Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 7: Các biện pháp tu từ, nghĩa của từ
Dưới đây là giáo án ôn tập bài 7: Các biện pháp tu từ, nghĩa của từ. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo
Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: ÔN TẬP CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ, NGHĨA CỦA TỪ
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức
Củng cố khắc sâu kiến thức về nghĩa của từ, các biện pháp tu từ, dấu chấm phẩy mà các em đã được học thông qua các hệ thống câu hỏi và các phiếu học tập để ôn luyện…
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận diện các biện pháp tu từ.
- Năng lực hiểu nghĩa của từ.
- Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Học liệu: Ngữ liệu/ Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
- Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ
- Tổ chức hoạt động:
- GV dẫn dắt: Ở tiết Thực hành tiếng Việt trước, chúng ta đã ôn tập về cấu tạo từ, nghĩa của từ và các biện pháp tu từ. Hôm nay, chúng ta tiếp tục ôn tập về nghĩa của từ và các biện pháp tu từ.
- HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC: Nhắc lại về nghĩa của từ, các biện pháp tu từ
- Mục tiêu: HS nhắc lại và nắm vững kiến thức về nghĩa của từ, các biện pháp tu từ.
- Nội dung: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức về nghĩa của từ và các biện pháp tu từ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS chuẩn bị trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | I. Nhắc lại kiến thức 1. Nghĩa của từ - Để giải nghĩa từ, có thể dựa vào từ điển, nghĩa của từ dựa vào câu văn, đoạn văn mà từ đó xuất hiện, với từ Hán Việt, có thể giải nghĩa từng thành tố cấu tạo nên từ. 2. Biện pháp tu từ - Nhân hóa - So sánh - Ẩn dụ, hoán dụ - Điệp ngữ - Nói quá |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
- Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
- Nội dung: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập
- Sản phẩm: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
- Tổ chức thực hiện:
- NV1: GV phát đề cho HS, yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành BT theo cặp.
ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 1 1. Hãy nêu một số từ có yếu tố giả được dùng với nghĩa người, kẻ (như trong sứ giả) và nghĩa của từng từ đó:
2. Hãy nêu một số từ có yếu tố thủy với nghĩa là nước:
3. Giải thích nghĩa của từ ngữ trong câu.
4. Giải thích nghĩa của những từ ngữ in đậm trong các trường hợp sau.
5. Hãy giải thích ý nghĩa của thành ngữ niêu cơm Thạch Sanh. |
- GV mời một số HS trình bày bài làm, sau đó chữa bài.
Gợi ý đáp án:
1.
Một số từ có yếu tố giả (người, kẻ) | Nghĩa của từ |
hành giả | nhà sư đi khuyên giáo |
học giả | người chuyên nghiên cứu, có tri thức khoa học sâu rộng |
tác giả | người sáng tạo ra một tác phẩm văn học, nghệ thuật hoặc khoa học nào đó |
soạn giả | người biên soạn |
trí giả | người có trình độ học vấn uyên thâm, hiểu biết sâu rộng |
thức giả | người có học vấn, kiến thức rộng |
Từ có yếu tố thủy | Giải thích nghĩa | Đặt câu với từ có yếu tố thủy (nước) |
thủy chiến | chiến đấu trên sông, biển | Quân ta đã giành chiến thắng trong trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng. |
thủy cung | cung điện tưởng tượng dưới nước, theo truyền thuyết | Ở thủy cung, Thạch Sanh được tiếp đón nồng nhiệt. |
thủy đậu | bệnh lây thường gặp do trẻ em, do một loại virus gây sốt, da nổi những nốt phỏng như đậu mùa, nhưng không sinh mù, không để lại sẹo | Trẻ em thường hay mắc bệnh thủy đậu. |
thủy điện | điện do thủy năng sinh ra | Việt Nam đang chuẩn bị xây dựng thêm một nhà máy thủy điện. |
thủy lợi | việc lợi dụng tác dụng của nước và chống các tác hại của nó | Các nhà đầu tư đang mở rộng quy mô công trình thủy lợi. |
thủy ngân | kim loại lỏng, trắng như bạc, thường dùng để nạp vào nhệt kế, áp kế | Thủy ngân là một loại kim loại. |
thủy tinh | chất rắn, giòn, trong suốt, chế từ cát, dùng làm kính, chai, lọ, v.v… | Những chiếc cốc thủy tinh trông rất đẹp. |
thủy văn | các hiện tượng biến hóa và vận động của nước trong tự nhiên (nói tổng quát) | Dựa vào đài khí tượng, con người có thể dự báo thời tiết. |
- - hiện nguyên hình: hiện thân lại đúng hình dạng ban đầu.
- vu vạ: vu oan làm hại.
- rộng lượng: có độ lượng, dễ cảm thông với người có sai sót, lầm lỡ và dễ tha thứ.
- bủn rủn: cử động không nổi nữa, do gân cốt như rã rời ra.
- - khỏe như voi: rất khỏe
- lân la: tìm cách, dần dần từng bước, từ xa đến gần, từ lạ đến quen, từ việc này sang việc khác, tạo ra một quan hệ tiếp xúc gần gũi, nhằm thực hiện mục đích nhất định.
- gạ: nói khéo để người ta bằng lòng làm điều có lợi cho mình.
- hí hửng: có tâm trạng thích thú, thỏa mãn quá mức (thường để lộ trên nét mặt) trước việc đã làm được hoặc tin rằng sẽ làm được.
- khôi ngô tuấn tú: có vẻ mặt đẹp, sáng sủa, thông minh.
- bất hạnh: không may gặp phải, làm đau khổ.
- buồn rười rượi: rất buồn, mặt mày ủ rũ.
- Giải thích thành ngữ niêu cơm Thạch Sanh: của cải vật chất không bao giờ hết, hết lại có, vơi lại đầy.
- NV2: GV phát đề cho HS, yêu cầu HS tự hoàn thành BT.
ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 2 1. Giải thích nghĩa của từ ngữ trong câu.
2. Hai câu sau đây có sử dụng cùng một biện pháp tu từ: a. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy. b. Chim bay mãi, bay mãi, qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh biển cả. Biện pháp tu từ được sử dụng ở cả hai câu là: …………………………………………………………………………………… Tác dụng của biện pháp tu từ đó ở hai câu: …………………………………………………………………………………… |
- GV gọi một số HS trình bày bài làm, sau đó chữa bài.
Gợi ý đáp án:
- -mơn mởn: non mượt tươi tốt, đầy sức sống.
- lúc lỉu: sai trĩu xuống.
- ròng rã: liên tục suốt một thời gian bị coi là quá dài.
- vợi hẳn: ở tình trạng giảm bớt đi so với trước trông thấy rõ.
- Biện pháp tu từ: điệp từ Tác dụng: nhấn mạnh vào hành động “bay” và “ăn”, cho thấy hành động đã diễn ra trong một thời gian rất dài.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án word lớp 6 kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 6 sách kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 6 sách kết nối tri thức
Giáo án địa lí 6 sách kết nối tri thức