Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 5: Văn bản "Cô Tô"
Dưới đây là giáo án ôn tập bài 5: Văn bản "Cô Tô". Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo
Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: CÔ TÔ
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức
Củng cố khắc sâu kiến thức về thể loại kí, văn bản Cô Tô mà các em đã được học thông qua các hệ thống câu hỏi và các phiếu học tập để ôn luyện …
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về văn bản đã học
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu về văn bản đã học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
Năng lực đặc thù:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Cô Tô.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Cô Tô.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản có cùng chủ đề.
- Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hào nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Học liệu: Ngữ liệu/ Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG
- a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
- b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi.
- c. Sản phẩm: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ.
- d. Tổ chức hoạt động:
- GV đố vui, đưa ra các gợi ý về Cô Tô để HS đoán.
- GV dẫn vào bài học.
HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Ôn tập về kí
- a. Mục tiêu: HS nhắc lại và nắm vững kiến thức về kí.
- b. Nội dung: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
- c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: + Em hãy đọc phần tri thức ngữ văn liên quan đến kí, du kí và cho biết kí và du kí là gì. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả - HS trình bày sản phẩm. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng. GV bổ sung thêm: - Nghĩa gốc của từ “kí” là ghi chép một sự việc gì đó để không quên. Từ chỉ hoạt động (động từ) được chuyển thành danh từ, xác lập một thể loại văn học – kí. - Kí không phải một loại tác phẩm văn học thuần nhất mà có nhiều biến thể. Tiêu chí để phân loại kí: + Phương thức tạo dựng cấu trúc tác phẩm: kí là sự kết hợp của tự sự, trữ tình, nghị luận cùng các thao tác tư duy khoa học. | Kí - Kí là tác phẩm văn học chú trọng ghi chép sự thật. - Trong kí có kể sự việc, tả người, tả cảnh, cung cấp thông tin và thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của người viết. Có những tác phẩm nghiêng về kể sự việc, có những tác phẩm nghiêng về thể hiện cảm xúc. - Với một số thể loại kí, tác giả thường là người trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến sự việc. Du kí - Du kí là thể loại ghi chép vể những chuyến đi tới các vùng đất, các xứ sở nào đó. Người viết kể lại hoặc miêu tả những điều mắt thấy tai nghe trên hành trình của mình. |
Hoạt động 2. Ôn tập văn bản Cô Tô
- a. Mục tiêu: Hệ thống và nắm vững nội dung chính của văn bản Cô Tô.
- b. Nội dung: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
- c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Tổng quan về tác giả, tác phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS nêu những nét chính về tác giả, tác phẩm. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tìm thông tin để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS báo cáo kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
NV2: Nhắc lại kiến thức trọng tâm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận: + Nhóm 1: Sự dữ dội của trận bão. + Nhóm 2: Cảnh Cô Tô sau cơn bão. + Nhóm 3: Cảnh bình minh ở Cô Tô. + Nhóm 4: Cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Các nhóm thảo luận. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
NV3: Tổng kết về nghệ thuật và nội dung Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, tổng kết về nghệ thuật và nội dung. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận theo cặp. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VB 1. Tác giả - Nguyễn Tuân (1910 – 1987), Hà Nội. - Phong cách độc đáo, lối viết tài hoa, cách dùng từ ngữ đặc sắc. - Thể loại sở trường: kí, truyện ngắn. Kí của Nguyễn Tuân cho thấy tác giả có vốn kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực đời sống. - Một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Tuân: Vang bóng một thời (tập truyện ngắn), Sông Đà (tùy bút),… 2. Tác phẩm - Cô Tô được viết nhân một chuyến ra thăm đảo của nhà văn. Bài kí được in trong tập Kí, xuất bản lần đầu năm 1976. - Thể loại: Kí. - PTBĐ: Tự sự kết hợp miêu tả. - Bố cục: 4 phần + Từ đầu… quỷ khốc thần linh: Cơn bão biển Cô Tô. + Ngày thứ Năm trên đảo Cô Tô… lớn lên theo mùa sóng ở đây: Cảnh Cô Tô một ngày sau bão (điểm nhìn: trên nóc đồn biên phòng Cô Tô). + Mặt trời… nhịp cánh: Cảnh mặt trời lên trên biển Cô Tô (điểm nhìn: nơi đầu mũi đảo). + Còn lại: Buổi sớm trên đảo Thanh Luân (điểm nhìn: cái giếng nước ngọt ở rìa đảo). II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1. Sự dữ dội của trận bão - Thủ pháp tăng tiến miêu tả sức mạnh và hành động của cơn gió, làm cho hình ảnh sống động như thật. - Sử dụng các từ ngữ gây ấn tượng mạnh, tập hợp các từ ngữ trong trường nghĩa chiến trận diễn tả sự đe dọa và sức mạnh hủy diệt của cơn bão Cái nhìn độc đáo của tác giả về trận bão biển. Miêu tả cơn bão như trận chiến dữ dội, để cho thấy sự đe dọa và sức mạnh hủy diệt của cơn bão. Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. 2. Cảnh Cô Tô yên ả, tinh khôi sau cơn bão - Hình ảnh giàu màu sắc, gợi không khí yên ả và vẻ đẹp tinh khôi (khác với cách miêu tả trận bão biển: từ ngữ tạo cảm giác mạnh, kịch tính). - Cảm xúc của tác giả: cách dùng từ gần gũi với dân chài: động bão, mẻ cá giã đôi, mùa sóng. Kể bằng hình ảnh trong kí có tác động lớn đến cảm nhận của người đọc. 3. Cảnh mặt trời mọc trên biển, đảo Cô Tô - Hình ảnh so sánh độc đáo, mới lạ: + mặt trời – tấm kính + mặt trời – lòng trứng đỏ thiên nhiên + bầu trời – mâm bạc Hình ảnh so sánh độc đáo mới lạ Tài quan sát, tưởng tượng Bức tranh cực kỳ rực rỡ, lộng lẫy về cảnh mặt trời mọc trên biển. - Dậy từ canh tư, ra tận mũi đảo ngồi rình mặt trời lên Cách đón nhận công phu và trang trọng Thể hiện tình yêu của tác giả đối với thiên nhiên. 4. Cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô - Cái giếng nước ngọt giữa đảo. - Rất đông người: tắm, múc, gánh nước, bao nhiêu là thùng gỗ, cong, ang, gốm, các thuyền chờ mở nắp sạp chờ đổ nước ngọt để ra khơi đánh cá. - Nước ngọt chỉ để uống, vo gạo thổi cơm cũng không được lấy nước ngọt Nước ngọt rất quý Nguồn nước ngọt sinh hoạt chính của người dân Cô Tô. Chi tiết không thể thiếu khi miêu tả Cô Tô. - Hình ảnh chị Châu Hòa Mãn địu con: hình ảnh so sánh nhiều tầng bậc với các cặp so sánh: § Biển cả – người mẹ hiền § Biển cho tôm cá – mẹ mớm thức ăn cho con § Người dân trên đảo – lũ con lành của biển Kết thúc bằng tình yêu của tác giả với biển đảo quê hương và sự tôn vinh những người lao động trên đảo. III. TỔNG KẾT 1. Nghệ thuật - Sử dụng từ ngữ thể hiện cái nhìn độc đáo, sáng tạo Phong cách NT Nguyễn Tuân. 2. Nội dung - Cảnh sắc thiên nhiên và sinh hoạt trên đảo Cô Tô Tình yêu quý của tác giả với Cô Tô. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
- Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
- Nội dung: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
- Sản phẩm: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
- Tổ chức thực hiện:
NV1: GV phát đề luyện tập theo từng bàn, các bạn trong cùng bàn thảo luận, khoanh vào đáp án đúng:
ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 1 Khoanh vào đáp án đúng trước mỗi câu hỏi dưới đây: Câu 1: Văn bản Cô Tô được viết theo thể loại nào?
Câu 2: Theo miêu tả của tác giả, cảnh mặt trời mọc được ví với? A. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự vạn thọ B. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặnC. Mặt trời tròn như cái đĩa bạc từ từ tiến ra D. Mặt trời lên một vài con sào Câu 3: Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô qua ngòi bút của tác giả hiện ra như thế nào?
Câu 4: Dưới ngòi bút miêu tả của tác giả, cảnh Cô Tô hiện ra như thế nào? A. Trong trẻo, sáng sủa. B. Cây thêm xanh mượt. Nước biển lam biếc đậm đà. C. Cát vàng giòn hơn. Cá nặng lưới. D. Tất cả đều đúng.Câu 5: Văn bản Cô Tô viết về quần đảo thuộc tỉnh nào? A. Nghệ An B. Bà Rịa – Vũng Tàu C. Quảng NinhD. Khánh Hoà Câu 6: Dòng nào sau đây nói đúng nhất về đặc điểm của thể kí? A. Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật có liên quan đến lịch sử, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. B. Là thể thơ tự do, nhịp nhanh, với những câu ngắn. C. Là những ghi chép trung thực của nhà văn về những điều mắt thấy, tai nghe.D. Là loại truyện viết bằng văn xuôi chữ Hán thời kỳ trung đại Câu 7: Trong văn bản Cô Tô, tác giả miêu tả Cô Tô ở thời điểm nào?
Câu 8: Bức tranh Cô Tô qua ngòi bút của Nguyễn Tuân là bức tranh như thế nào?
Câu 9: Bài kí Cô Tô được viết trong hoàn cảnh nào? A. Khi tác giả được xem bộ phim giới thiệu về vùng đảo Cô Tô trên truyền hình. B. Khi tác giả đi thực tế ra đảo Cô Tô, được tận mắt chứng kiến cảnh thiên nhiên và hoạt động lao động của con người ở đây.C. Khi tác giả nghe một người bạn kể về đảo Cô Tô sau chuyến đi thực tế của người đó. D. Khi tác giả có một thời gian sống và làm việc tại đảo Cô Tô. Câu 10: Trong văn bản, tác giả miêu tả quang cảnh đảo Cô Tô sau cơn dông bão như thế nào? A. Hoàn toàn yên lắng, những con thuyền đã tìm nơi trú ẩn an toàn. B. Bầu trời trong sáng, cây cối thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà, cát vàng dòn hơn nữa.C. Bầu trời vẫn xám xịt, từng đám mây đen lần lượt kéo đến. D. Từng đoàn thuyền nối đuôi nhau ra khơi, quang cảnh lại trở về như lúc chưa có dông bão. Câu 11: Ngày thứ năm trên đảo của tác giả là một ngày như thế nào?
Câu 12: Đoạn văn từ Mặt trời lại rọi lên ngày đến Hải âu bay ngang là là nhịp cánh diễn tả điều gì? A. Khung cảnh đảo Cô Tô sau cơn dông bão. B. Cảnh mặt trời mọc trên biển.C. Cảnh đàn hải âu bay lượn trên biển. D. Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá. Câu 13: Dòng nào sau đây không miêu tả cảnh mặt trời mọc trên biển trong bài kí của Nguyễn Tuân? A. Mặt trời nhú lên dần dần, tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. B. Quả trứng hồng hào thăm thẳm. C. Mặt trời từ từ đi xuốngvà từng đợt sóng biển đang rì rầm tạm biệt.D. Một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. |
- GV chữa nhanh đáp án trước lớp.
Đáp án:
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 |
A | B | B | D | C | C | C | B | B | B | C | B | C |
NV2: GV phát đề luyện tập, yêu cầu HS hoàn thành theo cá nhân:
ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 2 Thực hiện theo các yêu cầu dưới đây: 1. Câu văn sau đã thể hiện được nội dung gì của văn bản Cô Tô? Đánh dấu ☑ vào trước ☐ đáp án em chọn. Nhìn rõ cả Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam, mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây.
2. Nối câu có sử dụng dấu ngoặc kép ở cột A với công dụng tương ứng của dấu ngoặc kép đó ở cột B.
3. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong các câu văn sau? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
4. Viết 5 – 7 câu nêu những cảm nhận của em về Cô Tô. |
- GV chữa nhanh trước lớp.
Gợi ý đáp án:
- c.
- 1b; 2a; 3c.
- – Biện pháp tu từ so sánh.
- Tác dụng: Câu 1. Gợi tả cảnh gió mạnh tung sóng, cắt trắng xóa, áp lực mạnh làm không khí ngột ngạt. Câu 2. Gợi tả vẻ đẹp dịu hiền, cao quý của một người mẹ hết lòng thương con.
- Viết được đoạn văn rõ ràng, mạch lạc, có sự liên kết, thể hiện được cảm nhận sâu sắc của bản thân.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án word lớp 6 kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 6 sách kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 6 sách kết nối tri thức
Giáo án địa lí 6 sách kết nối tri thức