Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối bài 7: Thực hành tiếng Việt tr30
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 7: Thực hành tiếng Việt tr30 . Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 Kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
TL: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
NHẬN BIẾT
Câu 1: Có bao nhiêu cách để giải thích nghĩa của một từ?
Trả lời
Có thể giải thích nghĩa của từ bằng hai cách chính như sau:
- Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
- Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
Câu 2: Giải tích một số từ trong văn bản Thạch Sanh: Sinh nhai; Thủy phủ, Tứ cố vô thân, trăn tinh.
Trả lời
- Trăn tinh: con trăn đã tu luyện, trở thành yêu quái
- Tứ cố vô thân: đơn độc, không còn người thân
- Thủy phủ: dinh thự ở dưới nước, nơi ở của thủy thần
- Sinh nhai: kiếm sống
Câu 3: Khi gặp một từ ngữ mới trong văn bản trước khi dùng từ điểm để tra cứu, có thể dựa vào nghĩa của ngững yếu tố tạo nên từ ngữ đó để duy đoán nghiã của nó.
Vận dụng cách trên để suy đoán nghĩa của những từ ngữ sau: gia tiên, gia sản, gia súc
Trả lời
- Gia tiên: Gia – nhà; tiên – trước, sớm nhất → Tổ tiên của gia đình.
- Gia sản: Gia – nhà; sản – của cải → Tài sản của một gia đình.
- Gia súc: Gia – súc; tiên – các loại thú nuôi như trâu, bò, dê, chó,...→ Thú nuôi trong nhà
Câu 4: Đặt câu với 3 từ trên?
Trả lời
- Thờ cúng gia tiên là nghi lễ quan trọng nhất trong những ngày rằm và ngày mùng 1 hàng tháng của người Việt Nam
- Chú Ba là một đại gia có tiếng với gia sản hàng nghìn mẫu đất ở Vĩnh Long
- Nhà em có nuôi một đàn gia súc bao gồm: gà, ngan, vịt,...
THÔNG HIỂU
Câu 5. Truyện Thạch Sanh khác với những câu chuyện cổ tích đã học?
Trả lời
Bên cạnh tình tiết chính, còn mạch tình tiết phụ rất ly kì và hấp dẫn.
Câu 6. Chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ?
Nghĩa của từ là nghĩa sự vật mà từ biểu thị
Nghĩa của từ là sự vật, tính chất mà từ biểu thị
Nghĩa của từ là sự vật, tính chất, hoạt động mà từ biểu thị
Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị
Trả lời
Đáp án D
Câu 7. Trong chuyện Thạch Sanh, ở phần chú thích cụm từ “tứ cố vô thân : cô đơn, không có người thân thích” được giải thích theo cách nào?
Trả lời
Dùng từ đồng nghĩa với từ được giải thích
Câu 8: Đọc lại tác phẩm Thạch sanh có thể dựa vào ngữ cảnh xung quanh để giải thích các từ sau đây: Khỏe như voi, rộng lượng, bủn rủn, thân chinh
Trả lời
- Khoẻ như voi: rất khoẻ, khoẻ khác thường
- Rộng lương: tấm lòng nhân hậu, dễ dãi bỏ qua cho những lỗi lầm trước đây
- Bủn rủn: không cử động nổi, cảm giác như gân cốt rã rời ra
- Thân chinh: đích thân đi đến chiến trường
Câu 9: Trong tiếng Việt có thành nhiều thành ngữ đã được ra đời từ tác phẩm này, em hãy tìm hiểu và giải thích thành ngữ ấy?
Trả lời
- Niêu cơm Thạch Sanh là niêu cơm ăn không bao giờ hết, suy rộng ra là nguồn cung cấp vô hạn.
"Giữa chừng nước đục thả câu": Thành ngữ này có nghĩa là tận dụng cơ hội trong tình huống khó khăn hoặc không chắc chắn để đạt được thành công. Nó được lấy từ câu chuyện Thạch Sanh khi anh ta đặt câu giữa chừng dòng nước đục và bắt được cá vàng.
VẬN DỤNG
Câu 10: Nêu ra các câu văn chưa biện pháp tu từ so sánh trong tác phẩm Thạch Sanh?
Trả lời
Biện pháp tu từ so sánh:
- “Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh cùi lớn, hắn nghĩ bụng : “Người ngày khỏe như voi. Nếu nó về ở cùng ta thì lợi bao nhiêu”
- “...lao vào kẻ thù như một cơn bão lớn”
=> Tăng tính biểu cảm và khiến cho người đọc hình dung là được tính chất của sự vật sự việc được kể trong câu chuyện.
Câu 11: Trong tác phẩm có những sự vật kì ảo nào? Từ ngữ miêu tả nó như thế nào ?
Trả lời
Tên đồ vật kì ảo | Đặc điểm, tác dụng |
Bộ cung tên bằng vàng | Sau khi trăn tinh bị Thạch Sanh giết nó hiện nguyên hình là 1 con trăn khổng lồ để lại bên mình 1 bộ cung tên bằng vàng. Thạch Sanh dùng cung tên bắn đại bàng cứu công chúa, bắn cũi sắt cứu Thái tử con vua Thủy Tề. |
Cây đàn thần | Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát giúp cho công chúa biết nói, vạch mặt Lý Thông. Đó là tiếng đàn công lí thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân. Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cởi giáp xin hàng. Đó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và yêu chuộng hòa bình. |
Niêu cơm thần | Niêu cơm vạn người ăn cũng không thể hết. Thể hiện tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. |
Câu 12: Nêu ra 3 từ láy được sự dụng trong văn bản Thạch Sanh và đặt câu với từ đó?
Trả lời
Ung dung => Nghỉ hè, em được ung dung đi chơ thỏa thích với đám bạn ở trong làng.
Rối rít => Em bé đã rối rít cảm ơn em khi nhận lại được số tiền đã làm rơi.
Thăm thẳm => Vực núi này sâu thăm thẳm
Câu 13: Nêu ra 3 từ ghép được sự dụng trong văn bản Thạch Sanh và đặt câu với từ đó?
Trả lời
Thủy phủ => Tương truyền rằng, sâu dưới lòng đại dương là thủy phủ nơi có các tiên cá đang sống
Hang sâu =>Hang Én là một cái hang sâu và rất đẹp.
Công chúa => Trong các câu chuyện cổ tích, những nàng công chúa đều rất đẹp
Câu 14: Tìm ra những cụm động từ, tính từ hoặc danh từ trong truyện Thạch Sanh?
Trả lời
Cụm động từ: kéo nhau về, bắn tan cũi sắt, cười vui vẻ
Cụm tính từ : buồn rười tượi, tâm trạng sầu não, sự hững hờ, rộng lượng tha thứ
- Cụm danh từ: lời oán trách, túp lều cũ
VẬN DỤNG CAO
Câu 15: Viết một đoạn văn có sử dung biện pháp so sánh và từ láy để nói về hình tượng người dũng sĩ thông qua văn bản Thạch Sanh ?
Trả lời
Trải qua nhiều khó khăn, Thạch Sanh đã thể hiện được bản lĩnh, tài năng của mình. Từ việc chấp nhận đi canh miếu thờ, rồi gặp chằn tinh chú sẵn sàng chiến đấu mà không hề run sợ, dũng đánh bại Đại Bàng để cứu công chúy và hoàng tử con Thủy thần. Khi bị vu oan tội ăn cắp của cải nhà vua và bị bắt vào ngục tối, chàng không hề nao núng mà mang cây đàn ra đánh, tiếng đàn đã đến được với công chúa, chú tự giải cứu được chính mình. Thử thách mười tám nước chư hầu đã thể hiện rõ nhất tài năng cũng như tấm lòng nhân ái của chàng dũng sĩ. Niêu cơm thần kì đã giúp Thạch Sanh làm cho các binh lính tâm phục khẩu phục mà rút về. Trong niềm vui hân hoan chiến thắng ta càng thấy Thạch Sanh đẹp hơn bao giờ hết, vẻ đẹp hài hoà giữa ngoại hình với tâm hồn và tài năng. Anh hùng Thạch Sanh cũng giống như nhiều hình tượng anh hùng tiêu biểu khác như: Thánh Gióng sẽ mãi là người dùng sĩ của các bạn nhỏ các thế hệ từ xưa cho đốn mãi về sau. Dù đọc bao câu chuyện cổ tích khác nhưng hình ảnh chú Thạch Sanh vẫn mãi đọng lại trong tâm trí mọi người.