Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối bài 6: Thực hành tiếng Việt tr9

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 6: Thực hành tiếng Việt tr9. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 Kết nối tri thức.

TL: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

 NHẬN BIẾT 

Câu 1: Nêu ra khái niệm từ ghép? Phân loại ? Ví dụ của từ ghép?

Trả lời

Từ ghép là từ được tạo thành bởi hai tiếng trở lên có nghĩa.

Từ ghép được chia thành 2 loại chính, bao gồm:

+ Từ ghép đẳng lập: Được cấu tạo bởi 2 từ mang ý nghĩa và có vị trí tương đương nhau, không có sự phân biệt từ chính và phụ. Vì thế, loại từ ghép này được sử dụng tương đối rộng rãi trong đời sống.

+ Từ ghép chính phụ: Là từ ghép bao gồm tiếng chính và tiếng phụ hỗ trợ, bổ sung nghĩa cho nhau. Tiếng chính đứng trước thể hiện ý chính, tiếng phụ đứng sau và đảm nhận nhiệm vụ bổ sung và làm rõ nghĩa cho tiếng chính. Loại từ ghép này khá khó và thường được sử dụng trong các văn bản, không quá phổ biến trong giao tiếp

Ví dụ: Từ đất nước 

+ “Đất” có nghĩa là chất rắn làm thành làm trên cùng của trái đất, nơi mà con người, động vật và thực vật sinh sống.

+ “Nước” là chất lỏng không màu, không mùi và tồn tại trong tự nhiên ở ao hồ, sông, biển,…

Hai từ “Đất” và “Nước” tạo thành từ phức có nghĩa chung là phần lãnh thổ trong quan hệ với dân tộc làm chủ và sống trên đó.

Câu 2: Nêu ra khái niệm từ láy ? Phân loại ? Ví dụ của từ láy?

Trả lời

- Từ láy là từ được phổi hợp bởi những tiếng tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau.
Từ láy được chia thành 2 loại chính: 

+ Từ láy toàn bộ là từ láy có sự lặp lại của cả âm, vần và thanh (dấu).

+ Từ láy bộ phận được sử dụng phổ biến hơn từ láy toàn bộ. Trong đó, láy bộ phận được chia thành 2 loại nhỏ hơn là: láy âm và láy vần. 

Ví dụ

– “Thơm tho” được tạo thành bởi:
+ Từ “Thơm” là tính từ được dùng để chỉ mùi hương;

+ Từ “tho” là từ không có nghĩa.

– “Bâng khuâng” là từ láy bộ phận chỉ cảm xúc luyến tiếc, nhớ thương xen lẫn nhau. Tuy nhiên, từ “bâng” và “khuâng” lại không có nghĩa khi đứng một mình

Câu 3: Hãy xếp các từ phức sau thành hai loại: Từ ghép và từ láy: sừng sững, chung quanh, lủng củng, hung dữ, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí.

Trả lời

Từ ghép: chung quanh, hung dữ, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí.

Từ láy: sừng sững, lủng củng, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai

Câu 4: Phân loại các từ sau đây?

Trả lời

  1. Những từ nào là từ láy

  • Ngay ngắn, Ngay thẳng, Ngay đơ

  • Thẳng thắn, Thẳng tuột, Thẳng tắp

  1. Những từ nào không phải từ ghép?

  • Chân thành, Chân thật, Chân tình

  • Thật thà, Thật sự, Thật tình

Trả lời

  1. a) Từ là từ láy là: Ngay ngắn, Thẳng thắn,

  2. b) Những từ không phải từ ghép: Thật thà

Câu 5: Truyền thuyết là gì? 

Trả lời

Truyền thuyết là những câu chuyện được truyền miệng trong dân gian giải thích các phong tục, tập quán hoặc kể về các nhân vật lịch sử. Trong truyền thuyết thường gặp yếu tố phóng đại, kì ảo, thần kỳ. Kết thúc truyện truyền thuyết thường là kết thúc mở.

Câu 6: Nêu ra một số yếu tố của truyền thuyết?

Trả lời

- Truyền thuyết thường kể lại cuộc đời và chiến công của nhân vật lịch sử hoặc giải thích các nguồn gốc phong tục, sản vật địa phương

- Truyền thuyết được kể theo mạch tuyến tính

- Nhân vật chính thường là những anh hùng : công lao to lớn, tài năng xuất chúng hơn người,...

- Lời kể cô dọng, sức tích mang sắc thái trang trọng

- Có yếu tố kì ảo, lý tưởng hóa nhân vật và chiến công của họ

 THÔNG HIỂU

Câu 7: Tìm 05 từ ghép có trong truyện Thánh Gióng và phân loại từ ghép đó?

Trả lời

- Từ ghép: tục truyền, phúc đức, em bé, tài giỏi, cứu nước, áo sắt, oai phong, tráng sĩ, miếu thờ

+ Đẳng lâp: tục truyền, phúc đức, em bé, tài giỏi, cứu nước, áo sắt, miếu thờ,..

+ Chính phù: oai phong, tráng sĩ,...

Câu 8: Tìm những từ láy có trong truyện Thánh Gióng và phân loại , từ láy đó?

Trả lời

- Từ láy: hoảng hốt, lẫn liệt, đền đáp => Đều là từ láy một phần

Câu 9: Tìm có cụm động từ trong chuyện Thánh Gióng và giải tích nghĩa của từ đó ?

Trả lời

+ Xâm phạm bờ cõi: hành động xâm nhập, xâm lấn hoặc chiếm đóng một phần của lãnh thổ nước khác mà không được sự cho phép của chính phủ hoặc nhân dân của nước đó

+ Lớn nhanh như thổi:  miêu tả một sự tăng trưởng, phát triển của trẻ em  một cách nhanh chóng và đáng kinh ngạc.

+ Chết như ngả rạ: chết xuống hàng loạt như cảnh cắt cây lúa (rạ) đổ xuống

Câu 10: Đặt câu cho các cụm động từ vừa tìm được ?

Trả lời

- Trung Quốc từng nhiều lần muốn thâu tóm và xâm phạm bờ cõi nước Nam ta nhưng chưa thành hiện thực

- Em bé của dì tôi lớn nhanh như thổi

- Trong trận chiến sông Bạch Đàng, tướng Ngô Quyền đã khiến quân giặc chết như ngả rạ

Câu 11: Tìm có cụm tính từ trong chuyện Thánh Gióng?

Trả lời

- Chăm làm ăn;  oai phong lẫm liệt; vừa ngạc nhiên; vừa mừng rỡ

Câu 12: Đặt câu cho các cụm tính từ vừa tìm được ?

Trả lời

- Người nông dân Việt Nam rất chăm làm ăn

- Hình tượng oai phong lẫm liệt của các anh hùng xả thân cứu nước là một hình tượng đẹp trong lòng người dân Việt Nam

- Mẹ tôi vừa ngạc nhiên, vừa mừng rỡ khi thấy chị gái tôi từ Pháp trở về 

 VẬN DỤNG

Câu 13: Tìm những câu văn nêu trong tác phẩn Thánh Gióng sử sụng biện pháp tu từ so sánh?

Trả lời

- “Càng lạ hơn, hôm sau gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi”

- “Tráng sĩ xông vào trận trận đánh giết chết như ngả rạ”

Câu 14: Ngoài ra còn những biện pháp tu từ nào không? Hãy liệt kê ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Trả lời

Điệp từ: vừa ngạc nhiên, vừa mừng rỡ; giặc, “mộ con ngựa bằng sắt; làm cho ta một bộ áo giáo bằng sắt, và rèn cho ta một cái roi mây cũng bằng sắt” => Nhấn mạnh  tính chất của sự vật, là cho câu văn thêm hấp dẫn hơn 

 VẬN DỤNG CAO

Câu 15: Viết một đoạn văn phân tích và đánh giá khung cảnh Thánh Gióng cùng nhân dân đánh thắng giặc Ân và bay về trời

Trả lời

Hình tượng Thánh Gióng là biểu tượng cho tinh thần yêu nước, sức chiến đấu kiên cường, quật khởi của dân tộc ta.ằng sức mạnh phi thường, Gióng đánh tan hết lớp giặc này đến lớp giặc khác, khi roi sắt gãy, Tháng Gióng không hề nao núng, nhổ những bụi tre ven đường để tiếp tục chiến đấu với kẻ thù cho đến khi chúng hoàn toàn bị tiêu diệt. Để làm nên những chiến công thần kì, không chỉ có những thứ vũ khi hiện đại (roi sắt, áo giáp sắt) mà còn là cả những vũ khí thô sơ nhất (bụi tre). Sau khi đánh tan giặc xâm lược, Gióng đến chân núi Sóc rồi bỏ lại áo giáo một mình một ngựa bay về trời. Người anh hùng sau khi hoàn thành nhiệm vụ cứu nước không màng danh lợi, phần thưởng, trở về tiên giới. Gióng đến trần gian chỉ với một mục đích duy nhất đó là dẹp quân xâm lược để mang lại bình yên cho nhân dân, cho đất nước. Điều đó càng đậm tô hơn nữa phẩm chất anh hùng của Thánh Gióng. Đồng thời chi tiết này cũng thể hiện sự bất tử của Gióng trong lòng mọi người, Gióng về trời cũng là về cõi vô biên, bất tử mãi mãi trường tồn cùng đất nước, dân tộc. 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay