Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 kết nối bài 8: Thực hành tiếng Việt tr56
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 8: Thực hành tiếng Việt tr56. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 Kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
TL:THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
NHẬN BIẾT
Câu 1: Trạng ngữ là gì? Phân loại chức năng của trạng ngữ?
Trả lời
Trạng ngữ là những từ ngữ là thành phần phụ của câu. Bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính.
*Phân loại:
Trạng ngữ | Đặc điểm |
Trạng ngữ chỉ thời gian | Tác dụng chỉ về thời gian của sự việc, hành động đang diễn ra trong câu. Trạng ngữ chỉ thời gian có nhiệm vụ trả lời cho các câu hỏi về thời gian, giờ giấc như: bao giờ? mấy giờ? khi nào? |
Trạng ngữ chỉ nơi chốn | Tác dụng chỉ rõ địa điểm, nơi chốn xảy ra sự việc, hành động đang xảy ra trong câu. Trạng ngữ nơi chốn có nhiệm vụ trả lời cho câu hỏi "ở đâu?" |
Trạng ngữ chỉ nguyên nhân | Thông thường, trạng ngữ loại này có độ dài hơn so với các loại khác do tính chất giải thích, nêu ra lý do tại sao sự việc trong câu lại diễn ra như vậy. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân có nhiệm vụ trả lời cho các câu hỏi như: Tại sao? vì sao? do đâu? |
Trạng ngữ chỉ mục đích | Đảm nhận vai trò của thành phần phụ trong câu hoàn chỉnh, chỉ mục đích của sự việc, hành động được nhắc đến trong câu. Trạng ngữ chỉ mục đích có nhiệm vụ trả lời cho các câu hỏi như: Để làm gì? vì cái gì? mục tiêu là gì? |
Trạng ngữ chỉ phương tiện | Được sử dụng với mục đích làm rõ các phương tiện, cách thức di chuyển của sự việc, hành động, con người... được nhắc đến trong câu. Thông thường, trạng ngữ chỉ phương tiện thường đi kèm từ "bằng" hoặc "với". Nó có nhiệm vụ trả lời cho các câu hỏi như: với cái gì? bằng cái gì? |
Câu 2: Đặt 2 câu có chứa trạng ngữ?
Trả lời
- Trong bếp, mẹ đang nấu ăn
- Tối qua, tôi đã hoàn thành xong các bài tập về nhà
Câu 3: Chỉ ra 3 câu có trạng ngữ và chức năng của trạng nữa trong văn bản “Xem người ta kia kìa!”?
Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ, tôi dần dần hiều ra rằng, thế giới này là muôn màu muôn vẻ, vô tận và hấp dẫn lạ lùng.
Giờ đây, mẹ tôi đã khuất và tôi cũng đã lớn.
Dù có ý định tốt đẹp, những người thân yêu của ta đôi lúc cũng không hẳn đúng khi ngăn cản, không để ta được sống với con người thực của mình.
Trả lời
Trạng từ | Chức năng |
a, Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ | Chỉ mốc thời gian của sự việc |
b, Giờ đây | Chỉ mốc thời gian của sự việc |
c, Dù có ý định tốt đẹp | Chỉ nguyên nhân của sự việc |
THÔNG HIỂU
Câu 4 Điền thành phần trạng ngữ thích hợp vào ô trống và chỉ ra đó là loại trạng ngữ gì?
…………., các em học sinh được nghỉ học.
…………., thành tích của em luôn đứng thứ nhất.
…………., Nam đụng xe vào hàng rào.
…………., bà ôm em mỗi ngày.
…………., lá vàng rụng đầy sân.
…………., học sinh chạy ào ra sân trường để chơi đuổi bắt, đá cầu, nhảy dây.
…………., em đã thức khuya học bài.
Trả lời
1,Vì mưa lũ (trạng ngữ chỉ nguyên nhân)/Hôm nay là chủ nhật (trạng ngữ chỉ thời gian)
2, Nhờ vào sự nỗ lực không ngừng nghỉ (trạng ngữ chỉ nguyên nhân)/Ở lớp (trạng ngữ chỉ nơi chốn)
3, Vì không tập trung (trạng ngữ chỉ nguyên nhân)
4,Với vòng tay ấm áp (trạng ngữ chỉ phương tiện, cách thức)/ Vì thương em (trạng ngữ chỉ nguyên nhân)
5, Mùa thu tới (trạng ngữ chỉ thời gian)
6, Giờ ra chơi (trạng ngữ chỉ thời gian)
7, Để đạt được điểm cao bài thi sáng mai (trạng ngữ chỉ mục đích)
Câu 5: Đặt câu hoàn chỉnh mà trong đó có trạng ngữ chỉ:
Nơi chốn
Thời gian
Nguyên nhân
Mục đích
Phương tiện/cách thức
Nơi chốn và thời gian
Thời gian và phương tiện/cách thức
Trả lời
Ở trường, thầy cô luôn chỉ dạy cho em nhiều bài học bổ ích.
Mỗi buổi sáng, ông em đều chạy bộ ở vườn hoa.
Vì cô giáo nghiêm khắc, các em học sinh rất chăm chỉ nghe giảng.
Để nhìn được bảng rõ hơn, em đã xin cô giáo cho em lên ngồi bàn đầu.
Bằng sự cẩn thận và tỉ mỉ, chữ viết của em ngày càng đẹp hơn.
Ngay tại đây, lúc này, một cơn gió lớn đang làm bật những gốc cây.
Chỉ với ba tháng, bằng sự cần cù siêng năng, cậu đã từ học sinh trung bình lên học sinh giỏi.
Câu 6: Các em hãy tìm yếu tố trạng ngữ trong câu và xác định đó là loại trạng ngữ gì?
a, Ở thế giới thần tiên, những nàng công chúa đều thật là xinh đẹp và duyên dáng.
b, Mỗi khúc giao mùa, gia đình em đều dễ bị cúm vặt.
c,Với sự đồng lòng và quyết tâm, đội của em đã chiến thắng giải đấu.
d,Ở miền Nam, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
e, Ngoài hiên nhà, bố treo những chậu cây xương rồng.
Trả lời
a,“Ở thế giới thần tiên” là trạng ngữ chỉ nơi chốn.
b, “Mỗi khúc giao mùa” là trạng ngữ chỉ thời gian.
c, “Với sự đồng lòng và quyết tâm” là trạng ngữ chỉ cách thức.
d, “Ở miền Nam” là trạng ngữ chỉ nơi chốn.
e, “Ngoài hiên nhà” là trạng ngữ chỉ nơi chốn.
Câu 7: Các em hãy tìm yếu tố trạng ngữ trong câu và xác định trạng ngữ đó trả lời cho câu hỏi nào?
Trên trời những đám mây trôi lững lờ.
Cứ đến cuối tuần là cả gia đình em lại về quê thăm ông bà.
Để cao lớn hơn em cần ăn đầy đủ dưỡng chất và chăm chỉ tập thể dục.
Từ phía xa, tôi nhìn thấy bóng mẹ đang về.
Bằng nét diễn chân thật và đôi mắt thơ ngây, cô ấy đã lấy đi bao giọt nước mắt của khán giả.
Vì sợ bóng tối, em thường hay bật đèn khi ngủ.
Trả lời
- “Trên trời” là thành phần trạng ngữ, trả lời cho câu hỏi: “Những đám mây trôi ở đâu?”
- “Cứ đến cuối tuần” là thành phần trạng ngữ, trả lời cho câu hỏi: “Cả gia đình em về quê thăm ông bà khi nào?”
- “Để cao lớn hơn” là thành phần trạng ngữ, trả lời cho câu hỏi: “Em ăn đầy đủ dưỡng chất và chăm chỉ tập thể dục để làm gì?”
- “Từ phía xa” là thành phần trạng ngữ, trả lời cho câu hỏi: “Em nhìn thấy bóng mẹ ở đâu?”
- “Bằng nét diễn chân thật và đôi mắt thơ ngây” là thành phần trạng ngữ, trả lời cho câu hỏi: “Cô ấy đã lấy đi bao giọt nước mắt của khán giả bằng cách nào?”
- “Vì sợ bóng tối” là thành phần trạng ngữ, trả lời cho câu hỏi: “Vì sao em thường bật đèn khi đi ngủ?”
Câu 8: Thử lược bỏ trạng ngữ trong các câu sau và chỉ ra sự khác nhau về nội dung giữa câu có trạng ngữ với câu không còn trạng ngữ:
Cùng với câu này, mẹ còn nói: “Người ta cười chết!”.
Trên đời, mọi người giống nhau nhiêu điều lắm.
Tuy vậy, trong thâm tâm, tôi không hề cảm thấy dễ chịu mỗi lần nghe mẹ trách cứ
Trả lời
Lược bỏ trạng ngữ: cùng với câu này (trạng ngữ có tác dụng liên kết với câu trước).
=> Nội dung giữa câu có trạng ngữ và không có trạng ngữ: Câu không có trạng ngữ không nêu được rõ, nổi bật vấn đề mà tác giả đang nói đến
Lược bỏ trạng ngữ: trên đời
=> Nội dung giữa câu có trạng ngữ và không có trạng ngữ: Câu không có trạng ngữ không nêu được rõ không gian thời gian sự việc được nói đến, không mang tính chất cụ thể
Lược bỏ trạng ngữ: tuy vậy
=> Nội dung giữa câu có trạng ngữ và không có trạng ngữ: Câu không có trạng ngữ không nêu được rõ được sự đối lập của vấn đề được nói đến
Câu 9: Thêm trạng ngữ cho các câu sau:
.....tôi càng hiểu nỗi lòng, mong ước của mẹ hơn
......mọi điều giống nhau nhiều lắm
......không ít người tự vượt lên chính mình nhờ noi gương những cá nhân xuất chúng.
Trả lời
Càng lớn, tôi càng hiểu nỗi lòng, mong ước của mẹ hơn
Trên đời, mọi điều giống nhau nhiều lắm
Xưa nay, không ít người tự vượt lên chính mình nhờ noi gương những cá nhân xuất chúng.
VẬN DỤNG
Câu 10: Giải thích các thành ngữ sau: chung sức chung lòng, mười phân vẹn mười ?
Trả lời
- Chung sức chung lòng có nghĩa là: đoàn kết
- Mười phân vẹn mười có nghĩa là: Toàn vẹn, không có khiếm khuyết
Câu 11: Giải thích các thành ngữ trong câu sau?
Tôi đã hiểu ra, mỗi lần bảo tôi: “Xem người ta kià!” là một lần mẹ mong tôi làm sao để bằng người, không thua em kém chị.
Kia, các bạn trong lớp tôi mỗi người một vẻ, sinh động biết bao.
Người ta thường nói học trò “nghịch như quỷ”, ai ngờ quỷ cũng là cả một thế giới, chẳng “quỷ” nào giống “quỷ” nào!
Trả lời
Thua em khém chị: không được bằng chị em, bạn bè, thua kém mọi người (chỉ nói về phụ nữ).
Mỗi người một vẻ: những nét bề ngoài nhìn trên phương diện tổng thể, thường được đánh giá là đẹp của con người mang những vẻ khác nhau, muôn màu muôn vẻ
Nghịch như quỷ: những người nghịch ngợm, hay bày trò.
Câu 12: Tìm từ đồng nghĩa với các thành ngữ sau: Thua em kém chị, Mỗi người một vẻ, Nghịch như quỷ?
Trả lời
Thua em kém chị: kém cỏi, thua kém người khác
Mỗi người một vẻ: khác biệt, không giống nhau
Nghịch như quỷ: nghịch ngợm, phá phách
Câu 13: Theo em ta có thể thay thế các từ đồng nghĩa trên câu 12 vào trong các đoạn văn sau hay không ? Vì sao?
Trả lời
Tôi đã hiểu ra, mỗi lần bảo tôi: “Xem người ta kià!” là một lần mẹ mong tôi làm sao để bằng người, không thua em kém chị.
Kia, các bạn trong lớp tôi mỗi người một vẻ, sinh động biết bao.
Người ta thường nói học trò “nghịch như quỷ”, ai ngờ quỷ cũng là cả một thế giới, chẳng “quỷ” nào giống “quỷ” nào!
Trả lời
Có thể thay thế, nhưng mức độ biểu đạt sự và sắc thái câu văn sẽ không hài hòa, hay như câu văn chính được. Vì câu văn chính đang sử dụng những cụm danh từ rất hay
Câu 14: Hãy liệt kê và nêu tác dụng của biện pháp tu từ khác được sử dụng trong văn bản “Xem người ta kìa!”
Trả lời
Biện pháp so sánh: giống người khác, nghịch như quỷ => Làm nổi bật lên các khía cạnh nào đó của sự vật hay sự việc cụ thể trong từng hoàn cảnh khác nhau.
Điệp từ: muôn màu muôn vẻ, người khác, mẹ => Nhấn mạnh, khẳng định, liệt kê, ... để làm nổi bật vấn đề, ý nghĩa muốn truyền tải đến người đọc hay người nghe.
Câu hỏi tu từ: chẳng phải vậy sao? Ai đời lại thế? Có ai như thế không? Ai chẳng muốn thành đạt? => Giúp nhấn mạnh nội dung và làm cho câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn và trực quan hơn. Sử dụng câu hỏi tu từ linh hoạt còn có thể làm tăng đa dạng và phong phú cho sắc thái ý nghĩa trong câu
VẬN DỤNG CAO
Câu 15: Viết một đoạn văn (5 -7 câu ) về chủ đề : nét độc đáo riêng của mỗi người. Trong đó có sử dụng 2 câu có trạng từ.
Trả lời
Ngày nay, xã hội hiện đại đặt ra nhu cầu phát triển và hội nhập vô cùng mạnh mẽ. Để chung sống và phát triển thì mỗi chúng ta cần phải hòa mình vào cuộc sống tập thể, gắn kết được cuộc sống cá nhân với sự phát triển của cộng đồng và những người xung quanh. Bởi vậy việc chấp nhận sự khác biệt của người khác là điều vô cùng quan trọng. Mỗi người trong xã hội lại có tính cách, suy nghĩ và cá tính riêng biệt, vì vậy khi chúng ta biết tôn trọng sự khác biệt thì chúng sẽ thực sự hòa nhập được vào cuộc sống xã hội. Mặt khác, chấp nhận sự khác biệt của người khác còn giúp chúng ta gây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp, đó có thể là tình bạn, tình yêu, tình đồng đội, đồng chí... Khi chúng ta biết tôn trọng sự khác biệt của người khác thì chúng ta sẽ nhận lại được sự tôn trọng và tình cảm quý mến của người khác dành cho mình.