Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối bài 5: Thực hành tiếng Việtb tr113

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 5: Thực hành tiếng Việtb tr113. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 Kết nối tri thức.

TL: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

NHẬN BIẾT

Câu 1: Tìm một câu trong tác phẩm Tô Cô có sử dụng biện pháp tu từ so sánh? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ?

Trả lời:

“Quả trứng hồng hào thăm thẳm, và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. ” - So sánh hình ảnh mặt trời lúc bình minh với hình ảnh quả trứng hồng hào mang tính biểu đạt nghệ thuật cao, độc đáo và gây ấn tượng mạnh.

Câu 2: Tìm một câu trong tác phẩm Tô Cô có sử dụng biện pháp tu từ so ẩn dụ? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ?

Trả lời:

“Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén.

- Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Tác dụng là nhấn mạnh và khiến cho cảnh tượng mặt trời mọc trên đảo Cô Tô thật sự rực rỡ, tráng lệ. Đây là một bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc kỳ ảo nhưng lại chân thực và sống động. 

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của những biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong những câu sau:

  1. Mỗi viên cát bắn vào má vào gáy lúc này buốt như một viên đạn mũi kim.
  2. Hình như gió bão chờ chúng tôi lọt hết vào trận địa cánh cung bãi cát, rồi mới tăng thêm hỏa lực của gió. 

Trả lời

  1. Biện pháp tu từ so sánh: Tác giả so sánh mỗi viên cát bắn vào như một viên đạn, thể hiện sự khốc liệt, mạnh mẽ, giống như cảnh tượng của một cuộc chiến trường.
  2. Biện pháp tu từ nhân hóa: Gió giống như con người, bài binh bố trận một trận địa vô cùng khốc liệt. 

THÔNG HIỂU

Câu 4:  Trong Cô Tô, Nguyễn Tuân sử dụng nhiều hình ảnh so sánh sinh động. Hãy tìm những câu văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong văn bản này và nêu tác dụng trong từng trường hợp.

Trả lời

- Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi

- Tròn trĩnh như một quả trứng thiên nhiên đầy đặn

- Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thưở biển Đông.

=> Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh: Làm cho cảnh tượng Cô Tô thêm sinh động, gợi hình gợi cảm, nhấn mạnh sức mạnh của Cô Tô sau trận bão. 

Câu 5: Chỉ ra cái hay trong phong cách miêu tả cảnh của Nguyễn Tuân trong phân đoạn Miêu tả cảnh bình minh trên biển?

Trả lời:

Khi miêu tả cảnh bình minh, Nguyễn Tuân đã kiến người đọc không thể nào quên cảnh mặt trời mọc trên biển Đông. Đây là một bức tranh lộng lẫy, huy hoàng hiếm có. Cảnh mặt trời mọc được miêu tả trong một không gian rộng lớn, bao la, trong trẻo, tinh khôi: “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi”. Tác giả đã dùng hình ảnh so sánh đặc sắc, ví mặt trời sau khi lên “tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn, hồng hào”. Còn mặt bể là “một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng’”  là một bức tranh huy hoàng, lộng lẫy đầy chất thơ.

VẬN DỤNG

Câu 6: So sánh cách miêu tả cảnh bình minh trên biển của Nguyễn Tuân với cảnh miêu tả bình minh trong tác phẩm khác mà em biết?

Trả lời:

Cảnh tượng được Nguyễn Tuân miêu tả hùng vĩ, rực rỡ và tráng lệ biết bao. Cảnh Cô Tô có cái màu xanh lam biếc của biển buổi chiều, lại có cái màu đỏ rực rỡ của mặt trời buổi sớm nhô lên biển lúc hừng đông. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đứng bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Những so sánh thật bất ngờ, những liên tưởng thật thú vị. Nhưng đến liên tưởng tiếp theo thì mới thực sự tài hoa, mới in đậm phong cách Nguyễn Tuân: “Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông”. Màu sắc hài hoà giữa đỏ, hồng, bạc, ngọc trai, chi tiết tạo hình rất độc đáo quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên mâm bạc khổng lồ; hình ảnh từ ngữ sang trọng: “Mâm lễ phẩm, bạc nén, trường thọ”. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp vừa hùng vĩ đường bệ, vừa phồn thịnh và bất diệt, lại rực rỡ, tráng lệ làm lên một ấn tượng riêng đặc sắc về trời biển Cô Tô

Còn trong tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá cuả Tế Hanh cảnh bình minh trên biển được miêu tả như sau:

"Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi."

Mặt trời được nhân hóa đang "đội" cả biển lớn, mở ra một ngày mới tràn đầy sôi động, đầy sức sống. Câu thơ sau với hình ảnh "Mắt cá huy hoàng" cho thấy sự tươi ngon, mặn mà của hải sản - cái mà mẹ thiên nhiên đã trao tặng cho chúng ta. Có thể nói, toàn bộ bài thơ là một bức tranh lao động đầy nhiệt huyết, tươi vui của người ngư dân ở vùng biển Quảng Ninh. Bức tranh ấy mở ra trước mắt người đọc một cuộc sống mới của đất nước khi bắt đầu xây dựng lại nền kinh tế sản xuất.

=> Mỗi sự miêu tả lại có một cái hay khác nhau và mang đến những ấn tượng riêng rất sâu sắc cho tác giả. Tế Hanh chọn hình ảnh gần gũi những rất biểu cảm. Còn với Nguyễn Tuân tác giả sử dụng chất trữ tình, thơ hòa quyện với tri thức thâm sâu đạt đến trình độ “bậc thầy”khiến cho chúng ta khó có thể quên được một phong cách nổi bật đặc trưng của Nguyễn Tuân trong làng thơ Việt.

Câu 7: Em có nhận xét gì về văn phong miêu tả của tác giả Ngyễn Tuân? Điểm nổi bật của phong cách văn chương của tác giả là gì?

Trả lời:

Nhăc đến Nguyễn Tuân ta nhớ đến bậc thầy của ngôn ngữ văn chương. Người ta cũng nghĩ ngay đến hiện thân của chủ nghĩa “xê dịch”. Ham cái gọi là “xê dịch” ông cũng thường viết về những cái gì không đứng yên: xe cộ, tàu thuyền, những con người có máu giang hồ, thích ngao du đây đó. Ông cũng thích tả những cái gì mãnh liệt, dữ dội: đèo cao, vực sâu, biển rộng, gió bão, thác dữ và cả cái đẹp tuyệt đỉnh, tuyệt vời, đẹp làm lí trí của con người như tê dại. Đi nhiều, ông cũng là người gần gũi với thiên nhiên, yêu thiên nhiên tha thiết đồng thời cũng khám phá nhiều vẻ đẹp, nét đặc biệt của núi sông, cây cỏ trên nhiều miền đất nước.

Câu 8: Tác dụng của dấu ngặc kép trong đoạn trích miêu tả cảnh đông vui và gợi sức sống nhất trên đảo Tô Cô là gì?

Trả lời:

Anh quẩy 15 gánh cho thuyền anh: “Đi ra khơi, xa lắm mà. Có khi mười ngày mới về. Nước ngọt cho vào sạp, chỉ để uống. Vo gạo thổi cơm cũng không được lấy nước ngọt. Vo gạo bằng nước biển thôi” => Tác dụng của dấu ngoạc kép là trích dẫn y nguyên lời nói của một anh làng chài đang gánh nước ngọt dự trữ để ra khơi. Điều này cho thấy được tác giả muốn giữ nguyên và đưa lời nói mộc mạc, giảm giả này vào tác phẩm của mình. Thể hiện tình yêu mến của tác giả và tấm lòng chân thành, bình dị của con người nơi đây.

Câu 9: Hình ảnh so sánh Chị Châu Hòa Mãn địu con với biển cả là người mẹ người có tác dụng gì?

Trả lời:

Bên cạnh dáng vẻ khẩn trương, tấp nập của những người dân chài thì cảnh sinh hoạt của đảo Cô Tô còn hiện lên với dáng vẻ thanh bình, chậm rãi trong hình ảnh chị Châu Hòa Mãn địu con mà tác giả “thấy nó dịu dàng và yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành”.Hình ảnh so sánh cho thấy tác giả ấn tượng mạnh mẽ về khung cảnh và những con người nơi đây, cuốc sống lao động đang từng ngày cống hiến cho sự phồn vinh đất nước.

Câu 11: Hãy tìm ra 3 câu tác giả Nguyễn Tuân có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong văn bản?

Trả lời:

- “Mỗi viên cát bắn vào má vào gáy lúc này buốt như một viên đạn mũi kim”

- “Sống thúc lẫn nhau vào bờ âm âm rền rền như vua thủy cho các loài thủy tộc rung thêm trống trận”

- Sau trận báo chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi

Câu 12: Ngoài ra tác giả còn sự dụng biện pháp tu từ nào khác? Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp đó ?

Trả lời:

Nhân hóa: “đẩy cả người chay theo luống cà”, “sóng thúc lẫn nhau” “nó thốc vào, vuốt qua những gờ kính”, “nó rít lên”,... Tác dụng: tăng sức biểu cảm, là cho khung cảnh được miêu tả trở nên sống động và dễ hình dung qua những động từ miêu tả hành động giống con người.

VẬN DỤNG CAO

Câu 13: Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về cảnh bình minh trên biển trong tác phẩm Tô Cô có sử dụng môt câu có biện pháp tu từ do sánh?

Trả lời:

Khung cảnh Cô Tô còn được khắc họa qua cảnh mặt trời mọc vô cùng ấn tượng và sâu sắc. Đây là một bức tranh lộng lẫy, huy hoàng hiếm có. Nhà văn đã miêu tả thật tinh tế: “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng” . Hình ảnh so sánh độc đáo. Cảnh tượng thật hùng vĩ, đường bệ y như một “mâm lễ phẩm” tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Tổng hòa bức tranh như một bức vẽ thủy mặc lung linh, lộc lẫy và thật huy hoàng của Tô Cô - Một quần đảo tên vùng đất Quảng Ninh của nước ta.

Câu 14: Hình ảnh so sánh nào em thấy ấn tượng nhất trong tác phẩm? Vì sao?

Trả lời:

 

Trong nền thiên nhiên ấy, không thể thiếu đi sự xuất hiện của con người. Hoạt động trên đảo vừa khẩn trương, tấp nập lại vừa vui vẻ, thanh bình. Quanh cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc... Người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền, chuẩn bị cho mười tám thuyền lớn nhỏ cùng ra khơi đánh cá hồng. Và vẻ đẹp của cuộc sống còn được thể hiện ở suy ngẫm và liên tưởng của nhà văn trước hình ảnh: “Chị Châu Hoà Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền móm cá cho lũ con lành”. Một hình ảnh cuộc sống rất đỗi đời thường xuất hiện trong trang văn của Nguyễn Tuân.

Câu 15: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về một cảnh đẹp thiên nhiên trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ.

Trả lời

Một sáng, em thức dậy rất sớm để ngắm cảnh mặt trời mọc. Từ sân nhà hướng về phía Đông, em thấy bầu trời đang dần chuyển sang màu hồng nhat. Ông trời giấu mình sau những đám mây. Chị gió thổi nhè nhẹ. Một lát sau, một quả bóng khổng lồ màu đỏ đang từ từ nhô lê trên nền trời. Vạn vật như bừng tỉnh sau giấc ngủ dài hân hoan.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay