Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối bài 5: Cô Tô

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 5: Cô Tô. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 Kết nối tri thức.

TL: CÔ TÔ

NHẬN BIẾT

Câu 1: Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Tuân?

Trả lời:

Nguyễn Tuân (1910 - 1987) quê ở Hà Nội. Ông là nhà văn có phong cách độc đáo, lối viết tài hòa, cách dùng từ đặc sắc. Thể loại sở trường của ông là kí, truyện ngắn. Là tác giả có vốn kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực đời sống. 

Câu 2: Bố cục của văn bản gồm mấy phần ?

Trả lời:

Có thể chia văn bản thành 3 phần:

- Phần 1 (Từ đầu đến …theo mùa sóng ở đây): Quang cảnh Cô Tô trong cơn bão.

- Phần 2 (Tiếp theo đến …trong đất liền): Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô.

- Phần 3 (Còn lại): Cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô.

Câu 3: Tóm tắt nội dụng văn bản?

Trả lời:

Đoạn trích Cô Tô trích trong bài kí Cô Tô của nhà văn Nguyễn Tuân. Sau trận bão, quần đảo Cô Tô trở lên trong sáng hơn. Cây cối thêm xanh, nước biển đậm đà hơn, cát vàng giòn hơn, cá nhiều hơn. Mặt trời mọc giống như lòng một quả trứng. Khung cảnh mặt trời mọc trên biển thật tráng lệ, hùng vĩ. Bên giếng nước ngọt đảo Thanh Luân, người dân tấp nập gánh nước để chuẩn bị cho chuyến ra khơi.

Câu 4 : Nêu khái niệm của thể ký ?

Trả lời:

 “Ký”  là một thể loại văn xuôi, thường là các bài viết tự sự hoặc những ghi chép cá nhân của tác giả về cuộc sống hàng ngày, suy tư, cảm xúc, hoặc những diễn biến xã hội.Các tác phẩm trong thể loại “Ký” thường thể hiện góc nhìn cá nhân, quan điểm riêng của tác giả về các sự kiện, người, và xã hội xung quanh. Đây có thể là những bài viết mang tính chất tâm sự, như nhật ký, hoặc là những bài luận tư duy về các vấn đề cuộc sống, xã hội, văn hóa, hoặc tri thức. Thể loại này thường không bị ràng buộc bởi cấu trúc hay luật lệ cứng nhắc, cho phép tác giả tự do thể hiện cá nhân hóa và sáng tạo

Câu 5: Văn bản Tô Cô có những đặc điểm gì của thể kí?

Trả lời:

Văn bản Tô Cô là nơi tác giả Nguyễn Tuân thể hiện sự sâu sắc và đa chiều trong tư duy, thể hiện sự nhạy bén trong quan sát và phân tích về vùng biển Tô Cô và  truyền đạt thông điệp tác động mạnh mẽ tới độc giả về tình yêu của tác giả giành cho vùng đất này. Tô Cô thể hiện được sự tự do , bình yên và giàu nét văn học đặc trưng tiêu biểu của tác giả.

THÔNG HIỂU

Câu 6: Trong văn bản, tác giả đã sử dụng từ ngữ sau đây vào việc thể hiện nội dung gì: Cuối một canh...; Ngày thứ năm...; Ngày thứ sáu...; Chúng tôi leo dốc...?

Trả lời:

Những từ ngữ trên được sử dụng như từ ngữ nối đầu đoạn , dùng để chỉ thời gian mà tác giả miêu tả sự vật, sự việc trên đảo Tô Cô. Điều này giúp cho người đọc hiểu được sự xuôi dòng cảm xúc và miêu tả cả tác giả theo trình tự thười gian, mạch lạc và có sự kết nối với nhau. 

Câu 7: Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì trong các câu văn sau? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Trả lời:

Câu văn Biện pháp tu từ/Tác dụng

“Sóng cát đánh ra khơi, bể đánh bọt vào, trời đất trắng mù mù toàn bãi như là kẻ thù đã bắt đầu thả hơi ngạt “ Biện pháp so sánh “trời đất trắng mù mù” với “kẻ thù đã bắt đầu ngạt thở”. Tác dụng để tăng sức biểu cảm và miêu tả. Từ đó giúp người đọc dễ hình dung được khung cảnh lúc đó. 

“Trông chị Châu Hòa Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớn cá cho lũ con lành” Biện pháp tu từ so sánh hình ảnh chị Châu Mãn Hòa địu con với biển cả là mẹ hiền. Giúp cho người đọc hình dung được hình tượng lúc bấy giờ từ điểm nhìn của tác giả. Thể hiện được ý nghĩa hình ảnh người mẹ và biển cả có sự tương đồng, bao la và dạt dào tình yêu thương. 

Câu 8: Cơn bão được miêu tả như thế nào?

Trả lời:

Cơn bão biển giống như trận chiến: nhiều khuôn cửa kính bị gió vây, và dồn bung hết, kính bị ép bỡ tung, tiếng gió rít lên rút lên như kiểu quỷ khốc thần kinh 

Câu 9: Từ “trận địa” khiến em có hình dung gì? Theo em có thể thay thế từ này bằng các từ đồng nghĩa khác không vì sao?

Trả lời:

- Từ “địa trận” khiến em hình dung đến sự một thuật ngữ quân sự, được sử dụng để mô tả một vị trí chiến lược trên một khu vực đất địa cụ thể, được chọn lựa và chuẩn bị trước để đối phó với các cuộc tấn công hoặc tác động của đối phương. Tác giả đã dùng kiến thức quân sự để miêu tả sinh động khung cảnh của cơn bão. Khiến người đọc được mãn nhãn khi đọc từng câu từ miêu tả. 

- Khó có thể thay thế được từ địa trận vì đây từ phù hợp với ngữ cảnh của bài ký và ý nghĩa mà tác giả muốn đạt.

VẬN DỤNG

Câu 10 Đọc câu văn sau và chọn đáp án phù hợp (Có thể chọn nhiều đáp án) và giải thích lý do tại sao

Nhìn rõ cảnh Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam, mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng nước ở đây. 

A, Kể chuyện 

B, Tả người

C,Thể hiện cảm xúc

D, Cung cấp thông tin

Trả lời:

Đáp án c, d. Vì trong câu văn tác giả có sử dụng cụm từ ngữ biểu đạt cảm xúc “yêu mến hơn” . Và có tác dụng cung cấp thông tin vì câu văn cho ta biết về nơi đây chính là nơi mà các người làng chài tưngd đẻ ra và lớn lên 

+ Điều mà tác giả yêu nến đó là cảnh của Tô Bắc, Tô Trung, Tô nam nên không phải tả người 

+ Và không phải kể chuyện vì không có cấu trúc kể từ đầu câu chuyện - diễn biến - kết thúc. 

Câu 11: Em có cảm nhận gì về khung cảnh biển Cô Tô được miêu tả sau bão?

Trả lời:

Đó là một khung cảnh: 

- Trong trẻo sáng sủa.

- Bầu trời trong sáng.

- Cây xanh mượt, nước biển lam biếc đặm đà, cát vàng giòn.

- Chân trời, ngấn bể, sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.

=> Sau cơm bão cũng là lúc bầu trời và không khí thanh lọc bụi bẩn, trả lại không khí trong lành vốn dĩ của vùng biển này. 

Câu 12: Từ ngữ nào trong văn bản dùng để miêu tả cảnh bình minh trên biển?

Trả lời:

- Mặt trời nhú lên dần dần;

- Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn, hồng hào thăm thẳm;

- Đặt lên một mâm bạc rộng bằng chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng;

- Giống một mâm lễ phẩm mừng sự trường thọ

Câu 13: Đâu là nơi đông vui và gợi nhiều sức sống nhất trên đảo?

Trả lời:

Nơi đông vui và gợi sức sống nhất trên đảo: giếng nước ngọt đảo Thanh Luân.

- Mọi người đến tắm rửa, sinh hoạt vui vẻ như một cái bến, đậm đà mát nhẹ.

- Biết bao nhiêu người đến gánh và múc nước.

Câu 14: Ý nghĩa của việc so sánh mặt trờ lúc bình minh được ví như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn?

Trả lời:

Hình ảnh so sánh mặt trời lúc bình minh được ví như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đằn mang tính nghệ thuật cao. Nguyễn Tuân đã nhận thấy sự tương đồng về màu sắc giữa mặt trời và lòng đỏ trứng. Đó là màu cam cháy rực rỡ, nóng bỏng, tỏa ánh nắng diệu kì. Vẫn là hình ảnh mặt trời, có người miêu tả nó giống như hòn than đang rực cháy. Còn tác giả đã tự sáng tạo cho tác phẩm một hình ảnh so sánh độc đáo từ chính cảm nhận của mình. 

VẬN DỤNG CAO 

Câu 15: Viết một đoạn văn (5 - 7 câu ) lựa chọn phân tích một trong 4 khung cảnh sau trên đảo Tô Cô trong văn bản: Trước bão, cảnh biển Tô Cô sao bão , cảnh bình minh trên biển, cảnh người dân sinh hoạt trên đảo ?

Trả lời:

Em ấn tượng nhất với đoạn văn miêu tả cảnh mặt trời mọc. Bức tranh thiên nhiên nơi đảo Cô Tô càng trở nên sinh động, rực rỡ hơn bao giờ hết. Những câu văn miêu tả đầy tinh tế: “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng”. Hình ảnh so sánh độc đáo khiến cho người đọc hình dung rõ nét hơn về cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô. Sức tưởng tượng của nhà văn còn vượt ra khỏi tầm nhìn trở lại trong tâm linh đề minh họa cái bầu trời một buổi sáng kia: “Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông”. Khó mà nói hết được tài năng trong việc sử dụng từ ngữ của Nguyễn Tuân ở đoạn văn này.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay