Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 6: Thực hành tiếng việt - Từ ghép, từ láy, nghĩa của từ, các biện pháp tu từ, dấu chấm phẩy
Dưới đây là giáo án ôn tập bài 6: Thực hành tiếng việt - Từ ghép, từ láy, nghĩa của từ, các biện pháp tu từ, dấu chấm phẩy. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo
Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: ÔN TẬP VỀ TỪ GHÉP, TỪ LÁY, NGHĨA CỦA TỪ, CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ, DẤU CHẤM PHẨY
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Củng cố khắc sâu kiến thức về từ ghép, từ láy, nghĩa của từ, các biện pháp tu từ, dấu chấm phẩy mà các em đã được học thông qua các hệ thống câu hỏi và các phiếu học tập để ôn luyện…
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
- Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận diện từ ghép, từ láy và chỉ ra được các từ loại trong văn bản.
- Năng lực nhận diện các biện pháp tu từ.
- Năng lực nhận diện dấu chấm phẩy và tác dụng của dấu chấm phẩy.
- Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Học liệu: Ngữ liệu/ Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
- Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ
- Tổ chức hoạt động:
- GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Hãy nêu các loại từ mà em biết.
- HS chia sẻ, trả lời câu hỏi.
- GV dẫn vào bài học.
- HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC: Nhắc lại về cấu tạo từ, nghĩa của từ, các biện pháp tu từ và dấu chấm phẩy
- Mục tiêu: HS nhắc lại và nắm vững kiến thức về cấu tạo từ, nghĩa của từ, các biện pháp tu từ và dấu chấm phẩy.
- Nội dung: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ: + Nhóm 1: Vẽ cấu tạo của từ. + Nhóm 2+3: Hệ thống lại các biện pháp tu từ, nêu định nghĩa và lấy ví dụ. + Nhóm 4: Nêu định nghĩa và tác dụng của dấu chấm phẩy. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Các nhóm thực hiện nhiệm vụ. GV hỗ trợ khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. |
I. Nhắc lại kiến thức 1. Cấu tạo từ - Từ đơn do một tiếng tạo thành, còn từ phức do hai hay nhiều tiếng tạo thành. - Từ phức: + Từ ghép là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau. ü Từ ghép chính phụ: có tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau bổ sung nghĩa cho tiếng chính. ü Từ ghép đẳng lập: không phân ra tiếng chính, tiếng phụ, các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp. + Từ láy là những từ phức được tạo ra nhờ phép láy âm. 2. Các biện pháp tu từ - Nhân hóa - So sánh - Ẩn dụ, hoán dụ - Điệp ngữ - Nói quá 3. Nghĩa của từ - Để giải nghĩa từ, có thể dựa vào từ điển, nghĩa của từ dựa vào câu văn, đoạn văn mà từ đó xuất hiện, với từ Hán Việt, có thể giải nghĩa từng thành tố cấu tạo nên từ. 4. Dấu chấm phẩy - Dấu chấm phẩy là dấu câu được dùng để: + Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép. + Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
- Nội dung: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập
- Sản phẩm: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
- Tổ chức thực hiện:
- GV phát đề cho HS, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm nhỏ và hoàn thành BT:
Câu 1. Tìm từ đơn, từ phức trong đoạn văn sau: Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. (Thánh Gióng) Câu 2. Tìm và ghép thành ngữ (cột A) với nghĩa của thành ngữ (cột B) trong bảng dưới đây sao cho phù hợp:
Câu 3. Đặt câu với một số thành ngữ ở câu 2. Câu 4. Cho các từ: thành tích, thành tựu, thành quả, hiệu quả, kết quả, nguyện vọng, hi vọng vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp: a. Nhân dân ta đã đạt được nhiều... trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. b. Nhà trường đã khen thưởng các em học sinh có... học tập tốt. c. Nhân dân Việt Nam cương quyết bảo vệ các... của cách mạng. d. Chúng tôi đã dùng nhiều biện pháp kĩ thuật đối với khu đất này, nhưng đến nay vẫn chưa có... đ. Có chăm chỉ học tập thì... học tập mới cao. e. Bác Hồ suốt đời ôm ấp một... là nước nhà được độc lập, thống nhất, nhân dân được no ấm, tự do. g. Con ngoan ngoãn, chăm chỉ, mẹ... nhiều ở con. Câu 5. Giải nghĩa 2 – 3 từ trong số các từ mà em vừa điền ở câu 4. Câu 6. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau: Khúc II Nghìn năm trên dải đất này Cũ sao được cánh cò bay la đà Cũ sao được sắc mây xa Cũ sao được khúc dân ca quê mình! (Khúc dân ca, Nguyễn Duy) Câu 7. Hãy chỉ ra biện pháp tu từ trong các dòng thơ dưới đây và cho biết những dấu hiệu nào giúp em nhận ra biện pháp nghệ thuật ấy: Đã ngủ rồi hả trầu? Tao đã đi ngủ đâu Mà trầu mày đã ngủ (Trần Đăng Khoa, Đánh thức trầu) Câu 8. Xác định biện pháp tu từ và tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng qua các câu văn sau (chú ý các từ ngữ in đậm): a. Tết miền Tây không ồn ã, không xe cộ đông nghẹt đến khó chịu như Tết Sài Gòn. b. Vụ lúa vừa xong, cây rơm nằm phơi mình trên bãi cỏ, gốc rạ lô nhô gió đưa hương lúa ngạt ngào. c. Thời gian đâu chờ đợi một ai, chỉ âm thầm hiện hình qua từng sợi tóc bạc màu hay những vết chân chim vĩnh viễn hằn in trên làn da rám nắng. d. Chắc bà chạnh lòng khi ông nhắc lại nỗi khó nhọc năm nào mà ông bà đã từng gắng gượng trải qua, bình an là khi hai mái đầu đã bạc. Câu 9. Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu: Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lê nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn ngủn đến giữa lưng, hở cả hai mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu, mà mặt lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. (Tô Hoài, Bài học đường đời đầu tiên) a. Tìm các từ đơn có trong câu “Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn ngủn đến giữa lưng, hở cả mạng sờn như người cởi trần mặc áo gi-lê”. b. Tìm các từ ghép và các từ láy có trong đọa văn. Phân tích tác dụng của việc sử dụng từ láy trong đoạn văn trên. c. Những trường hợp như râu ria, mặt mũi có phải từ láy không? Vì sao? Câu 10. Kẻ bảng nêu điểm giống và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ. Câu 11. Xác định ẩn dụ và hoán dụ trong những ví dụ sau: a. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng (Nguyễn Khoa Điềm) b. Dưới trăng quyên đã gọi hè Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông. (Nguyễn Du) c. Nhớ đôi dép cũ nặng công ơn Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn. (Tố Hữu) |
- GV gọi một số HS trình bày kết quả trước lớp, sau đó chữa bài.
Gợi ý đáp án:
Câu 1.
Từ đơn |
vùng, dậy, vươn, vai, một, cái, bỗng, biến, thành, một, mình, cao, hơn, trượng, bước, lên, vỗ, vào, mông, ngựa, hí, dài, mấy, tiếng, mặc, cầm, roi, nhảy, lên, mình. |
Từ phức |
chú bé, tráng sĩ, oai phong, lẫm liệt, vang dội, áo giáp. |
Câu 2. 1 – c, 2 – đ, 3 – d, 4 – b, 5 – a.
Câu 3. VD: Bà Đổng đã sinh ra một cậu bé, mẹ tròn con vuông.
Câu 4.
a. thành tựu |
c. thành quả |
đ. kết quả |
g. hy vọng |
b. thành tích |
d. hiệu quả |
e. nguyện vọng |
|
Câu 5. Giải nghĩa 2 – 3 từ trong số các từ vừa điền ở câu 4:
- thành tựu: thành công một cách tốt đẹp.
- thành quả: kết quả quý giá đạt được của cả một quá trình hoạt động, đấu tranh.
- kết quả: 1. cái đạt được, thu được trong một công việc hoặc một quá trình tiến triển của sự vật. 2. Cái do một hay nhiều hiện tượng khác (gọi là nguyên nhân) gây ra, tạo ra, trong quan hệ với những hiện tượng ấy.
Câu 6. Biện páp tu từ: điệp ngữ. Cụ thể: điệp ngữ “cũ sao được” tác dụng: nhấn mạnh và khẳng định những giá trị vật thể và phi vật thể của Việt Nam.
Câu 7. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, thể hiện qua câu thơ “Đã ngủ rồi hả trầu?”. Ở đây, tác giả đã xưng hô, trò chuyện than mật với trầu (là vật) như với con người, có hành động như của con người (ngủ).
Câu 8. a. Tết miền Tây không ồn ã, không xe cộ đông nghẹt đến khó chịu như Tết Sài Gòn.
- Biện pháp tu từ so sánh. Cụ thể:
Đối tượng so sánh |
Tết miền Tây, Tết Sài Gòn |
Phương diện so sánh |
mức độ ồn ã, hay độ đông nghẹt đến khó chịu của xe cộ |
Từ so sánh |
không... như... |
- Biện pháp tu từ nhân hóa: cây rơm vốn là vật vô tri vô giác được tả như người, biết “nằm phơi mình”. Tác dụng: làm cho cách diễn đạt trở nên biểu cảm, giúp mở rộng liên tưởng, có được cái nhìn độc đáo.
- Biện pháp tu từ nhân hóa: biến thời gian – thứ vốn không cầm nắm được trở nên có tri giác như con người, biết “chờ đợi”, “hiện hình”. Tác dụng: tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Biện pháp tu từ hoán dụ: mái đầu đã bạc là một bộ phận trên cơ thể người, báo hiệu tuổi già Tác dụng: cách diễn đạt trở nên gần gũi, dễ tiếp nhận.
Câu 9.
- Các từ đơn có trong câu “Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả hai mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê.” là: Đã, rồi, mà, cánh, chi, đến, giữa, lưng, hở, cả, hai, như, người, mặc, áo, gi-lê (gi-lê là từ đơn 2 âm tiết vì nguồn gốc nước ngoài).
- Tìm các từ ghép và các từ láy có trong đoạn văn:
- Từ ghép: Dế Choắt, thuốc phiện, thanh niên, ngắn củn, mạng sườn, cởi trần, râu ria, mặt mũi.
- Từ láy: gày gò, lêu nghêu, bè bè, nặng nề, ngẩn ngẩn ngơ ngơ.
- Những trường hợp như râu ria, mặt mũi không phải là từ láy. Bởi vì các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa, mỗi tiếng trong từ đều có nghĩa: râu, ria, mặt, mũi.
Câu 10.
|
Ẩn dụ |
Hoán dụ |
Giống nhau |
Đều gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác. |
|
Khác nhau |
- Quan hệ tương đồng |
- Quan hệ tương cận |
Câu 11.
- Hình ảnh “mặt trời” trong câu “Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng” chính là hình ảnh ẩn dụ cho đứa con của người mẹ Ẩn dụ.
- Ẩn dụ: “hoa lửa”: hình ảnh khóm lựu đầu tường đã nở hoa rực rỡ như ngọn lửa (ẩn dụ hình thức).
- Hoán dụ: “đôi dép cũ” chỉ hình ảnh Bác Hồ (Bác Hồ rất giản dị, thường đi đôi dép cao su cũ).
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án word lớp 6 kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 6 sách kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 6 sách kết nối tri thức
Giáo án địa lí 6 sách kết nối tri thức