tính  nhân hậu, sâu xa, yêu thương, hiền lành, công bằng, thông minh, độ lượng, giàu tình cảm, đa mang,…Là những đặc điểm tính cách mang đậm chất của con người, dân tộc Việt. Qua đó em thấy yêu thương và trân trọng hơn quê hương , con người, văn hóa của dân tộc mình

VẬN DỤNG

Câu 10: Tình cảm của nhà thơ đối với chuyện cổ tích nước mình như thế nào ?

Trả lời

Ngay từ những câu thơ đầu tác giả đã bộc bạch bày tỏ “Tôi yêu chuyện côt nước tôi”. Yêu bì cái tính nhân hậu, sâu xa, dậm đà nghĩa tình con người và  nhiều bài học đạo đức dạy ta phải sống hiền lành, công bằng ,...Đó là tình yêu vô bờ bến của tác giả với chuyện cổ tích, sâu xa hơn là tình yêu với văn hòa, thuần phong mỹ tục rạng ngời, đẹp đẽ của dân tộc.

Câu 11: Câu thơ nào gợi cho em cảm xúc sâu sắc nhất? Vì sao?

Trả lời

Đó chính là câu thơ:

“Tôi nghe chuyện cổ thầm thì

Lời cha ông dậy cũng vì đời sau”

Là lời cha ông dạy đúc kết từ ngàn năm về trước muốn truyền tải lại cho hậu thế về sau cách làm người thông qua những câu chuyện cổ tích . Răn dạy con cháu phải sống cần nhân hậu, độ lượng, công bằng, thông minh, chăm chỉ.

 

Câu 12: Phân tích câu thơ “Nhưng bao chuyện cổ trên đời/ Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm”?

Trả lời

Câu thơ khẳng định rằng, với tính chất đồ sộ của nền văn học cổ tích Việt Nam nói riêng và có tất cả các câu chuyện cổ tích thế giới nói chung luôn là những kinh nghiệm sống, bài học về đạo đức từ ngàn đời xưa nhắc nhở người hậu thế là người phải có cái “tâm”, lương tâm con người phải được đặt lên hàng đầu. Sống có đạo đức và trách nhiệm, học cách nào người trước sau đó mới học kiến thức sau.

Câu 13: Hình ảnh và màu sắc quê hương được tái hiện lại trong bài thơ như thế nào?

Trả lời

Quê hương được tái hiệu lại trong bài thơ vô cùng sống động và đầy màu sáng. Mang hơi hướng bình dị, yên ả đậm đà một hình ảnh nông thôn ở Việt Nam với “Vàng trong nắng, trắng trong mưa/Con sông chảy có rặng dừa soi nghiêng”. Các câu chuyện cổ tích muôn màu của nước ta được tái hiện là lấy cảm hứng ở quê hương , tạo nêm một kho tàng cổ tích đồ sộ như bây giờ

Câu 14: Bài học gì sâu sắc nào mà tác giả muốn truyền tải qua bài thơ ?

Trả lời

Đó là những câu chuyện về lòng nhân hậu, về sự công bằng,hiền lành, liêm chính… đây là những bài học chứa đựng những kinh nghiệm sống quý báu của ông cha ta truyền lại cho đời sau. 

VẬN DỤNG CAO

Câu 15:  Viết một bài văn cảm nhận chung của em về toàn bài thơ ?

Trả lời

Lâm Thị Mỹ Dạ là nhà thơ nữ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Bài thơ “Chuyện cổ nước mình” đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về những câu chuyện cổ.

Mở đầu bài thơ, tác giả đã bộc lộ tình yêu với chuyện cổ của đất nước. Đó là những câu chuyện giàu giàu giá trị nhân văn cao đẹp. Những câu chuyện cổ thể hiện tình người rộng lớn. Đặc biệt là triết lý sống “ở hiền gặp lành” là điều khiến cho nhà thơ phải “yêu” và quý trọng:

“Tôi yêu chuyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật tiên độ trì”

Những câu chuyện cổ còn là sợi dây gắn kết giữa thế hệ trước và thế hệ sau:

“Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình”

Trên hành trình của cuộc sống, “tôi” có được những câu chuyện cổ là hành trang để khám phá cuộc sống. Không chỉ vậy, những nét phong tục tập quán, phẩm chất đạo đức của ông cha còn được gửi gắm trong mỗi câu chuyện. Giúp ta hiểu thêm về con người, quê hương và đất nước trong quá khứ. Thời gian qua có thể trải qua hàng thế kỉ, nhưng những câu chuyện cổ thì vẫn còn được kể lại từ đời này qua đời khác. Và đó chính là sợi dây kết nối giữa ông cha với con cháu.

Nhưng không chỉ vậy, những câu thơ còn gợi nhắc về hình ảnh những nhân vật trong truyện cổ tích:

“Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.
Thị thơm thì giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì”

Đó là anh chàng hiền lành được ông bụt giúp đỡ với câu thần chú: “Khắc nhập! Khắc xuất” để có được vợ đẹp trong Cây tre trăm đốt. Người em cần cù, trung hậu được con chim đền đáp để có được cuộc sống hạnh phúc hay người anh tham lam mà chết chìm xuống đáy biển trong truyện “Cây khế”. Còn cả chàng Thạch Sanh được thần tiên phù trợ mà trở nên võ nghệ cao cường, giết chết chằn tinh, bắn đại bàng và có đàn thần để lùi giặc; ngược lại Lí Thống độc ác, gian xảo đã bị trừng trong truyện Thạch Sanh. Câu chuyện cô Tấm trải qua biết bao nhiêu lần hóa kiếp, cuối cùng từ quả thị bước ra trở lại làm người… Tất cả đã chứng minh cho triết lí sống “ở hiền gặp lành”.

Những câu chuyện cổ đã giúp cho ta hiểu rõ về những lời dạy dỗ của ông cha:

“Tôi nghe truyện cổ thầm thì
Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.
Đậm đà cái tích trầu cau
Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người.
Sẽ đi qua cuộc đời tôi
Bấy nhiêu thời nữa chuyển dời xa xôi.
Nhưng bao chuyện cổ trên đời
Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm”

Chuyện cổ nước mình đã trở thành hành trang tinh thần, đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách “nắng mưa” trong cuộc đời, để đi tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ.

Khi đọc thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta mới hiểu rõ vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già, ai cũng yêu thích chuyện cổ nước mình.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay